Lời giải:
Nhìn thấy Cô-rét-ti đi theo mình lúc tan học, En-ri-cô đã cầm thước định giơ lên đánh bạn.
Lời giải:
Nhìn thấy Cô-rét-ti đi theo mình lúc tan học, En-ri-cô đã cầm thước định giơ lên đánh bạn.
Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:
Ai có lỗi ?
Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.
Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói :"Cậu cố ý đấy nhé !"
Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."
Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.
Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.
- Ấy đừng ! - Cô-rét-ti cười hiền hậu
- Ta lại thân nhau như trước đi !
Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :
- Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?
- Không bao giờ! không bao giờ ! - Tôi trả lời.
Về nhà, tôi kể chuyện cho bố mẹ nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn”.
- Kiêu căng : cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.
- Hối hận : buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.
- Can đảm : không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.
- Ngây: đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.
Cô- rét- ti làm gì khiến cho En-ri- cô nổi giận ?
A. Cô-rét-ti nói xấu En-ri-cô
B. Cô-rét-ti vẽ lên vở En-ri-cô
C. Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay En-ri-cô khiến nguệch ra một đường xấu trên vở
En-ri-cô đã làm gì để trả thù lại Cô-rét-ti ?
A. En-ri-cô giơ tay lên định đánh lại bạn
B. En-ri-cô trách mắng Cô-rét-ti
C. En-ri-cô đẩy lại Cô-rét-ti khiến vở cậu ấy bị hỏng một trang tập viết
Vì sao En-ri-cô hối hận, muốn xin lỗi Cô-rét-ti?
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Cuốn sổ tay
Tuấn và Lân ra chơi muộn. Lúc đi ngang qua bàn Thanh chợt thấy quyển sổ để trên bàn. Tuấn tò mò, toan cầm lên xem. Lân vội can :
- Đừng ! Sao lại xem sổ tay của bạn ?
- Vừa lúc ấy, Thanh bước vào. Nghe Lân nói, Thanh bảo :
- Để mang ra sân cùng xem ! Các bạn đang đố nhau về các nước, nhờ tớ làm trọng tài.
Cả ba cùng chạy ào ra sân. Quyển sổ được mở ra. Những dòng chữ nắn nót ghi nội dung cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú...
Thanh lên tiếng :
Đây rồi ! Mô-na-cô đúng là nước vào loại nhỏ nhất, diện tích chỉ gần bằng nửa Hồ Tây ở thủ đô Hà Nội. Nhưng Va-ti-căng còn nhỏ hơn : Quốc gia đặc biệt này rộng chưa bằng một phần năm Mô-na-cô. Nước lớn nhất là Nga, rộng hơn nước ta trên 50 lần.
Bốn, năm bạn cùng reo lên. Riêng Tùng chưa chịu thua :
- Thế nước nào ít dân nhất ?
- Tất cả nhìn nhau, rồi nhìn Tùng. Anh chàng vẻ rất tự tin :
- Cũng là Va-ti-căng.
- Đúng đấy! - Thanh giải thích- Va-ti-căng chỉ có khoảng 700 người. Còn nước đông dân nhất là nước Trung Quốc: hơn 1 tỉ 200 triệu.
- Trọng tài : người được cử ra để phân xử phải trái.
- Mô–na–cô : Một nước rất nhỏ ở Châu Âu.
- Diện tích : độ rộng của bề mặt sự vật.
- Va-ti-căng : nơi đặt tòa thánh Công giáo
- Quốc gia : nước, nhà nước.
Tuấn và Lân thấy vật gì trên bàn Thanh ?
A. Một cuốn sách
B. Một quyển sổ tay
C. Một hộp quà
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Cô giáo tí hon
Bé kẹp tóc, thả ống quần xuống , lấy cái nón của má đội lên đầu. Nó cố gắng bắt chước dáng đi khoan thai của cô giáo khi cô bước vào lớp. Mấy đứa nhỏ làm y hệt đám học trò, đứng cả dậy, khúc khích cười chào cô. Bé treo nón, mặt tỉnh khô, bẻ một nhánh trâm bầu làm thước. Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. Làm như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò, tay cầm nhánh trâm bầu nhịp nhịp trên tấm bảng. Nó đánh vần từng tiếng. Đàn em ríu rít đánh vần theo. Thằng Hiển ngọng líu, nói không kịp hai đứa lớn. Cái Anh hai má núng nính, ngồi gọn tròn như củ khoai, bao giờ cũng giành phần đọc xong trước. Cái Thanh ngồi cao hơn hai em một đầu. Nó mở to đôi mắt hiền dịu nhìn tấm bảng, vừa đọc vừa mân mê mớ tóc mai.
- Khoan thai: thong thả, nhẹ nhàng
- Khúc khích: (tiếng cười) nhỏ, liên tục, có vẻ thích thú.
- Tỉnh khô: (vẻ mặt) không biểu hiện thái độ hay tình cảm gì
- Trâm bầu: cây cùng họ với bàng, mọc nhiều ở Nam Bộ
- Núng nính: căng tròn, rung rinh khi cử động
Câu chuyện nói lên ước mơ gì của Bé ?
A. Sẽ dạy cho các em thật giỏi
B. Ước mơ dành thành tích cao trong học tập
C. Làm cô giáo
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
Bài tập làm văn
1. Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?" Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa."
2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định gọi tôi giúp việc này, việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi." Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi nhặt thêm cả bít tất của mình, bèn viết thêm : "Em còn giặt bít tất."
3. Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này ? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế ? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp :"Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần." Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình :"Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả."
4. Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi: - Cô-li-a này ! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé ! Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn. - Khăn mùi soa: loại khăn mỏng, nhỏ, bỏ túi để lau mặt, lau tay. - Viết lia lịa: viết rất nhanh và liên tục.
Cô-li-a cảm nhận như thế nào trước đề văn cô giáo giao ?
A. Cậu ấy loay hoay và cảm thấy bí
B. Cậu bé rất thích đề văn cô giao
C. Cậu ấy nghĩ ra được rất nhiều ý tưởng cho bài
Đọc thầm bài văn sau:
Bản Xô-nát ánh trăng
Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên:
- Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn.
- Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con.
Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên.
Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh, cùng thốt lên:
- Trời ơi, có phải ngài chính là Bét-tô-ven?
Phải, người khách chính là Bét-tô-ven - nhà soạn nhạc vĩ đại. Ông đã từng biểu diễn khắp châu Âu nhưng chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này.
Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất. Ngay đêm đó, bản nhạc tuyệt tác đã được ghi lại. Đó chính là bản xô-nát Ánh trăng.
(Theo Tạp chí âm nhạc, Hoàng Lân sưu tầm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Đứng bên cửa sổ lắng nghe tiếng đàn, Bét-tô-ven tình cờ biết được điều gì?
A. Cô gái đánh đàn ước được đi du lịch nhưng không có tiền.
B. Cô gái đánh đàn ước được một lần nghe Bét-tô-ven chơi đàn nhưng không đủ tiền mua vé.
C. Cô gái đánh đàn ước sẽ chơi đàn giỏi như Bét-tô-ven.
Đọc thầm bài văn sau:
Bản Xô-nát ánh trăng
Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên:
- Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn.
- Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con.
Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên.
Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh, cùng thốt lên:
- Trời ơi, có phải ngài chính là Bét-tô-ven?
Phải, người khách chính là Bét-tô-ven - nhà soạn nhạc vĩ đại. Ông đã từng biểu diễn khắp châu Âu nhưng chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này.
Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất. Ngay đêm đó, bản nhạc tuyệt tác đã được ghi lại. Đó chính là bản xô-nát Ánh trăng.
(Theo Tạp chí âm nhạc, Hoàng Lân sưu tầm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Đang đi dạo dưới ánh trăng, Bét-tô-ven nghe thấy gì?
A. Tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn nhà cuối phố.
B. Tiếng hát vang lên từ căn nhà cuối phố.
C. Tiếng ai chơi đàn dương cầm bản xô-nát Ánh trăng từ căn nhà cuối phố.
Vì sao En-ri-cô lại cảm thấy hối hận sau khi trả thù Cô-rét-ti ?
A. Vì En-ri-cô đã khiến Cô-rét-ti buồn rất nhiều
B. Vì cậu ấy đã dần nhận ra hành động của Cô-rét-ti không cố ý
C. Vì En-ri-cô thương bạn khi nhìn thấy trên vai áo cậu ấy bị sứt chỉ
D. Cả ba đáp án trên