Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?
A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.
B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.
C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận
điểm nào đó.
D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.
Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?
A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.
B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.
C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.
D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm
Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?
A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.
B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.
C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.
D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.
Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?
A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.
C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.
D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh
Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?
A. Thân bài.
B. Mở bài.
C. Cả mở bài và thân bài.
D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.
Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?
A. Lập dàn ý đại cương.
B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.
C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.
D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:
A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.
B. Phải làm việc lớn.
C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.
D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.
Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?
A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.
C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.
D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?
A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.
B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.
C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.
D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.
a) Bài văn tấm gương biểu đạt tình cảm gì?
b) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?
(Gợi ý: Việc đem tấm gương mà ví với người bạn trung thực để ca ngợi phẩm chất trung thực có ý nghĩa như thế nào đối với bài văn này?)
c) Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần Mở bài và Kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? Phần Thân bài đã nêu lên những ý gì? Những ý đó liên quan tới chủ đề bài văn như thế nào?
d) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn?
Cho đề bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a) Tìm hiểu đề và tìm ý: Đối tượng phát biểu cảm nghĩ về đề văn nêu ra là gì? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy?
b) Lập dàn bài: sắp xếp các ý theo bố cục ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
c) Viết bài: hãy dự kiến cách viết các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương, kính trọng đối với mẹ?
d) Sửa bài: sau khi viết xong, có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không? Vì sao?
Bố cục của văn bản được xây dựng gồm ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Môn văn bài Luyện nói
Các bạn làm dàn ý và cả bài văn luôn nha, bài văn làm Mb( mở bài), tb(thân bài), kb(kết bài) nhưng phần tb(thân bài) chúng ta làm tóm tắt ngắn gọn thôi nha.
Chọn bài cảnh khuya hoặc bài rằm tháng giêng (lớp 7)
sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới.em hiểu câu nói ấy ntn.chứng minh tính đứng đắn của nhận định đó.
a) tìm hiểu đề tìm ý cho bài văn
b)lập dàn ý
c) viết mở bài,kết bài,chọn 1 ý trong phần thân bài
Viết 1 bài văn nêu cảm nghĩ về cây phượng vĩ. Chỉ rõ phần Mở bài, Thân bài, Kết bài
viết một bài văn( đầy đủ bố cục 3 phần Mở bài, Thân bài, Kết bài) : BIỂU CẢM VỀ MỘT NGƯỜI THÂN MÀ EM YÊU QUÝ NHẤT
Qua văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" em hiểu thế nào về đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong đời sống? Hãy viết 1 đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó. (Đoạn văn có kết cấu đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài)