Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

NA

"Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Câu tục ngữ trên cho rằng, khi nói năng giao tiếp cần khéo léo, tế nhị, ko làm mất lòng người nghe. Em có đồng ý với ý kiến trên ko? Vì sao?

MN
14 tháng 3 2019 lúc 21:06

Tham khảo:

Dàn ý:

I MỞ BÀI:
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần bàn luận:
Nội dung câu nói: lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

II THÂN BÀI
Giải thích:

Lời nói là hình thức phổ biến đẻ con người gia tiếp với nhau, dùng để biểu đạt tâm tư tình cảm Lời nói không thể mua được bằng vật chất bởi nó không phải thứ hữu hình Ý nghĩa: câu tục ngữ khẳng định giá trị và ý nghĩa của lời nói trong giao tiếp, cuộc sống hàng ngày


Vì sao:

Vì lời nói là công cụ, phương tiên mà con người cần để giao tiếp đối ngoại Lời nói tốt đẹp, khéo léo giúp con người được lòng tất cả mọi người, đôi lúc có lợi cho bản thân Lời nói khéo léo thể hiện bản thân là một con người có học, tế nhị Vì khi ta biết cách giao tiếp, ngôn ngữ trở nên hữu dụng và đẹp đẽ

Làm gì:

Lễ phép với bề trên Con người phải học cách giao tiếp, cách ăn nói với người xung quanh Không nên quá bồng bột nổi cáu trước một vấn đề nào đó chưa giải quyết được


Phê phán:
Những kẻ giao tiếp cộc lốc, kém đối ngoại luôn né tránh giao tiếp

KẾT BÀI
Khẳng định lại ý nghĩa câu nói

Bài văn:

Tiên học lễ, hậu học văn
Từ xưa, lễ nghi đã trở thành bài học đầu đời, khi mỗi con người cất tiếng nói , việc đầu tiên là học lễ nghi. Trong lễ nghi bao gồm cả cách giao tiếp với mọi người xung quanh. Và câu tục ngữ “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” là một trong những câu nói có ý nghĩa lớn lao trong việc dăn dạy con người cách ứng xử giao tiếp.

Khi trưởng thành, chúng ta được ông bà cha mẹ dạy chào người lớn là ngoan, lên 15 tuổi ta đủ nhận thức được rằng chào hỏi người khác là phép xã giao , phép lịch sự tối thiểu mà mỗi con người cần có. Như vậy lời nói đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành cách ứng xử của con người. Lời nói chính là công cụ, phương tiên để con người giao tiếp với nhau, thể hiện và biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc bằng ngôn từ. Lời nói không thể mua được bằng vật chất bởi nó không phải thứ ta không thể chạm vào bằng tay, nhìn bằng mắt mà chỉ có thể nghe bằng tai. Cả câu tục ngữ là một bài học nhận thức cho ta biết tầm quan trọng của lời nói , dăn dạy chúng ta về cách ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống.

Vì sao ý nghĩa câu tục ngữ trên lại là một lời khuyên đúng đắn? Bởi trong thực tế, lời nói là công cụ cần thiết của con người trong mọi tình huống , hoàn cảnh nào. Có thể đó là lời chào hỏi, lời cảm ơn , lời mời.. Không những thế lời nói tốt đẹp, cách thể hiện ngôn từ khéo léo giúp con người được lòng tất cả mọi người, đôi lúc có lợi cho bản thân mình. Lời nói khéo léo còn thể hiện bản thân là một con người có học, tế nhị và tinh tế. Và khi ta biết cách giao tiếp, ngôn ngữ trở nên hữu dụng và đẹp đẽ biết nhường nào. Khi ta nhắc đến lịch sử, ta nhớ về sứ giả lỗi lạc một thời Mạc Đĩnh Chi, người có ngoại hình thấp bé, không ưa nhìn nhưng nhờ tài ăn nói của ông, ông được vua và các quan nước giặc nể phục không thôi. Như vậy, lời nói là thứ không mua được bằng tiền những khi có nó, ta có thể dùng nó đê kiếm tiền, Giống như những người bán hàng, sở hữu thuật ăn nói khéo léo thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm , đó chính là nghệ thuật bán hàng. Và khi người khác giúp đỡ ta, ta cất tiếng cảm ơn, thì lúc này lời nói chính là thước đo giá trị nhân phẩm của mỗi người.

Vậy ta nên làm những gì để khéo léo trong cách cư xử? Trước hết ta nên rèn luyện vốn ngôn ngữ của bản thân, để nó trở nên phong phú hơn, giàu có hơn. Điều quan trọng nhất là phải lễ phép với người lớn tuổi hơn mình. Sau đó con người mới có thể học cách giao tiếp, cách ăn nói với người xung quanh. Thiết nghĩ để chúng ta có thể cư xử một cách khôn khéo thì không nên quá bồng bột nổi cáu trước một vấn đề nào đó chưa giải quyết được. Bên cạnh đó, ta cần phê phán những kẻ không biết ăn nói, luôn nói trúng không, ngại đối ngoại giao tiếp. Hay những kẻ nói nhiều, nói dài nhưng nói dại, hay phát ngôn một cách bừa bãi thiếu tế nhị. Ông cha ta xưa cũng có câu: “ uốn lưỡi bẩy lần hãy nói” cũng dăn dậy chúng ta về cách cư sử trong cuộc sống.

Trong thực tế cuộc sống cho thấy, chính văn hóa hành vi trong giao tiếp sẽ nói lên thật nhiều sự thanh lịch đích thực của một con người. Câu nói là một bài học ứng xử quý giá mà mỗi con người luôn phải nỗ lức học hỏi , tiếp thu một cách chân thành.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
SM
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
DK
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết