loài cây thân gỗ,lá chỉ có ở ngọn,quả rất dài,dẹt và rộng là cây j ?
CÂY BÀNG VUÔNG
Bàng vuông ở Trường Sa là một cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn, lá của nó to hơn bàn tay người lớn. Một trong những đặc điểm của tất cả loài cây tồn tại được trên các đảo trong Quần đảo Trường Sa, trong đó có bàng vuông là sự dẻo dai và khả năng chống chọi kì diệu trước phong ba bão táp.
Có lẽ điều làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng của cái đẹp ở Trường Sa là bởi hoa của bàng vuông rất đẹp. Bàng vuông không nở hoa nhiều, nhưng mỗi lần cây cho hoa đều là một “sự kiện”. Từng cánh trắng muốt bung nở ra một chùm nhụy tăm dài với đầu phớt tím. Nhiều nhà văn, nhà báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là “hoa quỳnh biển”. Nằm trong những cánh trắng muốt tinh khiết là chùm nhụy dài thanh thoát như thân váy của cô nàng công chúa, chùm nhụy là trung tâm thu hút sự chú ý.
Những năm trước đây, điều kiện ở đảo còn thiếu thốn, khi đón tết, các chú bộ độ hải quân đã thử lấy lá bàng vuông gói bánh chưng. Giờ đây thì mọi thứ đã đầy đủ hơn, và lá bàng vuông vẫn xòe tán rộng làm nơi che nắng, giải lao, sinh hoạt, đọc sách báo của các chú bộ đội.
Cây bàng vuông cũng được chọn làm quà tặng cho các đoàn công tác từ đất liền ra như một thông điệp gửi gắm về Đất Mẹ, rằng những người lính Trường Sa vẫn ngày đêm bảo vệ biển đảo, để cuộc sống sinh sôi, đơm hoa kết trái.
Nguyễn Xuân Thủy
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 5, 6 và trả lời các câu hỏi còn lại
1. Cây bàng vuông có đặc điểm gì giống với tất cả các loài cây tồn tại được trên các đảo trong quần đảo Trường Sa ?
A. Cây thân gỗ với vóc dáng khá lớn.
B. Lá to hơn bàn tay người lớn.
C. Dẻo dai, có khả năng chống chọi với phong ba bão táp
D. Được nhiều người nhắc đến khi nói về quần đảo Trường Sa.
2. Điều gì làm cho bàng vuông trở nên đặc biệt so với các loài cây khác trên đảo và khiến chúng trở nên lãng mạn, trở thành biểu tượng của cái đẹp ở Trường Sa?
A. Thân cây bàng vuông dẻo dai.
B. Hoa bàng vuông rất đẹp.
C. Bàng vuông không nở hoa nhiều.
D. Mỗi lần cây nở là một “sự kiện”.
3. Tại sao nhiều nhà văn nhà báo ra Trường Sa đã gọi hoa bàng vuông là hoa quỳnh biển?
A. Bàng vuông không nở hoa nhiều, nhưng mỗi lần cây cho hoa là một “sự kiện”.
B. Nằm trong những cánh trắng muốt tinh khiết là chùm nhụy dài thanh thoát.
C. Đóa bàng vuông có chùm nhụy là trung tâm thu hút sự chú ý của mọi người.
D. Khi nở, hoa bàng vuông có hình dáng, màu sắc, mùi hương gần giống với hoa quỳnh ở đất liền.
4. Tán cây bàng vuông đem lại lợi ích gì cho các chú bộ đội trên đảo Trường Sa ?
5. Theo em, vì sao cây bàng trong bài được đặt tên là cây bàng vuông ?
A. Dễ phân biệt với các cây bàng khác ở đất liền.
B. Vì cây có hoa đặc biệt.
C. Vì lá cây dùng để gói bánh chưng hình vuông
D. Tên của cây được đặt theo hình dáng của quả.
6. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy?
A. đặc điểm, dẻo dai, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sôi
B. dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, gửi gắm, sinh sối
C. đặc điểm, thanh thoát, thiếu thốn, đầy đủ, gửi gắm
D. dẻo dai, thanh thoát, thiếu thốn, tồn tại, sinh sôi
Bên vệ đường có cái cây đang ra quả . Đó là : “Cây chuối ” ! Cây chuối là một loại cây quen thuộc ở mọi làng quê . Cây chuối cao 1m6 , gần cao bằng người lớn đấy ! Cây chuối này rất có ích đối với nhiều người như : Hoa chuối làm được món nộm , Lá thì có thể gói bánh , gói giò . Còn quả chuối chín này thì vừa thơm ngon , ngọt và rất có ích cho chúng ta . Em thấy rất ngon khi được ăn quả chuối do chính nhà mình trồng .
Có đúng ko các bạn ?
Câu 5: Nêu nội dung của bài cây mai tứ quý .
Bài đọc
Cây mai cao trên 2 mét, dáng thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một điểm ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng rắn chắc.
Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng thẫm xếp làm ba lớp. Năm cánh dài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.
Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực rỡ góp với muôn hoa ngày Tết, lại có mai tứ quý cần mẫn, thịnh vượng quanh năm.
Nguyễn Vũ Tiềm
Bãi ngô quê em ngày càng xanh tốt. Mới dạo nào, những cây ngô còn lấm tấm như mạ non. Thế mà chỉ ít lâu sau, ngô đã thành cây rung rung trước gió và ánh nắng. Những lá ngô rộng dài, trổ ra mạnh mẽ, nõn nà.
Trên ngọn, một thứ búp như kết bằng nhung và phấn vươn lên. Những đàn bướm trắng, bướm vàng bay đến, thoáng đỗ rồi bay đi. Núp trong cuống lá, những búp ngô non nhú lên và lớn dần. Mình có nhiều khía vàng vàng và những sợi tơ hung hung bọc trong làn áo mỏng óng ánh.
Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về.
GIÚP MIK TÌM CÂU SO SÁNH , NHÂN HÓA TRONG BÀI TRÊN NHA
LIKE BN ĐẦU TIÊN
Một số loài cây có vẻ đẹp vô cùng bình dị, mộc mạc nhưng khiến ta phải ngắm nhìn mãi không thôi, đặc biệt là trong thời kì thay lá. Hãy dựa vào những quan sát thực tế và trí tưởng tượng của bản thân, em hãy tả lại vẻ đẹp của một loài cây vào mùa thay lá trong một bài văn ngắm (khoảng 25 dòng).
NỒNG NÀN HOA BƯỞI Khi tôi lên 10, trong vườn nhà đã có một cây bưởi to tướng. Đấy là cây bưởi chua rất sai quả và ngon nổi tiếng trong xóm. Bà tôi thường kể lại: đây là cây bưởi do ông tôi trồng từ rất nhiều năm trước. Khi ấy, thân cây đã to, xù xì, già nua và mọc đầy rêu mốc. Khi cao ngang tầm đầu người, cây bưởi chia ra làm ba cành to tỏa ra ba hướng. Vì thế ba anh em tôi mỗi đứa xí một cành, tiện cho việc leo trèo, đùa nghịch. Bọn chúng tôi, đứa nào cũng yêu cây, cứ rảnh rỗi lúc nào là lại bắt sâu, diệt mối và tưới nước cho cây thêm xanh tốt. Tháng ba về, cây bưởi già trong vườn dường như trẻ lại. Mưa xuân lất phất bay làm cho những chồi non nõn mượt giật mình bật dậy hứng trọn làn mưa trong lành, ngọt mát. Cây bưởi lúc ấy lại căng đầy, tràn đầy nhựa sống, khác hẳn với dáng vẻ già nua, cũ kĩ khi mùa đông ngự trị. Từng chùm nụ xanh biếc nhanh chóng gọi nhau phủ kín khắp các đầu cành. Hôm qua, nụ non, lộc biếc vẫn còn e ấp lắm, vậy mà chỉ qua một đêm mưa xuân giăng bụi, hôm nay cây bưởi điệu đà diện bộ áo xanh mơn mởn. Hương hoa bưởi tháng ba thật tuyệt, cứ phảng phất, thoang thoảng, dịu dàng nhưng cũng thật nồng nàn quyến rũ trong làn gió mơn man, ấm áp… Vào mùa hoa, hương bưởi luôn được bà tôi giữ lại trong mái tóc của chị em tôi bằng nồi nước gội đầu chứa đầy những cánh hoa bưởi trắng. Còn món bánh trôi bánh chay ướp đầy hương bưởi bà làm vẫn là một trong những món ăn ngon lành bậc nhất của những năm tháng tuổi thơ mà tôi còn nhớ mãi cho đến tận bây giờ. Năm bà tôi đi về nơi xa theo tiếng gọi của ông tôi, cây bưởi bỗng nhiên gầy guộc, lá úa vàng trút xuống đến xót lòng. Mùa xuân, mưa bụi đến gọi trên cành mà nụ hoa mãi không thức giấc. Khu vườn buồn bã và yên ắng hẳn đi…. Câu 6. Trong bài, tác giả đã miêu tả cây bưởi bằng những biện pháp nghệ thuật nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Cả so sánh và nhân hóa Câu 7. Qua bài văn, em cảm nhận được điều gì? .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................... Câu 8. Xác định chủ ngữ (CN) và vị ngữ (VN) trong mỗi câu sau:. a) Khi cao ngang tầm đầu người, cây bưởi chia ra làm ba cành to tỏa ra ba hướng. b) Từng chùm nụ xanh biếc nhanh chóng gọi nhau phủ kín khắp các đầu cành. c) Khu vườn buồn bã và yên ắng hẳn đi. Câu 9. Hãy viết câu có dùng biện pháp so sánh để miêu tả : a) Hoa hồng: ..........................................................................................................................................................................................................................................................
b) Lá của cây phượng ..........................................................................................................................................................................................................................................................................
NỒNG NÀN HOA BƯỞI
Khi tôi lên 10, trong vườn nhà đã có một cây bưởi to tướng. Đấy là cây bưởi chua rất sai quả và ngon nổi tiếng trong xóm. Bà tôi thường kể lại: đây là cây bưởi do ông tôi trồng từ rất nhiều năm trước. Khi ấy, thân cây đã to, xù xì, già nua và mọc đầy rêu mốc.
Khi cao ngang tầm đầu người, cây bưởi chia ra làm ba cành to tỏa ra ba hướng. Vì thế ba anh em tôi mỗi đứa xí một cành, tiện cho việc leo trèo, đùa nghịch. Bọn chúng tôi, đứa nào cũng yêu cây, cứ rảnh rỗi lúc nào là lại bắt sâu, diệt mối và tưới nước cho cây thêm xanh tốt.
Tháng ba về, cây bưởi già trong vườn dường như trẻ lại. Mưa xuân lất phất bay làm cho những chồi non nõn mượt giật mình bật dậy hứng trọn làn mưa trong lành, ngọt mát. Cây bưởi lúc ấy lại căng đầy, tràn đầy nhựa sống, khác hẳn với dáng vẻ già nua, cũ kĩ khi mùa đông ngự trị. Từng chùm nụ xanh biếc nhanh chóng gọi nhau phủ kín khắp các đầu cành. Hôm qua, nụ non, lộc biếc vẫn còn e ấp lắm, vậy mà chỉ qua một đêm mưa xuân giăng bụi, hôm nay cây bưởi điệu đà diện bộ áo xanh mơn mởn. Hương hoa bưởi tháng ba thật tuyệt, cứ phảng phất, thoang thoảng, dịu dàng nhưng cũng thật nồng nàn quyến rũ trong làn gió mơn man, ấm áp… Vào mùa hoa, hương bưởi luôn được bà tôi giữ lại trong mái tóc của chị em tôi bằng nồi nước gội đầu chứa đầy những cánh hoa bưởi trắng. Còn món bánh trôi bánh chay ướp đầy hương bưởi bà làm vẫn là một trong những món ăn ngon lành bậc nhất của những năm tháng tuổi thơ mà tôi còn nhớ mãi cho đến tận bây giờ.
Năm bà tôi đi về nơi xa theo tiếng gọi của ông tôi, cây bưởi bỗng nhiên gầy guộc, lá úa vàng trút xuống đến xót lòng. Mùa xuân, mưa bụi đến gọi trên cành mà nụ hoa mãi không thức giấc. Khu vườn buồn bã và yên ắng hẳn đi…
Câu 6. Trong bài, tác giả đã miêu tả cây bưởi bằng những biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh | B. Nhân hóa | C. Cả so sánh và nhân hóa |
Câu 7. Qua bài văn, em cảm nhận được điều gì?
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................... Theo Thái
A. Chuối đem lại rất nhiều lợi ích. Quả chuối để ăn, sấy khô làm mứt. Lá chuối dùng để gói bánh. Thân chuối dùng để đóng bè hoặc băm làm cám cho gia súc. Em thường xuyên chăm bón để chuối xanh tốt hơn.
B. Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần.
C. Vườn nhà em có nhiều loại cây nhưng em thích nhất cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
D. Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mất cây non đứng sát lại thành bụi.
Em nên làm thế nào đây!!!!!