Quê em có muôn ngàn cây lá khác nhau, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gân gũi nhất vẫn là cây tre. Nếu như làng quê thiếu lũy tre làng thì chẳng còn là làng quê nữa.
Tre có dáng thẳng, thân tròn. Tre đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Lá tre mỏng, nhọn, trông mảnh khảnh nhưng thật dẻo dai. Họ nhà tre có mấý chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm nọn măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao, có chiều quằn ở ngọn, màu tre tươi như nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, tre mộc mạc, giản dị như người nông dân chân lấm tay bùn.
Cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương em. Tre ôm ấp xóm làng, tre làm cho phong cảnh làng quê thêm duyên dáng, thanh bình. Còn gì đẹp hơn hình ảnh những mái đình, ngôi chùa cổ thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Và cũng thật là đệp với hình ảnh con trâu nằm nhai bống râm dưới bụi tre đầu làng. Tre hòa quyện cùng với cuộc sống lao động, tre chia ngọt xẻ bùi cùng con người trong những phút thư nhàn ngồi trò chuyện cùng nhau. Tre làm cho quê hương em có một vẻ đẹp yên bình, ấm áp.
Tre không chỉ đẹp đơn thuần là màu xanh cây lá; không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm thôn mà vẻ đẹp của tre còn là sự cần cù, chất phác:
Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.
Cây tre Việt Nam – Thép Mới
Tre là bạn của nhà nông. Tre giúp người làm cột, làm kèo, đan phên nứa để dựng vách, làm sườn nhà… Tre từng một nắng hai sương với người lao động. Tre làm cán cuốc, cán cày. Tre đồng cam cộng khổ với người, cùng người gánh vác khó khăn, cùng người hạnh phúc. Tre là bạn tâm giao với mọi lứa tuổi. Tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp cụ già khoan khoái hút thuốc làm vui, nhổ vụ trước; nghĩ đến mùa sau hay nghĩ đến một ngày mai bội mùa, no ấm. Tre đem lại niềm vui cho con trẻ, tre làm chiếc nôi để những em bé có giấc ngủ say nồng, tre làm que chuyền để trẻ em có niềm vui thú. Tre đan rổ, rá, nong, nia để các bà, các cô cổ cái mà sử dụng. Tre đem lại vẻ đẹp giản dị, thuần khiết cho người con gái thôn quê. Guốc tre, nón tre đi cùng với tà áo dài của người phụ nữ Việt Nám thì đẹp biết bao! Không chỉ thế, tre còn đem lại hạnh phúc lứa đôi:
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
Thép Mới
Tre không chỉ phục vụ nhà nông mà còn là vũ khí để đánh giặc. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Tre mang chí khí như người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh đi qua, tre lại mang nét đẹp duyên dáng, trữ tình. Trẹ rì rào khúc hát bốn mùa. Tre vi vút những bài ca xây dựng của cuộc sống đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa cổng chào chiến thắng.
Ngày nay, đất nước ta đã có một nền khoa học công nghệ hiện đại nhưng cây tre Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Tre có mặt khắp nơi, các mặt hàng được làm từ tre đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, được xuất khẩu ra nước ngoài. Tre vịnh dự góp phần đưa nền kinh tế đất nước ngày một đi lên. Đặc biệt hơn nữa, tre nứa làm nên những trang giấy trắng tinh để chứa đựng biết bao nguồn tri thức giúp các em vững bước vào đời.
Cây tre thật đẹp, thật có ích. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng người xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Tre già, măng mọc, theo qui luật từ bao đời nay. Búp măng non mãi trên phù hiệu hay trên mũ đội viên. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh, là thế hệ tương lại của đất nước.
Em mong rằng quê hương em vẫn mãi mãi xanh một màu xanh của tre, màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp, phồn vinh.
– HẾT –
Bức tranh thanh bình của làng quê Việt Nam là cảnh sắc làng quê nông thôn với những biểu tượng đặc trưng mang đậm sắc thái dân tộc : mái đình cây đa,cánh cò ,sáo diều ,con trâu, luỹ tre...Dù đi đâu về đâu thì hình ảnh ấy vẫn sống mãi trong lòng mỗi người Việt Nam . “ Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi”... Cái hình ảnh “lắc lẻo” ấy cứ rung động nhẹ nhàng liên tiếp trong lòng tôi mãi mãi như lời ru của mẹ, nằm trên chiếc võng tre màu trà lên nước in bóng mẹ đã theo tôi đi hết cuộc đời. Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam ,với nhiều phẩm chất cao quý ,nó đã trở thành biểu tượng về con người, về đất nước Việt Nam . “Tre xanh xanh tự bao giờ. Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” không biết tre có từ đâu , nhưng từ thời Hùng Vương thứ Sáu đã đi vào truyền thuyết lịch sử chống giặc cứu nước.Tre tượng trưng cho người quân tử bởi thân hình gầy guộc thẳng đứng ,cao vút, bất khuất vươn lên bầu trời cao.Lá thì mong manh, manh áo cọc bao ngoài thì để dành cho măng, như người mẹ hiền âu yếm ,hi sinh cho đứa con yêu bé bỏng.Dù gầy guộc nhưng tre vẫn biết sống chung biết kết nên luỹ nên thành, sự đoàn kết đó không sức mạnh gì tàn phá nổi.Những cây con thì nhọn hoắt ,đâm thẳng,tự tin ,vươn lên đầy sức sống,như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước. Tre kiên gan bền bỉ vững chãi trong mọi môi trường sống dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi đất vôi bạc màu tre cũng xanh tươi mượt mà .Tre mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp dẽo dai, thanh cao chí khí như người. Sự hoá thân ấy đã xoá bỏ ranh giới giữa con người với sự vật. Tre là người bạn thân của con người , từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi : tán hưng, ống thụt, làm diều ,làm lồng đèn trung thu... Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng : “ Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng . Tre non đủ lá đan sàng được chăng ? “ .Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre , giường tre....Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn ,ở, làm việc ,trong phong tục ,tập quán, dựng nhà dựng cửa... từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ . “Dưới bóng tre ,thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp , những nhọc nhằn, giần sàng, xay ,giã đều có tre. Tre chẽ lạt gói bánh chưng khi xuân về , khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh.Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên. Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá .Từ những câu hát ,câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ.Tre với người vất vả quanh năm” , hay một khúc hát giao duyên “ Lạt này gói bánh chưng xanh.Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng” . Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê.Những buổi trưa hè lộng gió , tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình. Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác.Tre giữ làng giữ nước , giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh , để giữ gìn non sông đất nước, con người.Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẽo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy ,nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước. Mai này, KHKT có phát triển đến đâu, cũng không thể thay thế hình ảnh cây tre trong tâm hồn của con người Việt Nam . Nó trở thành cây tre tinh thần là bóng mát ,là khúc nhạc tâm tình, còn là biểu tượng cao quý cho phẩm chất cốt cách con người Việt Nam .
BÀI LÀM
Đầu làng tôi có những khóm tre xanh mát, không biết những khóm tre ấy có từ đời nào, nhưng chỉ biết rằng chúng rất thân với người dân quê tôi.
Nhìn từ xa, lũy tre làng như một bức tường thành bao quanh thôn xóm. Tới gần, mới thấy bức tường thành ấy được tạo bởi nhiều cây tre, gầy guộc, khẳng khiu. Cây này nương tựa cây kia, bất chấp nắng mưa bão dông, vươn lên trên cao, đón nhận ánh sáng mặt trời. Các cj già trong làng thường bảo: “Cây tre cũng như người dân quê mình một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, bất khuất kiên cường”.
Thân tren tròn lẳn lại nhiều gai, trên thân cây tua tủa những vòi xanh ngỡ như những cánh tay vươn dài. Dưới gốc, chi chít những búp măng non. Búp thì mới nhô khỏi mặt đất, búp thì cao ngang ngực tôi, có búp vượt đầu người. Tôi cứ nghĩ những búp măng ấy chính là những đứa con thân yêu của tre. Năm năm tháng tháng được mẹ chăm chút ngày một lớn lên, ngày một trưởng thành trong bóng mát yêu thương.
Những ngày hè oi bức, nắng như đổ lửa trên đồng, lũy tre là nơi nghỉ ngơi của bà con, cô bác. Buổi trưa, tre che nắng cho trâu nằm, ru cho trâu ngủ. Buổi chiều, chúng tôi ra ngồi dưới gốc tre trò chuyện, vui chơi. Có những đêm rằm, bọn tôi mang đèn treo lên những cành tre. Ánh sáng lấp lánh, chúng tôi nhảy múa, cười đùa, vui ơi là vui! Lá tre rì rào tiếng hát, rầm rì kể chuyện ngày xưa … tre cũng vui cùng chúng tôi.
Tre đi vào cuộc sống của con người quê tôi. Đó là người bạn tâm tình của nhiều thế hệ người làng tôi. Người làng tôi ai đi xa cũng nhớ về cây tre, cũng nhớ về lũy tre làng xanh mát yêu thương.
“Tre xanh xanh từ bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao nên lũy nên cành tre ơi”
Từ bao giờ cây tre đã trở thành một loài cây quen thuôc không chỉ với người dân Việt Nam mà còn là những người con xa quê mỗi lần nhớ lại bùi ngùi cảm động. Cây tre không chỉ là biểu tượng của lòng kiên trung, sự bền bỉ dẻo dai mà còn mang những phẩm chất đặc trưng của những con người Việt Nam.
Trải dài một vùng quê là những lũy những khóm tre xanh mướt, đâu đó lại hiện lên những dáng hình quen thuộc mà mỗi khi người ta nhắc tới lại bùi ngùi cảm động. Những hình dáng gầy guộc lại hiện ra và xuất hiện trong những câu chuyện cổ tích những câu chuyện mà người ta vẫn truyền tài nhau từ đời này sang đời khác.
Mỗi khi nhắc tới hình ảnh tre thì người ta lại nhớ lại nét đặc trưng của làng quê Việt Nam, đó là một vật mang tính linh thiêng,đã cùng người dân Việt Nam Xông pha trận mạc, cùng người dân đánh giặc giữ nước, cùng người dân xây thành xây lũy góp phần vào công cuộc gây dựng và bảo vệ đất nước.
Tre gợi nhớ những con người nông dân hiền lành chất phác, một nắng hai sương. Những con người ấy, sinh ra trong đói khổ nhưng học vẫn cố vượt lên số phận và làm chủ cuộc sống của mình. Tre cũng vậy có bao nhiêu thứ để khó khăn thử thách nhưng chưa bao giờ nó bị gục ngã. Tre là thế từ đất bạc màu nhưng không sợ khó khăn gian khổ nó vẫn vút lên xanh mướt.
Tre Việt Nam còn gợi ra những hình ảnh quen thuộc của những con người tính tình ngay thẳng khảng khái. Tính cách của những con người dân Việt Nam cũng giống như những búp măng, chỉ mới mọc nhưng đã thẳng tắp. Những hình ảnh ấy không thể quên trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam. HÌnh ảnh đó trải qua biết bao nhiêu thế hệ cũng không thể thay đổi được suy nghĩ và tính tượng trưng của Cây Tre Việt Nam.
Cho tới bây giờ thì hình ảnh cây tre vẫn giữ một vai trò quan trọng và cũng là một hình ảnh đặ trưng của người dân Việt Nam. Tre mang những đức tính mà con người Việt Nam luôn gắn cho nó với những cái tên cái tính cách mà không thể ai phủ nhận. Hình ảnh những khóm tre với những lũy tre làng quen thuộc lại gợi về những câu chuyện xa xưa mà không ai không bồi hồi xúc động. Bây giờ và tới mai sau vẫn thế, những lũy tre vẫn xanh vẫn trải dài và thẳng vút lên bầu trời xanh thăm thẳm.
k cho mk nha
Xung quanh em có biết bao loài cây đáng yêu, đáng quý. Ngày nay, cây phượng vĩ nở đỏ rực báo hiệu mùa hè về. Bác bàng già im lìm như người lính gác. Nhưng đối vs em, hình ảnh cây tre đã đi vào trong tâm trí từ khi nào ! Em yêu tre bởi màu xanh của tre chính là màu xanh của quê hương, của làng quê Việt Nam.
Suốt 4000 năm dựng nước và giữ nước, tre gắn bó vs nhân dân như một người bạn thân thiết. Có ai ko nhớ chàng Thánh Gióng thủa xưa đã nhổ bụi tre làng để đánh giặc Ân? Có ai không nhớ những chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng tổ quốc và sông Hồng bất khuất có cái chông tre. Em yêu tre bởi tre ko chỉ tham gia chiến tranh giữ nước mà tre còn sống cùng nhân dân, ăn ở cùng nhân dân VN. " Cối xay tre vận nặng nề quay từ bao đời nay - xay nắm thóc". Lúc nào tre cũng ở bên con người, tre ru ta khi ta mới lọt lòng mẹ, tre đưa ta về thế giới bên kia. Em yêu tre vì màu xanh của tre còn tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, mùi vị cho làng quê VN. Hình như tre mang mùi của làng quê VN.
Em yêu tre bởi tre mộc mạc, thanh tao, bền bỉ, dẻo dai.Em yêu cả những cây tre mọc thẳng vút. Em yêu cả những mầm non mới nhú, trông chúng ngộ nghĩnh, đáng yêu làm sao ! Em yêu cả những chiếc là tre xanh dưới ánh mặt trời long lanh rực rỡ. Nhất là chỉ cần một cơn giá nhẹ thoảng qua là những chiếc lá lao xao chào nhau rồi bay vào khoảng không. Có những chiếc là khoan khoài thả mk xuống dòng sông. Có những chiếc là nhẹ nhàng, êm ái đặt chân lên bãi cỏ non nào đó. Những chiếc búp măng non vươn lên, như hứa hẹn một sự trưởng thành tràn đầy sức sống.
Cứ như thế, tre sống vs con người, bảo vệ con người đời đời kiếp kiếp. Em nhớ lắm thủa ấu thơ của em đã đi qua vs những que chuyền, đánh chắt bằng tre. Những ngày đầu tiên em tập đếm, chính tay mẹ đã vót cho em những que tính bằng tre. Rồi những buổi trưa hè mất điện, em đã ngủ ngon lành trong vòng tay mẹ dưới những cơn gió nhè nhẹ từ chiếc quạt nan bằng tre. Em chẳng thể nào quên đc những buổi chiều hè cùng lũ trẻ chăn trâu đi thả diều và thổi sáo trên đe. Em cũng chẳng thể nào quên được những chiếc chõng tre đặt dưới bóng râm mát của lũy tre làng để cùng nhau ngắm những đêm trăng sáng vui vẻ.
Cây tre chỉ đơn sơ, giản dị thế thôi nhưng trong tiềm thức của em, nó là hình ảnh tượng trưng cao quý cho dân tộc Việt. Cât tre sẽ sống mãi vs người dân VN và nhất là đối vs em
Em yêu cây tre, yêu quê em. Em còn nhớ nhà văn người Đức Ê- ren- bua đã từng nói:" Nước từ suối đổ ra sông, từ sông đổ ra biển thì tình yêu quê hương đất nước cũng bắt nguồn tình yêu bờ tre, bãi chuối". Em biết mk chưa đủ lớn để hiểu heetsys nghĩa của câu nói ây nhưng trong thâm tâm em vẫn mãi tin một điều rằng: Dù sau này cuộc sống có thế nào thì trong lòng em tre vẫn mãi là một người bạn thân thiết, là tình yêu, là nỗi nhớ của tuổi thơ em. Yêu nhiều lắm, thương nhiều lăm! Tre ơi!
mng góp ý nha