Lâu giày miễn phí
Cậu bé nọ ngồi trên đường đánh giày cho người qua lại. Thấy một
chàng thanh niên đi qua, cậu vội vàng chào mời:
- Anh trai! Anh có cần đánh giày không? Chỉ hai xu thôi!
Chàng nọ không thèm nói gì cứ thế đi thẳng.
Cậu bé văn có chèo kéo:
- Vậy thì một xu nhé! Thế nào?
Chàng nọ vẫn lắc đầu bước đi.
“Em làm miễn phí cho anh trai vậy ”. Cậu bé thờ dài nói.
“Thế nghe còn được! Yên tâm! Anh sẽ quảng cáo hộ cho chú em!”.
Anh chàng nọ đắc ý ngôi xuống chiếc ghế của cậu bé.
Một lát sau, một chiếc giày đã được đánh bóng loáng. Cậu bé nói với
anh chàng nọ:
- Xong rồi đáy anh trai!
- Một chiếc chưa đánh xong mà?. Anh trai nọ ngạc nhiên hỏi.
Cậu bé làm bộ nghiêm chỉnh nói:
- Em chỉ làm miễn phí một chiếc thôi. Nếu anh muốn đánh chiếc còn
lại, anh phải trả em hai xu!
(Trích Câu chuyện nhỏ đạo lí lớn, ÑNXB Văn học, 2016, tr 139)
Câu 1.(0.5 điểm) Xác định phương thức biêu đạt chính của văn bản
trên.
Câu 2.(1.0 điểm) Nhân vật cậu bé đã làm gì đê chàng trai đồng ý
đánh giày. Nhân xét về cách làm đó của cậu bé.
Câu 3.(1.0 điểm) Nhân vật chàng trai thay đôi thái độ như thế nào
trước và sau khi cậu bé đánh giày xong. Từ đó em có nhận xét gì về
nhân vật này.
Câu 4. (0.5 điểm) Theo em, câu chuyện nhằm phê phán những điều
gì?
Cầu 5. (1.0 điểm) Theo em, văn bản trên giúp bạn đọc rút ra được
thông điệp nào trong cuộc sống? Vì sao?
GIúp mình với mình cần gấp
1. PTBĐ: tự sự
2. Nhân vật cậu bé đã đồng ý lau giày miễn phí cho chàng trai. Cách làm của cậu bé rất thông minh, nhờ cách làm đó cậu bé đã thuyết phục được chàng trai thuê mình đánh giày.
3. Trước khi cậu bé đánh giày, chàng trai có thái độ đắc ý vì nghĩ sẽ được đánh giày miễn phí nhưng sau khi cậu bé đánh giày xong thì anh ta ngạc nhiên vì cậu bé chỉ đánh 1 chiếc giày. Qua hành động của chàng trai, ta thấy đây là một người ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình.
4. Truyện phê phán những người ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình, không có sự đồng cảm, sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
5. Em rút ra được thông điệp trong cuộc sống chúng ta phải biết cư xử thông minh, khéo léo. Bên cạnh đó chúng ta nên biết đồng cảm, giúp đỡ, sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, không nên lợi dụng những người có hoàn cảnh khó khăn.