Đề cương ôn tập văn 10 học kì II

MU

Lập dàn ý cho đề bài sau:

Sự gặp gỡ của tinh thần phản chiến trong hai đoạn trích tác phẩm "Chinh phụ ngâm" và "Khuê oán"

NH
17 tháng 1 2019 lúc 14:02

I. Mở bài: Giới thiệu đề tài "phản chiến" và hai bài thơ.

II. Thân bài:

1. Khái quát:

- Về đề tài phản chiến: đề tài phản chiến và tinh thần phản chiến được thể hiện rất phong phú trong ca dao, thơ ca trung đại. Ở Trung Quốc còn hình thành cả một thi phái thơ là thơ "biên tái" hay thi phái thơ "khuê oán", "khuê phụ" để nói về nỗi lòng của người ở biên ải xa và những người thân ở nhà. Đề tài thơ biên tái có phạm vi rất rộng, có thể là nói về nỗi lòng của người ra trận, nỗi lòng của người ở nhà, nỗi lòng của người già tiễn trẻ, của người già đã gần đất xa trời mà vẫn bị bắt đi lính, hay nỗi lòng của đôi vợ chồng trẻ vừa lấy nhau chẳng được bao lâu thì chiến tranh nổ ra... Muôn hình vạn trạng những tình thế của chiến tranh được vẽ ra nhưng mục đích chung đều là tiếng gào khóc thương xé ruột của nhân dân trước tình cảnh chia cắt đầy đau lòng, sự mất mát hi sinh và đặc biệt là đều cùng có tinh thần phản chiến, nghĩa là phản đối chiến tranh phi nghĩa.

- Xác định tinh thần phản chiến được thể hiện trong hai bài thơ: Chinh phụ ngâm và khuê oán: đó đều là nỗi lòng của người chinh phụ héo hon mòn mỏi chờ đợi chồng - người chinh phu nơi biên ải trở về.

2. Phân tích.

- Phân tích tình cảnh, nỗi lòng của người chinh phụ nhớ người chinh phu nơi biên ải trong Chinh phụ ngâm.

- Phân tích tình cảnh, nỗi lòng của người chinh phụ nhớ người chinh phu nơi biên ải trong Khuê oán.

3. Đánh giá

- Điểm gặp gỡ: đều thể hiện tinh thần phản chiến

- Điểm khác biệt: Trong Khuê oán, đó còn là nỗi hờn đau, ai oán, tố cáo chiến tranh phi nghĩa. Tính chất tố cáo mạnh mẽ và rõ hơn trong Chinh Phụ ngâm.

III. Kết luận.

- Cảm nhận của em về tinh thần phản chiến được thể hiện trong hai bài thơ.

- Mở rộng: Tinh thần phản chiến được thể hiện suốt từ thời ca dao, trung đại và tiếp nối tới cả văn học thời hiện đại. Ca dao có câu: "Ngang lưng thì thắt bao vàng/ Đầu đội nón dấu vai mang súng dài/ Một tay thì cắp hỏa mai / Một tay cầm nón quan sai xuống thuyền".

Văn học trung đại bên cạnh 2 bài thơ trên còn có nhiều nhiều những bài thơ khác cũng thể hiện tinh thần phản chiến.

Thời văn học hiện đại cũng thể hiện tinh thần phản chiến này rất rõ nét trong văn học kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ: như Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Chiến tranh không có gương mặt phụ nữ, Người sót lại của rừng cười, Mùi cỏ cháy,...

=> Đó là một đề tài lớn thể hiện tư tưởng và nguyện vọng không chỉ của một bộ phận mà của toàn thể nhân dân. Phản ánh nhịp sống và sự vận động của văn học một thời kì.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MU
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
ST
Xem chi tiết
DR
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
DR
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết