I. Đọc hiểu:
Đọc văn bản “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ( SGK Ngữ văn 10 tập 2, trang 31,32) và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”?
Câu 2: Hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước như thế nào?
Câu 3: Theo tác giả, việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa, tác dụng gì đối với đương thời và các thế hệ sau?
Câu 4: Theo em, trong thời đại ngày nay, Nhà nước ta đã, đang và sẽ phải làm gì để khuyến khích hiền tài cống hiến hết mình cho đất nước?
II. Làm văn
Câu 1: Anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ bàn về vai trò của hiền tài đối với đất nước trong cuộc sống hôm nay.
Câu 2: Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật khách trong bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu.
Mọi người giải nhanh, hoặc cho m biết nguồn thông tin tham khảo nhá !!
Từ bài "Phú sông Bạch Đằng", em hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò, trách nhiệm của con người trong thời chiến tranh, thời hòa bình, và cuộc sống hôm nay.
Trong bài"Trao duyên"của đoạn 1, Thúy Kiều tâm sự những điều gì với Thúy Vân.Tại sao Thúy Kiều phải kể cho Thúy Vân về mối tình của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân nghe. Mục đích để làm gì
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong mỗi chúng ta dường như luôn tồn tại hai con người đối lập. Khi ta làm một việc gì, một con người sẽ ủng hộ mọi quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “Quyết định như thế đã chính xác chưa?”. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng hoặc quá khắt khe với bản thân trước những lời tự vấn ấy. Hãy xem đó như dấu hiệu cho thấy ta đang bắt đầu thay đổi. Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm.
Khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn thì rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta, chúng liên tục phát tín hiệu rằng ta không thể làm được việc đó, rằng việc đó không xứng đáng để ta bận lòng... Những lúc như vậy, hãy tỉnh táo suy xét tình hình, hiểu rõ những rào cản tâm lý và tự tin vào những quyết định của bản thân. Đừng quên rằng, thay đổi đồng nghĩa với việc sự phát triển đang bắt đầu diễn ra.
(Quên hôm qua, sống cho ngày mai – Tian Dayton, NXB Tổng hợp TP HCM, tr 57)
1. Hai con người đối lập mà tác giả nhắc đến trong văn bản là những con người như thế nào?
2. Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn?
3. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?
4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm? Tại sao?
5. Từ nội dung của đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) trình bày ý kiến của anh/chị về mối quan hệ giữa thay đổi và thành công của con người trong cuộc sống.
Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn [...]. Bạn là người duy nhất cần được biết điều đó. Cuộc sống này là của bạn, vì vậy, dù bất cứ giá nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên sống hết lòng với nó, không phải vì bất kì ai mà vì chính bạn.
(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí cuộc sống, NXB Trẻ, 2018, trang 70-71)
a) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
b) Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong câu văn “Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn.”
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.
Mọi người ơi giúp mình với mình không biết giải 3 câu này ạk
Đọc 2 đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi :
(1) Mồ thù như núi, cỏ cây tươi
Sóng biển gầm vang, đá ngất trời
Sự nghiệp Trùng Hưng ai dễ biết,
Nữa do sông núi, nữa do người
(Sông Bạch Đằng, Nguyễn Sưởng)
(2)Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
Anh minh hai vị thánh quấn
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh
Giặc tan muôn thủa thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đất cao
1/ Xác định các biện pháp tu từ và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp đó trong đoạn văn bản (1)
2/ Nêu nội dung của đoạn văn bản(2)
3/ Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về vai trò của con người trong cuộc sống hôm nay
Đọc đoạn văn sau đây và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn [...]. Bạn là người duy nhất cần được biết điều đó. Cuộc sống này là của bạn, vì vậy, dù bất cứ giá nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên sống hết lòng với nó, không phải vì bất kì ai mà vì chính bạn.
(Kent M. Keith Ph. D, 10 nghịch lí cuộc sống, NXB Trẻ, 2018, trang 70-71)
a) Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
b) Nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong câu văn “Hãy làm việc tốt vì bản chất của chúng ta là như thế. Hãy làm việc tốt vì nó không những giúp ích cho người khác mà còn mang lại cho bạn cảm giác thực sự thoải mái và mãn nguyện. Hãy làm việc tốt vì chính những điều đó sẽ là ngọn đuốc thắp sáng con đường đi tìm ý nghĩa cuộc sống cũng như những giá trị của bản thân bạn.”
Giúp mình nha, mình cần gấp, tks nhiều nhé!!!
“Tôi còn nhớ rõ cái không khí của những ngày cận Tết xưa. Đó là những ngày bà tôi tất bật đi cắt những tàu lá chuối, lá dừa để phơi khô gói bánh. Là những ngày mẹ tôi mua đủ các thứ nào thịt đầu heo, thịt nạc lưng, thịt ba rọi, nào khổ qua, nào gạo, nào củ gừng, củ kiệu, nào dưa, nào cải… Là ngày bố tôi bê về nhà những chậu hoa mồng gà, những cành hoa mai vàng thắm. Là ngày tôi theo chân bố đi tảo mộ và bỗng thấy mắt mình rưng rưng, thấy lòng dạt dào cảm xúc mỗi khi nhìn bố thắp những nén hương và lầm rầm khấn vái mời ông bà cùng về quây quần bên con cháu.
[…]
Còn Tết ngày nay?
Tôi ngược xuôi trên phố, hòa vào dòng người hối hả của một cuộc sống đầy tất bật và lo toan. Với guồng quay của cuộc sống, việc chuẩn bị Tết ngày nay cũng vội vã và qua loa hơn. Cần thứ gì thì cứ vào chợ hay siêu thị là có ngay: từ bánh mật, củ kiệu, dưa cải muối cho đến thịt đầu heo… đều có sẵn. Có phải vì vậy mà Tết ngày nay giảm đi hương vị?”
(“Tản mạn Tết xưa và Tết nay” – Thái Hà)
a/ Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào?
b/ Nét đẹp văn hóa nào đã được nhắc đến để thể hiện tình cảm của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
c/ Anh (chị) có đồng tình với quan điểm sau của tác giả hay không? Vì sao?
“Với guồng quay của cuộc sống, việc chuẩn bị Tết ngày nay cũng vội vã và qua loa hơn.”
(Viết câu trả lời bằng một đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng).
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi đã từng gặp nhiều người bạn trong lúc học, lúc làm việc thì khá tự tin, thậm chí còn có thành tích cao, nhưng trong những buổi đi chơi, những cuộc tụ họp bạn bè, thì lại vô cùng mờ nhạt. Hầu như không có bạn thân.
Em ạ, bệnh nhạt là một căn bệnh đáng sợ.
…Vì sao em không thú vị? Có phải vì tất cả những năm tuổi thơ em quá ngoan, em chỉ biết đi học và học thật thuộc những điều trong sách giáo khoa. Vì em chưa đi đâu, em chẳng có chuyện gì để kể cho mọi người nghe, về những vùng đất, những con người nơi em đi qua, những cuộc nói chuyện chỉ xoay quanh than vãn vài chuyện vụn vặt. Vì em chỉ chuyên đi theo phía sau, chưa từng dám thử dẫn đầu lần nào. Vì em chưa sống trọn vẹn, em chưa từng thử làm một việc gì đó thật khác lạ, chưa từng dám bung nở. Vì em chưa một lần dũng cảm dám bước ra ngoài vùng an toàn của bản thân.
Bệnh nhạt này còn nguy hiểm khi em đi làm, khi em tới một đất nước mới. Em có thể giỏi chuyên môn, giỏi ngoại ngữ, có thể được người phỏng vấn cho lọt qua vùng tuyển dụng, nhưng nếu em nhạt, em sẽ khó hòa nhập, khó có thể có những người bạn thân thiết trong công ty. Những người dám mạo hiểm cũng là những người dễ gặt hái được thành công.
( Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc – Thu Hà)
Câu 1: Đoạn trích trên đề cập đến vấn đề gì?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích?
Câu 3: Vì sao bệnh nhạt là một căn bệnh đáng sợ và nguy hiểm?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Những người dám mạo hiểm cũng là những người dễ gặt hái được thành công”.Vì sao?