Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

RM

Lập dàn bài cho các bài sau:

a) Kể lại một kỉ niệm đán nhớ của em với thầy cô hoặc bạn bè.

b) Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.

c) Thuyết minh về một đồ dùng sinh hoạt trong gia đình

H2
3 tháng 12 2017 lúc 22:05

Lập dàn bài cho các bài sau:

a) Kể lại một kỉ niệm đán nhớ của em với thầy cô hoặc bạn bè.

1. Mở bài:

– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.

– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

b) Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.

I. MỞ BÀI

- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại nghĩ là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

2. Trong giờ kiểm tra

- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.

- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

- Tôi đi khoe khắp nơi: bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lỗi, đó là điều đáng trân trọng.

- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

c) Thuyết minh về một đồ dùng sinh hoạt trong gia đình

I. Mở bài

Đồ dùng quen thuộc nhà nào cũng có đó là phích nước để đựng nước, giữ nhiệt, giữ lạnh.

II. Thân bài

1. Tên gọi, xuất xứ

– Xuất hiện từ rất lâu, bình thủy tên gọi là “phích” theo phiên âm bằng tiếng Pháp.

– Các loại phích nước: phích nước có nhiều loại, kiểu dáng khác nhau, không chỉ để giữ nóng mà còn giữ lạnh. Có loại to, loại nhỏ, loại cao, loại thấp nhiều kích cỡ khác nhau. Loại to có thể chứa 2,5 lít nước, loại nhỏ có thể chứa 0,5 lít nước. Ngoài loại giữ nóng như thông thường còn có loại chức năng giữ lạnh.

2. Cấu tạo, chất liệu

– Vỏ phích nước: cấu tạo bằng sắt hoặc bằng nhựa.

– Thân phích thường làm bằng nhựa.

– Quai phích thường cùng chất liệu với vỏ.

– Tay cầm thường làm bằng nhựa.

– Nút phích: chủ yếu được làm bằng nhựa đặc biệt giúp giữ nhiệt.

– Ruột phích: làm bằng thủy tinh có tráng thủy sẽ giữ nhiệt độ cho nước.

3. Sử dụng bảo quản phích nước

– Sử dụng: phích mới mua các bạn không nên đổ nước sôi vào ngay như vậy phích sẽ bị nứt, bể ngay. Trước tiên nên cho nước ấm thời gian khoảng 30 phút, sau 30 phút ấy hãy đổ nước sôi.

– Bảo quản phích nước

+ Làm sạch phích vào vào ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại rồi dùng lực từ bên ngoại lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch lại để lọc bỏ đi những chất cặn bên trong.

+ Giữ nhiệt cho phích nước lâu dài hơn bạn cần chú ý không nên cho nước nóng quá đầy vào phích, nên để một khoảng nhỏ rồi hãy đậy nắp lại.

+ Để xa tầm tay trẻ em để tránh gây bỏng cho trẻ em.

+ Tránh va đập mạnh với các vật cứng có thể làm hỏng phích nước.

III. Kết bài

Chiếc phích nước dù làm bằng gì và hình dạng thế nào cũng đều mang lại tiện ích và giúp ích rất nhiều cho con người trong đời sống hàng ngày.

Bình luận (0)
ND
4 tháng 12 2017 lúc 12:11

Mở bài: Giới thiệu một kỉ niệm với thầy (cô) và ý nghĩa của nó đối với bản thân em

Thân bài:

- Tự giới thiệu về mình và quan hệ với thầy.

- Tình huống xảy ra sự việc đã trở thành kỉ niệm

- Diễn biến sự việc.

Kết bài: Ý nghĩ của em về sự việc đã xảy ra.

Bình luận (0)
ND
4 tháng 12 2017 lúc 12:12

2

I. MỞ BÀI

- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

1. Trong giờ kiểm tra

- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.

- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

- Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.

- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

Bình luận (0)
ND
4 tháng 12 2017 lúc 12:12

2

Mở bài:

Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài đề kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.

Thân bài:

1/ Sự việc mở đầu:

- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.

- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.

2/ Sự việc diễn biến:

- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.

- Tôi bị bố mắng: Đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.

- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.

- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.

- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.

- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.

- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.

- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.

- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.

3/ Sự việc kết thúc:

- Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.

- Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.

- Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.

Kết bài:

- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.

- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.

Bình luận (0)
ND
4 tháng 12 2017 lúc 12:14

3a. Mở bài: Phích nước là đồ dùng hết sức quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam, từ lâu nó trở thành người bạn gắn nó gần gũi thân thiết. b. Thân bài. - Các kích cỡ và nhãn hiệu của phích nước. + Phích nước rất đa dạng về kích thước, to nhỏ khác nhau, loại nhỏ chứa độ khoảng nửa lít, loại lớn ba bốn lít nước nhưng phổ biến nhất là loại từ lít rưỡi đến hai lít. + Hiện nay phích nước có rất nhiều cơ sở sản xuất, nhưng có uy tín trên thị trường là loại phích nước Rạng Đông. Phích nước nhập từ Trung Quốc về thường có giá rất rẻ nhưng chất lượng không đồng đều, có những cái sử dụng tốt và có những cái lại rất dở. Phích nước Rạng Đông - Cấu tạo của phích nước: Phích nước gồm có hai phần ruột phích và vỏ phích. + Vỏ phích, quai xách, thân và đáy thường được làm bằng nhôm dát mỏng, hoặc bằng tre đan, gần nay được làm bằng nhựa nó vừa tránh được rỉ sét vừa lại bảo vệ rất tốt cho ruột phích. Vỏ phích được làm bằng nhiều màu khác nhau như: xanh, đỏ, tím, vàng và thêm cả những hình vẽ trang trí. Nút phích do đặc tính tiếp xúc với nước được làm bằng một loại gỗ xốp nhẹ và bao bọc bởi lớp vải mỏng. + Ruột phích là phần quan trọng nhất gồm có hai lớp thủy tinh ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thủy tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt, miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt. - Công dụng của phích nước: + Phích nước có tác dụng giữ nhiệt cho nước luôn nóng để sử dụng trong ngày. Một phích nước tốt thì có thể giữ được nhiệt từ 100 độ còn 70 độ trong vòng từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ. + Người ta dùng nước trong phích để pha trà, pha sữa, rửa ấm… hoặc mang đi xa ở những nơi không có điều kiện đun nấu. - Bảo quản và sự dụng: + Muốn phích nước giữ nóng được lâu khi đổ nước sôi vào. Ta rưới tráng phích bằng nước nóng trước, đậy nút chặt, nước không nên đổ quá tràn ra ngoài, nhưng không nên quá ít dễ làm mất nhiệt. + Phích nước phải để xa tầm tay trẻ con để khỏi vỡ và không nguy hiểm. c. Kết bài. Phích nước luôn là một người bạn quen thuộc trong cuộc sống con người.

Bình luận (0)
BH
4 tháng 12 2017 lúc 13:12

A ) Kể lại một kỉ niệm đán nhớ của em với thầy cô hoặc bạn bè.

II – Dàn ý:

1. Mở bài:

- Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 - 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.
- Bản thân mình: nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

- Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì,buồn hay vui,xảy ra trong hoàn cảnh nào,thời gian nào?...

- Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy(cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm,thái độ của học sinh đối với thầy cô.

- Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?...

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

- Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện:Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn,trong suy nghĩ: tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3.Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

Bình luận (0)
BH
4 tháng 12 2017 lúc 13:13
a ) Dàn ý kể về một kỉ niệm đáng nhớ

I. Mở bài
- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhơ
- ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó
Chiều nay đi học về, trên đường về tôi gặp một cơn mưa và dừng lại trú mưa. Nhìn những hạt mưa bay bay cùng với những làn gió nhẹ thôi qua, chợt những kỉ niệm về mưa của tôi ùa về. có một kỉ niệm mà tôi nhơ nhất đó là năm cấp một. một lần đi chơi tôi đã dầm mưa và bị ốm cho nên phải nghỉ học. ba mẹ tôi bận việc nên không có nhà, và người chăm sóc tôi là cô giáo của tôi.

II. Thân bài
1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng
- Tuổi tác
- Đặc điểm mà bạn ấn tượng
- Tính cách và cách cư xử của người đó
2. Giới thiệu kỉ niệm
- Đây là kỉ niệm buồn hay vui
- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào
3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
- Kỉ niệm đó lien qua đến ai
- Người đó như thế nào?
4. Diễn biến của câu chuỵen
- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện
5. Kết thúc câu chuyện
- Câu chuyện kết thúc như thế nào
- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài
Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.

Bình luận (0)
BH
4 tháng 12 2017 lúc 13:15

b ) Bài Kham khảo 1 :

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

- Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

- Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

- Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

- Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

1. Trong giờ kiểm tra

- Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

- Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

- Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

- Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

- Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.

- Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

- Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

- Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

- Tôi đi khoe khắp nơi: Bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

- Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

- Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

- Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

- Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.

- Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

- Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

- Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

Bình luận (0)
BH
4 tháng 12 2017 lúc 13:15

Bài tham khảo 2

Mở bài:

Thứ hai tuần trước vì ở nhà ham chơi, không học bài đề kiểm tra môn Lý nên tôi đã có hành động sai trái là mở sách và tập trong giờ kiểm tra. Chính điều này đã làm cho cô giáo buồn.

Thân bài:

1/ Sự việc mở đầu:

- Đi học về, ăn cơm xong, tôi định lên phòng học bài chuẩn bị cho giờ kiểm tra Lý ngày mai.

- Thằng bạn bên cạnh nhà qua rủ tôi đi chơi điện tử - một trò chơi tôi rất thích – tôi đi ngay, định chơi một lát rồi về nhà học bài.

2/ Sự việc diễn biến:

- Trò chơi hấp dẫn quá nên tôi về nhà khá trễ.

- Tôi bị bố mắng: Đi học về không lo học bài mà lại đi chơi (may là bố không biết tôi đi chơi điện tử, nếu không thì tôi ốm đòn). Bố bảo tôi về phòng học bài.

- Tôi lí nhí xin lỗi bố và nhanh chân về phòng. Lúc đi ngang qua phòng anh trai, tôi thấy ti vi đang chiếu phim “Hiệp sĩ bóng đêm”. Sao lại nhiều thứ hấp dẫn thế này? Làm sao đây? “Xem một tí thôi rồi về học bài” – tôi tự trấn an mình.

- Phim kết thúc khá muộn, hai mắt tôi díu lại. Tôi ngủ một mạch đến sáng.

- Tôi choàng tỉnh và quáng quàng chạy đến lớp.

- Tiết đầu là giờ kiểm tra Lý. Cả lớp im phăng phắc vì ai cũng chăm chú làm bài.

- Tôi vô cùng bối rối. Đầu óc trống rỗng không một chữ thì làm sao? Trong đầu tôi hiện rõ điểm không tròn vo như giễu cợt và cây roi mây trên tay bố.

- Thôi, đành liều vậy. Tôi mở vở bài tập và sách giáo khoa ra. Mặt lấm lét vừa chép vào bài kiểm tra vừa canh chừng cô giáo.

- Đúng là “Thiên bất dung gian”. Tôi đang cặm cụi chép thì cô giáo xuất hiện. Tôi nhanh chóng gấp sách vở cất vào ngăn bàn. Cô gọi tôi đứng lên. Cả lớp đổ dồn những cặp mắt nhìn tôi. Tôi chối phắt ngay nhưng trước những lời lẽ chân tình của cô tôi đã cúi đầu nhận lỗi. Mặt tôi nóng ran, tôi vô cùng xấu hổ.

3/ Sự việc kết thúc:

- Cô bảo tôi xuống phòng giám thị và viết bản kiểm điểm.

- Tôi vô cùng ân hận, xin lỗi cô và hứa không bao giờ tái phạm.

- Cô tha lỗi cho tôi và khuyên tôi nên chăm học và phải trung thực nhận lỗi.

Kết bài:

- Tôi vô cùng ân hận trước lỗi lầm của mình.

- Tự hứa với bản thân sẽ bỏ hết trò chơi vô bổ, chăm lo học hành để bố mẹ vui lòng và thầy cô không buồn nữa.

Bình luận (0)
BH
4 tháng 12 2017 lúc 13:16
Đề: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.

I/MB: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
II/TB:
1. Cấu tạo:
- Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?...
- Cách làm (chằm) nón:
+ Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 - 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm.
+ Xử lý lá: lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.
+ Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.
+ Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).
- Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)...
2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:
- Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì?
- Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD)
- Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:
+ Ca dao (nêu VD)
+ Câu hát giao duyên (nêu VD)
b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay:
Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành... và nón cổ điển như nón lá... đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó:
- Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD)
- Trong các lĩnh vực khác:
+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD).
+ Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng.
+ Du lịch
III/KB:Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.
Bình luận (0)
BH
4 tháng 12 2017 lúc 13:17

c )

I/MB: Xác định phích nước là một thứ đồ dùng thường có trong mỗi gia đình.
II/TB:
1. Cấu tạo:
- Hình dáng của cái phích hình trụ, cao khoảng 35cm - 40cm.
- Nắp phích bằng nhôm hoặc bằng nhựa.
- Nút phích (nắp đậy ruột phích) thường bằng bấc hoặc bằng nhựa.
- Cấu tạo gồm hai phần chính: phần vỏ và phần ruột.
+ Bộ phận vỏ phích làm bằng nhựa hoặc nhôm, sắt... để bảo quản ruột phích.
+ Bộ phận ruột phích là phần quan trọng nhất của phích nước được làm bằng hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thuỷ tinh có tráng thuỷ ngân có tác dụng hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt; miệng hình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
2. Tác dụng:
- Hiệu quả giữ nhiệt của phích nước: trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ.
3. Sử dụng, bảo quản:
- Để bảo quản phích khỏi vỡ cần để ở nơi khô ráo, tránh nóng và để xa tầm tay trẻ em đẻ tránh gây nguy hiểm.
- Khi phích đựng nước dùng lâu, bên trong sẽ xuất hiện cáu bẩn. Ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 10 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch, chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
- Nếu ta muốn phích nước giữ được nước sôi lâu hơn, khi đổ nước vào phích nước, ta chớ rót đầy. Hãy để một khoảng cách giữa nước sôi và nút phích vì hệ số truyền nhiệt của nước lớn hơn không khí gần bằng 4 lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ mội giới của nước. Nếu có một khoảng trống, không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
III/KB: Cái phích rất tiện lợi cho cuộc sống hàng ngày trong gia đình.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
CP
Xem chi tiết
V3
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết