Làm bài văn trong một lần nói chuyện với học sinh chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ có tài mà không có đức là người vô dụng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
I. Đọc hiểu văn bản
Hiện nay các thành đã phá, duy còn thành Đông-quan là chưa hạ. Vì thế ta nằm không yên chiếu, ăn không ngon miệng, sớm hôm lo lắng. Vả bên cạnh ta chưa có được người tài. Ta tuy làm chủ tướng, nhưng một thì già yếu bất tài, hai thì học ít biết nông, ba thì nhiệm vụ nặng nề khó gánh vác nổi, mà tướng quốc, thái bảo, thái phó chưa đặt, thái úy, đô nguyên súy còn khuyết, hành khiển các quan khác mười phần mới đươc một hai. Vì thế ta nhún mình tỏ lòng thành thực, khuyên các bực hào kiệt đều nên cùng nhau gắng sức, cứu đỡ muôn dân, đừng có kín tiếng giấu tài, khiến thiên hạ phải hãm trong lầm than mãi mãi. Hoặc có người cao tiết như Tứ hạo gia độn như Tử Phòng, cũng hãy nên vì dân cứu nạn, đợi khi thành công rồi có muốn được thỏa chí xưa, lại về rừng núi thì ta cũng không ngăn giữ.
a) phương thức biểu đạt chính?
b) nội dung chính của văn bản trên?
Than ôi ! người ta thường nói :'cứng quá thì gãy':. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được , còn gãy hay không là việc của trời.Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi từ cứng ra mềm? E hãy làm sáng tỏ ý kiến đó?( trích trong chuyện chức phán sự đền tản viên)
Câu 5. Theo bài viết, ngày nay trẻ em Mĩ dành phần lớn thời gian để làm gì? Điều đó có gì khác với thế hệ trước? Câu 6. Trong hai câu văn dưới đây, phép liên kết nào được sử dụng? "Chơi đùa tự do trong một lùm cây hay bụi cây trong vườn đem lại trải nghiệm phong phú về động học, thính giác, thị giác và xúc giác cho trẻ em. Những trải nghiệm này thúc đây một loạt các phản ứng thích nghi để gợi trí tò mò, óc quan sát, sự suy xét, thăm dò, giải quyết vấn đề và tính sáng tạo." Câu 7. Tác giả của đoạn trích cho rằng: “dành thời gian quá nhiều ở trong nhà gây ra thiếu hụt về thể chất, tình cảm và trí tuệ trong quá trình học tập và phát triển của trẻ". Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
Mọi người ơi giúp mk làm đề bài này với ạ:trước những tấm gương hiền tài làm nên sự thịnh vượng cho đất nước là một đoàn viên thanh niên các bạn nghĩ mình nên làm gì để góp phần xây dựng và bao vệ đất nước.
ĐỀ 1
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“ Phở, đối với người Hà Nội, không còn là một món ăn nữa, mà là một thứ nghiện, như nghiện thuốc lào, thuốc lá, trà tươi, thuốc phiện.
Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rồi lại ra chùa ngoài. Ta tiến lại gần một cửa hàng bán phở: Thật là cả một bài trí nên thơ.
Qua lần cửa kính ta đã thấy gì? Một bó hành hoa xanh như lá mạ, dăm quả ớt đỏ buộc vào một cái dây, vài miếng thịt bò tươi và mềm, chín có, tái có, sụn có, mỡ gầu có, vè cũng có... Người bán hàng đứng thái bánh, thái thịt luôn tay, thỉnh thoảng lại mở nắp một cái thùng sắt ra để lấy nước dùng chan vào bát. Một làn khói tỏa ra khắp gian hàng, bao phủ những người ngồi ăn ở chung quanh trong một làn sương mỏng, mơ hồ như một bức tranh Tàu về những ông tiên ngồi đánh cờ ở trong rừng mùa thu.
Trông mà thèm quá! Nhất là về mùa rét, có gió bấc thổi hiu hiu, mà thấy người ta ăn phở như thế thì chính mình đứng ở ngoài cũng thấy ấm áp ngon lành. Có ai lại đừng vào ăn cho được...”
(Món ngon Hà Nội - Vũ Bằng)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
Câu 3.Xác định một biện pháp tu từ có trong câu văn sau ,chỉ rõ và nêu tác dụng ?
Ngay từ đằng xa, mùi phở cũng đã có một sức huyền bí quyến rũ ta như mây khói chùa Hương đẩy bước chân ta, thúc bách ta phải trèo lên đỉnh núi để vào chùa trong rồi lại ra chùa ngoài.
Câu 4.Anh/ Chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 7-10 câu) giới thiệu về một món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Lưu ý : trừ món ăn trong văn bản được trích dẫ
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Làm được một việc tốt quả là không dễ dàng, vì vậy cả đời làm việc tốt chứ không làm việc xấu, điều đó thật càng khó khăn. Một con người có thể làm được điều đó hay không còn tùy thuộc vào tố chất tổng hợp của cá nhân con người đó.
Con người có tri thức, có kĩ năng sống cơ bản là sẽ làm được việc, nhưng không phải vì thế mà sẽ làm được việc tốt. Một người có thể làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải xem người đó có lí tưởng, có phẩm chất đạo đức tốt và có thói quen hành vi tốt hay không. Vì thế, gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người.
(Cha mẹ tốt, con cái tốt, Dương Minh Hào,NXB Giáo dục Việt Nam, 2010)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Một người có thể làm được những việc tốt, những việc có lợi cho mọi người hay không, điều quan trọng là phải như thế nào?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp nghệ thuật chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/ Chị hiểu như thế nào về từ “gốc rễ” trong câu “Vì thế gốc rễ của chân lí làm việc tốt chứ không làm việc xấu là ở việc biết sống làm người”?
Viết văn thuyết minh về chủ tịch hồ chí minh
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Tâm hòn ta cũng giống như một khu vườn. Nếu ta không chăm sóc thì dây leo, cỏ dại sẽ mọc đầy. Chúng sẽ hút hết khoáng chất bổ dưỡng khiến cho những loại cây quý bị cằn cõi mà không thể cho ra hoa thơm trái ngọt. Vì mãi mê chạy theo những đối tượng hấp dẫn bên ngoài nên ta bỏ bê tâm hồn mình, khiến cho nó xuống cấp trầm trọng mà không hề hay biết.
(2) Lúc nào ta cũng đi đứng vội vàng, nói năng hấp tấp, dễ dàng bực tức khi không vừa ý, sẵn sàng đưa ra lời nhận xét tiêu cực và cố chấp, mỗi khi được góp ý là tự ái và bỏ đi ngay. Một năm nhìn lại ta thấy được gì, mất gì? Những cái có được có phải là hạnh phúc đích thực không? Những cái mất có phải là những phẩm chất quý giá tạo nên một con người hiểu biết và yêu thương không? Có phải ta cảm thấy đời sống của mình ngày càng trở nên vô vị? Không chia sẻ được với ai, ta thử mình vào vỏ bọc của sự cô đơn, rồi trách đời, trách người. Đó là hậu quả tất yếu của lối sống “bỏ hình bắt bóng”.
(Trích Hiểu về trái tim – Nghệ thuật sống hạnh phúc, Minh Niệm, NXB Trẻ, 2014)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đại chính của văn bản trên.
Câu 2: Theo tác giả, “bỏ hình bắt bóng” là lối sóng như thế nào?
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (1) và nêu hiệu quả thẩm mĩ.
Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa sâu sắc mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên.