Ở một loài thực vật, người ta tiến hành các phép lai:
1.AaBb×AaBb 2. AaBB × AaBB 3.AABB×AAbb 4. Aabb × AaBb
Các phép lai có thể tạo ra cây lai có kiểu gen dị hợp về cả hai cặp gen là
A. 1 và 4
B. 2 và 4
C. 1 và 3
D. 2 và 3
Ở đậu Hà Lan, gen A: hạt vàng, alen a: hạt xanh; gen B: vỏ trơn, alen b: vỏ nhăn, nằm trên cặp NST tương đồng khác nhau. Lai cây đậu hạt vàng, vỏ trơn dị hợp về 2 cặp gen với cây I chưa biết kiểu gen. Quá trình giảm phân bình thường, F1 thu được 4 loại kiểu hình trong đó cây hạt xanh, vỏ nhăn chiếm tỉ lệ 12,5%. Kiểu gen của cây I đem lai la:
1. AaBb;
2- Aabb;
3- AABb;
4- aabb;
5- aaBb;
6- AaBB
A. 2
B. 2, 5
C. 1, 4, 5
D. 2, 3, 5, 6
Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Có bao nhiêu kiểu gen sau đây quy định kiểu hình hoa đỏ?
I. AABB. II. AAbb. III. AaBb. IV. AABb.
V. aaBB. VI. Aabb. VII. AaBB. VIII. Aabb.
A. 4.
B. 3.
C. 6.
D. 5.
Một quần thể tự thụ phấn, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp; alen B qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,2 AABb : 0,2 AaBb : 0,2 Aabb : 0,4 aabb. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. F2 Có tối đa 8 loại kiểu gen.
II. Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần qua các thế hệ.
III. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2, có 8/65 số cây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen.
IV. Ở F, số cây có kiểu gen dị hợp tử về 1 trong 2 cặp gen chiếm tỉ lệ 3/32.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Ở bí ngô tính trạng hình dạng quả do hai cặp gen không alen quy định. Trong kiểu gen khi có
mặt đồng thời hai gen A và B cho kiểu hình bí dẹt. Khi chỉ có mặt 1 trong 2 gen A hoặc B cho kiếu hình bí tròn, không có mặt cả 2 alen A và B cho kiểu hình bí dài. Cho lai hai cây có kiểu hình khác nhau, có bao nhiêu phép lai dưới đây cho kiểu hình bí tròn chiếm 50%
(1) AaBb x aabb
(2) Aabb x aaBb
(3) AaBb x Aabb
(4) AABb x aaBb
(5) AAbb x AaBb
(6) aaBB x AaBb
(7) AABb x Aabb
(8) AAbb x aaBb
A. 4
B. 7
C. 6
D. 5
Trong các kiểu gen sau, có bao nhiêu kiểu gen dị hợp ?
(1).Aa (2).AAbb (3). AABb (4). AaBBXMXm
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen không alen qui định (A, a; B, b). Khi trong kiểu gen không có alen trội thì qui định hoa trắng, các kiểu gen còn lại qui định hoa đỏ. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai nào dưới đây cho đời con đồng tính?
1. AaBb x aaBB 2. AaBB X Aabb
3. AaBb X Aabb 4. aaBb X AABB
5. AaBb X AaBb 6. aabb X aabb
7. AAbb X aaBB
A. 5
B. 4.
C. 3
D. 6.
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen không alen qui định (A, a; B, b). Khi trong kiểu gen không có alen trội thì qui định hoa trắng, các kiểu gen còn lại qui định hoa đỏ. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai nào dưới đây cho đời con đồng tính?
1. AaBb x aaBB
2. AaBB X Aabb
3. AaBb X Aabb
4. aaBb X AABB
5. AaBb X AaBb
6. aabb X aabb
7. AAbb X aaBB
A. 5
B. 4.
C. 3.
D. 6.
Một quần thể thực vật tự thụ phấn, thế hệ xuất phát P có thành phần các kiểu gen như sau:
P: 0,35 AABb + 0,25 Aabb + 0,15 AaBB + 0,25 aaBb = 1
Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Trong quần thể kiểu gen aabb không có khả năng sinh sản. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây về quần thể ở F2 là đúng?
I. Có tối đa 10 loại kiểu gen.
II. Không có cá thể nào có kiểu gen đồng hợp lặn về cả hai cặp gen.
III. Số cá thể có kiểu hình trội về một trong hai tính trạng chiếm tỉ lệ 50%.
IV. Số cá thể có kiểu gen mang hai alen trội chiếm tỉ lệ là 32,3%.
A. 3.
B. 0.
C. 1.
D. 2.
Một loài thực vật tính trạng màu hoa do 2 cặp alen A, a và B, b quy định. Kiểu gen có cả 2 alen trội A và B quy định hoa đỏ: Chỉ có một alen trội A hoặc B quy định hoa vàng; Kiểu gen đồng hợp lặn quy định hoa trắng. Biết không xảy ra đội biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai sau đây cho đời con có loại kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1?
I. AaBb × AaBb II. Aabb × AABb
III. AaBb × aaBb IV. AaBb × aabb
V. AaBB × aaBb. VI. Aabb×aaBb
VII. Aabb × aaBB VIII. aaBb × AAbb
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2