“Khốn nạn... Ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi về thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết! Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!” Câu 1:đoạn trích trên tác giả là ai?văn bản nào? Câu 2: xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? Tìm một từ tượng hình và tượng thanh trong đoạn trích trên Câu 3: viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu theo mô hình diễn dịch trình bày cảm nhận của em về nhân vật "tôi " trong đoạn trích trên trong đoạn văn có sử dụng một phép so sánh
1. Tác giả Nam Cao. Văn bản ''Lão Hạc''
2. PTBĐ chính: Tự sự
Từ tượng hình: loay hoay
Từ tượng thanh: ư ử
3.
Gợi ý cho em các ý:
Mở bài: Giới thiệu về nhà văn Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc
Giới thiệu về hoàn cảnh của Lão Hạc (Đây là đoạn sau khi lão bán chó)
Thân bài:
Nêu nguyên nhân lão phải bán chó:
+ Do nghèo túng, lão muốn để lại mảnh vườn cho con trai lão.
+ Do lão không muốn mình phải tha hóa
Cảm xúc của lão sau khi bán cho
+ Sang kể cho ông giáo
+ Lão cố tỏ ra vui vẻ rồi sau đó huhu khóc
+ Lão cảm thấy day dứt khi phải bán đi cậu Vàng
...
Nhận xét về việc làm của lão?
Kết bài.
Bày tỏ tình cảm của em với lão Hạc.
Phép so sánh gợi ý: Lão coi cậu Vàng như con của mình...
_mingnguyet.hoc24_
A)Đoạn văn được trích trong Lão Hạc của Nam Cao
B)PTBĐ chính là tự sự.Từ tượng thanh ở đây là"ư ử"
C)Bạn có thể tham khảo
Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muôn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra đựơc những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lăo đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tính thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao.