Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

PA

Khó có thể nói có ai đó là hoàn hảo, mặt nào cũng tốt, khi nào cũng tốt và ai đó là hoàn toàn ngược lại, không có gì đáng giá cả, cuộc đời họ là một màu đen tuyền.

Ngay cả người được coi là xấu nhất, nếu chịu khó nhìn kỹ, theo dõi kỹ, ta vẫn cảm nhận được không ít điều hay lẽ phải với những nét hấp dẫn mà chưa chắc người bình thường đã có. Còn người tốt thì cũng đừng có nghĩ rằng không có lúc nào họ xấu hoặc có những mặt những tính chất khác người khó chịu, làm nhiều người phiền muộn.

Vấn đề ta thường thấy ở đây là có người tốt nhiều, người tốt ít, người xấu nhiều, người xấu ít hoặc người này bản chất là tốt hay người kia bản chất là xấu.

Nhà văn hóa M. Twain (Mỹ) có dùng một hình ảnh khá chí lý: "Ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen". Câu nói đó có ý nghĩa tích cực là khuyên răn con người hãy luôn làm cho ánh hào quang của vầng trăng thêm rực rỡ và xóa dần màu xám xịt của đám mây đen. Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ không biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tự tu dưỡng điều chỉnh mình được.

Đời người là một sự phấn đấu không ngừng, một sự điều chỉnh bổ sung liên tục
Câu 1: Nội dung chính của văn bản
Câu 2 Hình ảnh vầng trăng và đám mây đen trong câu ai cũng có một vầng trăng và một đám mây đen ẩn dụ cho điều gì?
Câu 3 phân tích cấu trúc ngữ pháp từ đó xác định kiểu câu của câu văn sau : Người tốt cũng đừng chủ quan là mình sẽ ko biến chất và người xấu cũng không phải không giáo dục được, không tu dưỡng điều chỉnh mình được.
2 phần làm văn
Từ nội dung phần đọc hiểu anh chị rút ra được bài học sâu sắc nào( Trình bày hình thức của một đoạn văn từ 10-12 câu)

PT
4 tháng 6 2021 lúc 22:24

Câu 1: Bản chất tốt, xấu của con người

Câu 2: “vầng trăng”: mặt tốt của con người,

“mây đen”: mặt xấu của con người.

Câu 3: Người tốt (C1) // cũng đừng chủ quan là mình sẽ ko biến chất (V1) và người xấu (C2) // cũng không phải không giáo dục được, không tu dưỡng điều chỉnh mình được.(V2)

➩ Câu ghép

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
XL
Xem chi tiết
HC
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
GP
Xem chi tiết