cho hỗn hợp x gồm một axit no, đơn chức a và một este e tạo bởi một axit no, đơn chức b và một ancol no đơn chức c (a và b là đồng đẳng kế tiếp của nhau). Cho m gam hỗn hợp x tác dụng vừa đủ với dung dịch nahco3 thu được 1,92 gam muối. Nếu cho a gam hỗn hợp x tác dụng với lượng vừa đủ naoh rồi đun nóng thì thu được 4,38 gam hỗn hợp d gồm muối của hai axit hữu cơ a, b và 0,03 mol ancol c, biết tỉ khối hơi của c so với hiđro nhỏ hơn 25 và c không điều chế trực tiếp được từ chất vô cơ. Đốt cháy hai muối trên bằng một lượng oxi vừa đủ thu được một muối vô cơ, hơi nước và 2,128 lít co2 (đktc). Các phản ứng coi như xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 1,81.
B. 3,7.
C. 3,98.
D. 4,12.
Hỗn hợp A gồm axit oxalic, axetilen, propandial và vinylfomat (trong đó số mol của axit oxalic và axetilen bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A cần dùng vừa đủ 1,35 mol O2, thu được H2O và 66 gam CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thì thu được tối đa bao nhiêu lít khí CO2 (đktc)
A. 6,72 lít
B. 10,32 lít
C. 11,2 lít
D. 3,36 lít
Cho 9,3 gam hỗn hợp X chứa phenol và etanol tác dụng với Na (dư) thu 1,68 lít khí (đktc).
a.Xác định thành phần % về khối lượng mỗi chất trong X
b. Cho 18,6 gam hỗn hợp X tác dụng với HNO3 đủ thì thu được bao nhiêu gam axit picric?
Hỗn hợp A gồm axit oxalic, axetilen, propanđial và vinylfomat (trong đó số mol của axit oxalic và axetilen bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A cần dùng vừa đủ 1,35 mol O2, thu được H2O và 66 gam CO2. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dd NaHCO3 dư thì thu được tối đa bao nhiêu lít CO2 (đktc).
A. 6,72 lít.
B. 10,32 lít.
C. 11,2 lít.
D. 3,36 lít.
X, Y (MX < MY) là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic; Z là axit no, hai chức. Lấy 14,26 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol của Y nhỏ hơn số mol của Z) tác dụng với NaHCO3 vừa đủ thu được 20,42 gam muối. Mặt khác đốt cháy 14,26 gam E, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 22,74 gam. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E l
A. 21,04%
B. 12,62%
C. 16,83%
D. 25,24%
Cho m gam hỗn hợp X gồm Gly và Ala tác dụng vừa đủ với KOH, thu được 13,13 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cũng từ lượng X trên ở điều kiện thích hợp người ta điều chế được hỗn hợp Y chỉ gồm hỗn hợp các peptit có tống khối lượng a gam và nước. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp peptit trên cần dùng vừa đủ 7,224 lít O2 (đktc). Giá trị của m là
A. 7,50
B. 9,10
C. 8,95
D. 10,0.
Hỗn hợp E gồm chất X (CxHyO4N) và Y (CxHtO5N2); trong đó X không chứa chức este, Y là muối của α–amino axit no với axit nitric. Cho m gam E tác dụng vừa đủ với 100 ml NaOH 1,2M đun nóng nhẹ thấy thoát ra 0,672 lít (đktc) một amin bậc 3 thể khí điều kiện thường. Mặt khác m gam E tác dụng vừa đủ với a mol HCl trong dung dịch thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có 2,7 gam một axit cacboxylic. Giá trị m và a lần lượt là
A. 9,87 và 0,03
B. 9,84 và 0,03
C. 9,87 và 0,06
D. 9,84 và 0,06
Cho 4,6 gam ancol X tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít H2. Cho 9,0 gam axit hữu cơ Y tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít H2. Đun nóng hỗn hợp gồm 4,6 gam ancol X và 9,0 gam axit hữu cơ Y (xúc tác H2SO4 đặc, t°) thu được 6,6 gam este E. Đốt cháy hoàn toàn E thu được CO2 và nước theo tỷ lệ mol là 1:1. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, hiệu suất phản ứng tạo thành este là
A. 50%.
B. 60%.
C. 75%.
D. 80%.
Khi cho một hỗn hợp gồm 2 axit (A đơn chức, B hai chức đều no, mạch hở) có khối lượng là 16,4 gam tác dụng với Na vừa đủ, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí H2. Lượng muối thu được là
A. 21,7 gam.
B. 20,7 gam.
C. 23,0 gam.
D. 18,4 gam.