Sai vì :
Công ty được "chống lưng" bởi nhà nước, nhà nước có quyền cho phép một công ty hoạt động trên lĩnh vực này và không cấp giấy phép kinh doanh cho công ty nào khác nữa.
hoặc có thể là lạm dụng tính độc quyền của công ty
Đúng 1
Bình luận (0)
Sai vì :
Công ty được "chống lưng" bởi nhà nước, nhà nước có quyền cho phép một công ty hoạt động trên lĩnh vực này và không cấp giấy phép kinh doanh cho công ty nào khác nữa.
hoặc có thể là lạm dụng tính độc quyền của công ty
Đúng 2
Bình luận (1)
tham khảo :1. Quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệpỞ nước ta, quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp được quy định ngay từ khi Luật Cạnh tranh đầu tiên được ban hành. Điều 4 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: "Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh". Quyền này tiếp tục được quy định tại Điều 5 Luật Cạnh tranh năm 2018, theo đó "Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh". Vấn đề đặt ra là cần hiểu quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp là gì, quyền này bao gồm những nội dung nào?Khi khẳng định doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh có nghĩa là doanh nghiệp được tự do lựa chọn hành vi và phương thức cạnh tranh, miễn là những hành vi và phương thức ấy phù hợp với quy định của pháp luật. Trên phương diện hành vi cạnh tranh, chính vì tự do cạnh tranh là một trong những nội dung cấu thành quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp được thực hiện bất cứ hành vi nào không bị pháp luật cấm. Trên cơ sở quan điểm đó, Luật Cạnh tranh đã quy định bảy nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm, tạo cơ sở pháp lý để doanh nghiệp thực hiện quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh. Các hành vi bị cấm bao gồm: (i) Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh; (ii) Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó; (iii) Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó; (iv) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó; (v) Lôi kéo khách hàng bất chính dưới các hình thức như đưa thông tin gian dối đến khách hàng về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc so sánh hàng hóa của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp khác; (vi) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó; (vii) Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của pháp luật.Ngoài bảy nhóm hành vi nêu trên, doanh nghiệp có quyền lựa chọn bất cứ hành vi cạnh tranh nào để thực hiện trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình. Nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ các hành vi cạnh tranh hợp pháp của doanh nghiệp.Tương tự như vậy, pháp luật quy định các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm như thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ, thỏa thuận thông đồng trong đấu thầu… Đối với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền, pháp luật quy định cấm doanh nghiệp lạm dụng sức mạnh thị trường để thực hiện các hành vi gây tổn hại hoặc hạn chế cạnh tranh như phân biệt đối xử về giá, bán dưới giá, từ chối giao dịch, bán kèm... Nếu doanh nghiệp thực hiện các hành vi bị cấm nêu trên và đủ các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý; mọi hành vi cạnh tranh khác của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp đều được coi là hợp pháp và được tự do thực hiện.Trên phương diện phương thức cạnh tranh, doanh nghiệp có thể lựa chọn cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp. Theo đó, cạnh tranh trực tiếp được hiểu là cạnh tranh được thực hiện trên cơ sở so sánh tương quan giữa các đối thủ trên thị trường, thông qua các hình thức như giảm giá bán, nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới quy cách, mẫu mã sản phẩm…; cạnh tranh gián tiếp là cạnh tranh thông qua các hình thức tác động vào người tiêu dùng, qua đó chiếm lĩnh thị phần trên thị trường liên quan như quảng cáo để lôi kéo khách hàng, khuyến mại, cung cấp cho người tiêu dùng các dịch vụ gia tăng…, làm cho đối thủ cạnh tranh bị mất thị phần hoặc gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ. Các phương thức cạnh tranh được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành như Luật Quảng cáo, Luật Thương mại… Doanh nghiệp được sử dụng bất cứ phương thức cạnh tranh nào để có thể giành chiến thắng trên thị trường, miễn là phương thức ấy phù hợp với quy định của pháp luật và không vi phạm các chuẩn mực đạo đức kinh doanh.Quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp là một biểu hiện của quyền tự do kinh doanh - một nguyên tắc căn bản và cốt lõi nhất của kinh tế thị trường. Chính vì vậy, đối với bất cứ nền kinh tế thị trường nào, việc thừa nhận và bảo hộ quyền tự do cạnh tranh của doanh nghiệp luôn là một đòi hỏi tất yếu và được xem là nguyên tắc hiến định, đồng thời luôn được ghi nhận trong Luật Cạnh tranh.2. Kết cấu thị trường cạnh tranh tự doThị trường cạnh tranh tự do là khái niệm được hiểu theo hai nghĩa sau:Thứ nhất, thị trường cạnh tranh tự do được hiểu là trạng thái thị trường không có sự can thiệp của Nhà nước và các yếu tố cung – cầu được tự do hoạt động.Thứ hai, thị trường cạnh tranh tự do được hiểu là trạng thái thị trường không có độc quyền, cũng không có doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đủ lớn để có thể thực hiện được các hành vi lũng đoạn. Trong trường hợp này, nếu hình thành doanh nghiệp độc quyền hoặc doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thì Nhà nước cần can thiệp để phá vỡ trạng thái ấy, bảo đảm duy trì kết cấu thị trường chỉ có doanh nghiệp vừa và nhỏ để các hoạt động cạnh tranh được diễn ra dễ dàng.2.1. Kết cấu thị trường cạnh tranh tự do không có sự can thiệp của Nhà nướcKết cấu thị trường này hình thành trên cơ sở lý thuyết bàn tay vô hình của Adam Smith, theo đó sự phát triển kinh tế phụ thuộc vào quy luật tự nhiên bởi vì các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội luôn tồn tại một trật tự nhất định. Chính vì vậy, thị trường cạnh tranh tự do tự có thể điều chỉnh được mối quan hệ giữa người mua và người bán, giữa doanh nghiệp, thị trường và người tiêu dùng. Bởi vậy, Nhà nước không cần can thiệp vào thị trường mà để cho thị trường tự điều chỉnh. Nói cách khác, sự can thiệp của Nhà nước với tư cách là bàn tay hữu hình không đóng vai trò thiết yếu, thậm chí không cần thiết trong nền kinh tế thị trường.Về mặt lịch sử, không thể phủ nhận lý thuyết bàn tay vô hình đã có tác dụng thúc đẩy sáng tạo và phát triển sản xuất của các nền kinh tế phương Tây, qua đó đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại. Tuy nhiên, sự phát triển đa dạng và phức tạp của các quan hệ trên thương trường với sự đan xen ngày càng chặt chẽ của nhiều dạng lợi ích đã làm nổi bật sự bất lực của bàn tay vô hình trong việc điều tiết cạnh tranh trên thương trường. Mô hình cạnh tranh tự do đã không còn là hình thức cạnh tranh lý tưởng được xưng tụng và áp dụng trong thực tế. Mặc dù vậy, giá trị lịch sử của mô hình đó vẫn còn sống mãi trong quan niệm và trong ý thức của loài người khi thiết kế các mô hình thị trường hoặc mô hình cạnh tranh trong thực tế của đời sống kinh tế - xã hội hiện đại[1].2.2. Kết cấu thị trường cạnh tranh tự do có sự can thiệp của Nhà nướcLý luận cạnh tranh có ảnh hưởng rất quan trọng đối với chính sách cạnh tranh của các nước trên thế giới. Từ những năm 30 đến những năm 70 của thế kỷ 20, trường phái Harvard, còn gọi là “chủ nghĩa kết cấu” đã cung cấp cơ sở lý luận cho chính sách chống lũng đoạn của Chính phủ Mỹ. Mô hình Cấu trúc - Hành vi - Kết quả (Structure – Conduct – Performance) của trường phái Harvard do Mason[2] khởi xướng, sau đó được học trò của ông là Bain[3] tiếp tục phát triển. Các học giả này thực hiện phân tích thông qua mối quan hệ nhân quả kết cấu thị trường, hành vi doanh nghiệp và kết quả thị trường, cho rằng kết cấu thị trường bao gồm bốn hình thức: cạnh tranh hoàn toàn[4], cạnh tranh mang tính độc quyền, độc quyền đầu sỏ và độc quyền hoàn toàn. Cạnh tranh hoàn toàn là kết cấu thị trường có các đặc điểm như số lượng người mua và người bán rất lớn, sản phẩm của các nhà sản xuất có tính tương đồng, không tồn tại rào cản gia nhập, thông tin thị trường bảo đảm đầy đủ. Cạnh tranh mang tính độc quyền là kết cấu thị trường mà ở đó có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc bán các sản phẩm có sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã và nhãn hiệu, mỗi nhà sản xuất trở thành chủ thể độc quyền đối với một hoặc một số đặc tính của sản phẩm. Độc quyền đầu sỏ[5] là kết cấu thị trường ở đó một số doanh nghiệp lớn trong ngành chiếm thị phần đáng kể, giữa các doanh nghiệp vừa tồn tại cạnh tranh khốc liệt vừa phụ thuộc lẫn nhau, doanh nghiệp khi đưa ra quyết sách kinh doanh buộc phải xem xét tới phản ứng của các doanh nghiệp khác. Độc quyền hoàn toàn là kết cấu thị trường mà theo đó trên thị trường liên quan chỉ có một người mua hoặc một người bán, còn được gọi là kết cấu thị trường độc chiếm.Trường phái Harvard cho rằng, kết cấu thị trường quyết định hành vi của doanh nghiệp, đến lượt nó, hành vi của doanh nghiệp sẽ dẫn đến kết quả thị trường nhất định[6]. Như vậy, theo tính chất bắc cầu có thể thấy, kết cấu thị trường sẽ quyết định kết quả thị trường. Tiêu chí được dùng để đo kết cấu thị trường là mức độ tập trung thị trường, tiêu chí để đo kết quả thị trường là tỷ suất lợi nhuận, được gọi là giả định “tỷ suất lợi nhuận theo mức độ tập trung”. Nếu mức độ tập trung của một ngành quá cao hoặc rào cản gia nhập quá cao đều có khả năng dẫn đến kết quả thị trường xấu, tức là làm suy yếu cạnh tranh thị trường, tạo ra lợi nhuận siêu ngạch và méo mó sự phân phối tài nguyên. Vì vậy, Chính phủ cần phải can thiệp đối với mức độ tập trung thị trường và rào cản gia nhập; đối với doanh nghiệp có sức mạnh thị trường phải thực hiện chính sách phân tách doanh nghiệp, cấm sáp nhập. Có thể nói, quan điểm của trường phái Harvard chú trọng điều chỉnh trạng thái thị trường nhiều hơn là điều chỉnh hành vi cạnh tranh, hướng đến hình thành kết cấu thị trường cạnh tranh hoàn toàn hoặc ít nhất là cạnh tranh mang tính độc quyền, không ủng hộ và khuyến khích kết cấu thị trường độc quyền đầu sỏ và độc quyền hoàn toàn.3. Kết cấu thị trường cạnh tranh hữu hiệuCạnh tranh hữu hiệu là khái niệm để chỉ kết cấu thị trường cạnh tranh có thể mang lại kết quả tốt nhất và khả thi nhất cho cả doanh nghiệp và thị trường.Từ những năm 70 của thế kỷ 20, với sự gia tăng nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, lý luận của trường phái Harvard đã trở nên lạc hậu. Bởi vì, nếu quá chú trọng vào bảo vệ doanh nghiệp nhỏ và vừa, không thừa nhận sự tồn tại của các doanh nghiệp lớn thì các doanh nghiệp trong nước sẽ không thể có sức cạnh tranh quốc tế và sẽ không phát huy được tác dụng của kinh tế quy mô. Đại diện của trường phái Chicago là Bock và Posner cho rằng, không thể từ một kết cấu thị trường nhất định để suy đoán kết quả thị trường. Khác với trường phái Harvard xuất phát từ kết cấu thị trường để phân tích kết quả thị trường, trường phái Chicago tiến hành phân tích từ hành vi doanh nghiệp, vì vậy được gọi là “chủ nghĩa hành vi”. Trường phái Chicago cho rằng, lợi nhuận độc quyền là kết quả của cạnh tranh thị trường, doanh nghiệp có quy mô lớn là kết quả của sự tiến bộ kỹ thuật và sự tiến hóa tự nhiên của tổ chức. Kinh tế quy mô lớn mang lại hiệu suất sản xuất có thể bảo đảm tối đa hóa phúc lợi người tiêu dùng và hiệu quả phân bổ nguồn lực. Ngoài ra, tập trung quá mức cũng có thể tạo ra hiệu suất kinh tế nhất định. Chẳng hạn, bản thân hành vi định giá lũng đoạn của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy việc gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh tiềm năng; hoặc việc ấn định giá bán lại sẽ có lợi đối với việc tăng cường sự cạnh tranh giữa các nhãn hiệu và ngăn ngừa hành vi “hưởng lợi miễn phí” (free-rider); hợp nhất doanh nghiệp có lợi đối với việc phát huy lợi thế quy mô của doanh nghiệp và nâng cao hiệu suất kinh tế[7]. Vì vậy, trường phái Chicago phản đối sự can thiệp của chính phủ vào mức độ tập trung thị trường, cho rằng chính phủ chỉ cần can thiệp và kiểm soát hành vi của doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là ngăn cấm hành vi thỏa thuận về giá giữa các doanh nghiệp và hành vi phân chia thị trường. Đối với tập trung kinh tế, ngoài trường hợp cá biệt liên quan đến tập trung quá mức, cơ quan quản lý cạnh tranh không cần thiết phải can thiệp vào kết cấu thị trường. Như vậy, trường phái Chicago chủ trương tiến hành can thiệp ở mức thấp nhất đối với kết cấu thị trường.Lý luận của trường phái Chicago có những điểm hợp lý sau đây:Thứ nhất, thực tế cho thấy độc quyền và cạnh tranh đều có tính hai mặt. Trên phương diện độc quyền, ảnh hưởng tiêu cực của nó là dễ dẫn đến tình trạng giảm sản lượng, tăng giá bán, từ đó làm giảm hiệu suất phân phối tài nguyên. Tuy nhiên, độc quyền vẫn có những tác động tích cực như có thể hình thành nên kinh tế quy mô, doanh nghiệp kinh tế quy mô sẽ có khả năng thúc đẩy tiến bộ và sáng tạo kỹ thuật. Trong một số ngành đòi hỏi kỹ thuật cao như sản xuất máy bay, máy tính, viễn thông…, các doanh nghiệp cần phải có quy mô lớn mới có thể đầu tư cho nghiên cứu và khai phá, từ đó, mới có khả năng sản xuất ra những sản phẩm mới, số lượng nhiều, kết quả là sẽ nhanh chóng làm cho chi phí sản xuất được giảm thiểu. Như vậy, nếu Nhà nước can thiệp để loại bỏ các doanh nghiệp độc quyền thì cũng giống như "giết con ngỗng đẻ trứng vàng", là cách suy nghĩ thiếu tầm nhìn xa trông rộng[8].Trên phương diện cạnh tranh, không thể phủ nhận cạnh tranh có vai trò tối ưu hóa phân phối tài nguyên, giảm giá thành, khuyến khích sáng tạo…, nhưng nếu quá đề cao cạnh tranh sẽ dẫn đến cạnh tranh tự do quá mức, không có lợi đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của ngành và của doanh nghiệp, kết quả sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh quốc gia. Hiện trạng kinh tế Hoa Kỳ những năm 70, 80 của thế kỷ XX là ví dụ rõ nét. Khi đó nước Mỹ chịu ảnh hưởng của tư tưởng tự do kinh tế và dân chủ kinh tế, cơ quan tư pháp Mỹ chủ trương "bảo vệ cạnh tranh mà không bảo vệ chủ thể cạnh tranh"[9], không ngần ngại hy sinh hiệu quả kinh tế để có được cạnh tranh tự do. Thực tiễn tư pháp Hoa Kỳ thời kỳ này cho thấy, Tòa án đã nhiều lần đưa ra phán quyết về việc phân tách một số công ty có sức mạnh thị trường, điển hình là Công ty Northern Securities, Công ty Standard Oil, Công ty Atlantic Telephone and Telegraph… Nhiều học gia cho rằng, đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự lép vế về quy mô và thành tích thị trường của các doanh nghiệp Hoa Kỳ so với các doanh nghiệp Nhật Bản và Tây Âu trong quá trình cạnh tranh quốc tế những năm 70, 80 của thế kỷ trước. Nhận thức được vấn đề này, sau đó Chính phủ Mỹ đã điều chỉnh chính sách cạnh tranh, không xem cạnh tranh tự do là mục tiêu hàng đầu nữa mà thay vào đó là chính sách cạnh tranh hữu hiệu theo trường phái Chicago.Thứ hai, do cạnh tranh và độc quyền đều có hai mặt ưu điểm và nhược điểm nên việc đồng thời phát huy vai trò tổng hợp của hai yếu tố này là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, vấn đề là giữa độc quyền và cạnh tranh luôn tồn tại "xung đột Marshall" (Marshall Dilema), tức là trong quá trình tìm kiếm kinh tế quy mô, doanh nghiệp do tập trung sản xuất sẽ dẫn đến xuất hiện độc quyền, mà độc quyền là sự phủ định của cạnh tranh, cuối cùng làm cho giá cả trên thị trường chịu sự khống chế nhân tạo và toàn bộ nền kinh tế mất đi hoạt lực cạnh tranh. Cạnh tranh hữu hiệu thực chất là sự dung hòa tối ưu giữa kinh tế quy mô và hoạt lực cạnh tranh, từ đó có thể tối ưu hóa việc phân phối tài nguyên và nâng cao hiệu suất kinh tế.Hiện nay, đa số các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đều đi theo trường phái Chigaco và đã thu được những kết quả nhất định trong chính sách cạnh tranh. Với tư cách là nước đi sau, Việt Nam cũng nên tham khảo, học tập các mô hình kinh tế này, từ đó vận dụng sáng tạo vào điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đúng 1
Bình luận (0)