DN

kể chuyện về ông Lương Định Của.(nhân tiện kể chuyện ma nha)

BD
25 tháng 6 2021 lúc 20:33

Hồi đại học mình có thói quen thức khuya (đứa nào chả thế). Bữa đó chuẩn bị thi nên mình thức khuya học bài, ko bật điện mà dùng đèn bàn thui. Tầm hơn 12h đêm thì mình mệt quá, để nguyên đèn sáng và lăn ra ngủ. Vừa chợp mắt chưa dc bao lâu , tự nhiên mình nghe thấy tiếng kèn đám ma rất ai oán, lúc ấy trong đầu mình nghĩ ” Quái, mình nhớ là con đường P.V.N này( con đường mà mình ở trọ, có 1 đoạn ngắn thui) làm gì có cái đám ma nào, sao lại có tiếng kèn đám ma”. Rùi ngay lập tức mình lại có 1 suy nghĩ kỳ quái trong đầu ” Chết rùi, mình phải tỉnh dậy ngay ko thì ma nó bắt mình đi mất” ( chả hiểu vì sao lại nghĩ thế). Vậy là mình lập tức mở mắt ra ( nhớ là thế nhưng lúc ấy chả biết là có mở mắt ko, nhưng mình có thấy một cái bóng mờ mờ in hình lên tường, vì vẫn để đèn bàn mà), và cố hết sức để la lên và cử động chân tay nhưng ko dc. Mình bắt đầu toát mồ hôi hột và khó thở rùi. truyen ma co that

Cũng ngay lúc ấy, mình bỗng nghe có tiếng nói trong đầu “Đừng bỏ anh mà đi nhé”. Mình chỉ nằm im dc thui. Rùi nó lại lặp lại lần thứ hai “Đừng bỏ anh mà đi nhé”. Mình vẫn cứng đờ và mồ hôi đầm đìa, lúc ấy quạt vẫn chạy ầm ầm nhé. Đến lần thứ ba nó lặp lại” Đừng bỏ ông mà đi nhé”.Lúc này thì mình gật gật nhẹ đầu dc 3 cái. Ngay sau đó thì mình như tỉnh hắn, cảm giác thở lại dc bình thường, mắt mở trừng trừng, tay chân bắt đầu cử động dc. Nhìn lại thấy mình nằm ngửa chứ ko nằm ngiêng, tay ko để lên ngực nhá, đèn vẫn sáng, quạt vẫn bật. Mình thì mồ hôi ướt nhẹp, người lại lạnh toát. Mình cứ nằm im như thế , ko cử động, ko làm gì. Phải đến cả tiếng sau mình mới dám ngọ nguậy, rùi dậy và sang gõ cửa đứa bạn phòng bên, nói sơ sơ rùi ôm chăn gối qua ngủ vs nó. Sáng hum sau vội vàng gọi điện về cho mẹ nói mẹ đi xem rùi xin cho cái là bùa, để tết về mình lấy, giờ vẫn còn để trong ví nè.

Chuyện này mình gặp hồi năm 4, giờ đã 3 năm rùi mà mình vẫn nhớ như in.

Chuyện 2: Chuyện của đứa bạn phòng bên

Chính là đứa mà mình ôm chăn vs gối qua ngủ cùng đấy ạ. Sáng hum sau dậy, mình mới kể lại chi tiết cho nó, vẫn nổi cả da gà lên. Nghe xong nó bảo”nghe M nói thì giờ Y mới dám nói, Y cũng gặp rùi”. Thế là nó kể chuyện của nó. Thỉnh thoảng nó ngủ, nó hay mơ thấy có 1 người thanh niên cứ đêm đêm là hay vào phòng nó chơi, nói chuyện, rùi đi từ phòng nó đi qua mấy cái cầu thang lên tầng trên nữa ( phòng nó làm gì có cầu thang, sau phòng nó là khoảng ko thui). Mấy lần mơ thấy vậy, nó liền hỏi bác chủ nhà thì bác nói là ” phòng con ngày xưa bác có làm cầu thang lên tầng trên nhưng bỏ rùi”. Sốc tập 1.

Rùi có 1 lần nói chuyện vui vui , người thanh niên đó bảo” a rất thích em, nên a đã bảo chủ nhà để cho e ở đây thoải mái, em cứ yên tâm ở đây”. Ngủ dậy nó cũng ko để tâm cho lắm, nhưng mấy ngày sau, thấy bác chủ nhà báo tăng tiền phòng của mấy đứa tầng trên mà ko thấy đả động gì đến nó, thì nó mới chợt nhớ tới lời người thanh niên đó, giật mình nghĩ lại thì từ hồi ở đây nó chưa bao giờ bị tăng tiền phòng cả mặc cho các phòng khác bị tăng ( các phòng khác ko biết nhá). Sốc tập 2.

Nó kể tiếp, đợt ấy, nó bị mổ ruột thừa, ở viện mấy ngày rùi về nhà. Vì chưa dc bao lâu nên nó vẫn còn mệt. Về nhà dc 2,3 hôm gì ấy, buổi tối hum ấy, tầm 11h nó tắt đèn đi ngủ mà nằm mãi ko ngủ dc, cứ quay qua quay lại. Rùi khi nó đang nằm quay mặt ra phía cửa phòng, tự nhiên nó thấy cửa phòng nó từ từ mở ra, và nó thấy 1 cái bóng đen mờ mờ đi vào trong phòng (đèn tắt rùi nhá) , thế mà ko hiểu vì sao lúc ấy trong đầu nó lại vang lên ý nghĩ ” mình phải bật đèn lên để mời khách vào phòng chứ”. Rùi như phản xạ nó đưa tay lên bật cái công tắc đèn ngay đầu giường. Đèn vừa sáng, nó như chợt tỉnh ấy, nhìn lại thì thấy cửa phòng vẫn khóa ( bấm chốt rùi), mà nửa đêm rùi làm gì còn ai đến chơi nữa. Lúc ấy nó mới toát mồ hôi, hiixxxx. Nhưng lúc sau thì nó nghĩ do người vẫn còn mệt nên gặp lung tung chứ ko có gì.

truyen ma tuyen chon

Sau khi nghe mình kể chuyện, nghĩ lại nó cũng nổi da gà, mình thì khiếp rùi. Mấy hum liền, hum thì mình sang phòng nó ngủ, hum thì nó sang phòng mình ngủ. Bà Ba ( bà giúp việc ở cùng tầng vs tụi mình, tụi mình rất hay nói chuyện vs bà, thỉnh thoảng rảnh cũng phụ bà nữa), thấy 2 đứa thế mới hỏi, tụi mình mới kể lại cho bà nghe. Nghe xong bà bảo” tao cũng gặp rùi, tao ko sợ nhưng tao ko kể ra, sợ mấy đứa bỏ đi, bà chủ bà la. Chứ trc tao đi thanh niên xung phong, tao có sợ gì”. Heeeee, 2 đứa mình nghe vậy mới nằn nì bà kể cho nghe.

Chuyện 3: Chuyện của bà Ba giúp việc

tieu thuyet kinh di

(Phòng bà Ba ngay kế phòng mình. Khi mình tới ở thì đã thấy phòng bà ko có cửa mà chỉ có tấm rèm che lại buổi tối khi bà ngủ thui).Bà kể ” ban đêm thỉnh thoảng ngủ tao vẫn thấy có ng đi qua đi lại chỗ hành lang này đấy chứ. Có một đêm, hum ấy tao nằm ngủ nhưng mãi ko ngủ dc, mà cái rèm cửa tao cũng ko buông xuống. Đang nằm trằn trọc, tự nhiên tao thấy 1 ng đàn ô cứ đứng ngoài cửa nhìn chòng chọc vào phòng tao. Lúc ấy tao cũng ko sợ, thấy thế liền ngồi dậy tựa lưng vào tường. Rồi bỗng nghe tiếng ng đàn ông đó nói ” cái nhà này, ngày rằm mùng một chả bao giờ chịu thắp hương gì cả”. Nghe vậy, tao mới bảo ” tôi chỉ là ng giúp việc ở đây thôi, tôi ko biết gì cả. Thôi ô đi cho tôi ngủ, mai dậy tôi sẽ nói bà chủ thắp hương cho ô”. Tao nói xong thì thấy cái bóng đó quay lưng đi rùi từ từ biến mất. Rùi sau đó tao cũng ngủ lun. Sáng dậy tao mới nói bà chủ, từ đó trở đi bà mới chịu khó thắp hương ngày rằm mùng một chứ trc bà chỉ làm mấy ngày giỗ hay lễ tết thui.

Hixxx, nghe xong thì lúc ấy tụi mình hãi thực sự rùi, mới bàn nhau gặp bà chủ nhà để hỏi rõ. Sau khi nghe tụi mình kể hết chuyện, bà chủ nhà mới nói ” tụi con đã gặp vậy thôi bác kể cho nghe. Đúng ra thì bác có x+1 người con, chứ ko fai là x người con như bây giờ. Thực ra bác cũng ko biết, nhưng 1 lần đi xem bói, ông thầy bói vừa nhìn thấy bác đã bảo ” bà có 1 ng con chết trẻ đúng ko”. Bác cứ nói là ko vì thực sự là ko có, nhưng ông thầy bói coi kỹ rùi nói ” bà trc có thai, nhưng vì bà ko biết nên đã để bị sảy. Cái thai đó là con trai, giờ ở dưới âm đang làm chức quan to lắm, nhưng vẫn muốn về nhà nên bà fai cúng cho nó”. Bác nghe vậy thì cũng về nhà làm 1 cái bát hương, ko biết mặt mũi ra sao nên để tấm hình ông quan nên thui. Chắc ng tụi con gặp là con trai bác đó. Nói rùi bác chỉ cho tụi mình thấy. Tụi mình bảo bác ” thui, từ giờ đến lúc tụi con ra trường, ngày rằm mùng một bác cứ cho tụi con lên thắp nén nhang cho an tâm bác ah”. Từ ngày đó thì tụ mình dc yên ổn

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VC
25 tháng 6 2021 lúc 20:36

ô thế bn qua đại hok òi à

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
25 tháng 6 2021 lúc 20:40

Chuyện về ông Lương Định Của : 

Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quý. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về, dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn. Tối tối, ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp hạt giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt. Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quý cho nền nông nghiệp Việt Nam.

Chuyện ma của riêng tôi : 

Ngày xưa, tôi hay đạp xe vào buổi tối, hóng mát ấy. Lượn khắp khu phố Hà Nội gần chỗ tôi ở.  Mẹ tôi thì hay lo tôi về muộn, ngày nào cũng đứng ở cổng xem tôi đã về chưa. Khu dân cư cũ của tôi thì vắng, nhiều ngã ba, đèn hồi ấy thì nó hay chớp chớp sáng không đều. Có 1 cái lần tôi về muộn, mẹ tôi mắng : 

- Con mà cứ về muộn thế này thì ma bắt đấy!

Khu phố tôi ở ngày xưa đến nay thì nổi tiếng với mấy chuyện ma. Đúng là hôm nay, trong lúc đạp xe, tôi có nhìn thấy vài cái bóng đứng ở đầu đường, cúi đầu xuống đất, váy bay phấp phới, tóc dài che hết mặt, hễ có tiếng là vẫy tay gọi, lại còn đứng dưới cái đèn phố mở ảo, tôi cũng phát khiếp. Từ lần đấy bị dọa thì chừa hẳn, không dám đạp xe khắp phố nữa. Nhưng sau này, lớn lên, tôi mới biết, mấy chị "ma" hồi ấy là cave :))))???
         Ps : nhớ k :))

                                                                                                                                                    # Aeri # 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
BD
25 tháng 6 2021 lúc 20:31
Rời thành phố Hải Dương chừng mười mấy cây số là tới địa phận huyện Gia Lộc, chúng tôi hỏi đường một số người dân xung quanh và được kiểm chứng một điều khá thú vị. Khi hỏi tới Viện Cây lương thực và thực phẩm nhiều người vẫn còn phân vân không rõ nhưng chỉ cần hỏi "viện bác Của” thì ai cũng hồ hởi chỉ đường. Đã hàng chục năm, kể từ ngày bác sĩ nông học Lương Định Của qua đời, người dân nơi đây vẫn luôn nhớ về ông với sự thành kính và yêu mến không thay đổi… Viện Cây lương thực và cây thực phẩm giờ đã được xây dựng khang trang và quy mô hơn rất nhiều so với thời điểm bác sĩ nông học Lương Định Của còn sống. Cánh đồng rộng mênh mông của viện vẫn được phân khu rõ ràng từng giống cây khác nhau. Chỉ khác là trên nền nhà xưa của ông hiện nay được thay thế bằng một nhà tưởng niệm ấm cúng do anh em cán bộ viện dựng nên. Khi được các cán bộ của viện cho xem lại bức hình chụp căn nhà xưa của ông chúng tôi không thể tin vào mắt mình: căn nhà nhỏ, lợp ngói, có thể gọi là khá lụp xụp lại là nơi ở, làm việc của vợ chồng ông trong cả chục năm trời…Ông Nguyễn Văn Tuấn, nguyên Viện trưởng viện Cây lương thực và thực phẩm kể về người thầy, người cấp trên của mình với giọng bùi ngùi: Một ngày làm việc của "bác Của” bắt đầu từ lúc tờ mờ sáng và kết thúc lúc đêm khuya, có những ngày ông ròng rã trong phòng thí nghiệm, có những ngày cật lực ngoài đồng, dưới cái nắng cháy da cháy thịt của mùa hè.  Ông Tuấn nhớ lại: Làm nghiên cứu nông nghiệp vất vả hơn hẳn những ngành nghiên cứu khác bởi không thể làm việc trong phòng lạnh được mà phải sớm hôm ruộng đồng như bà con nông dân. Thời điểm tôi mới được phân về Viện, lương cán bộ nghiên cứu khoảng 51 đồng, nhiều anh em cự nự, bác Của mới nghiêm khắc trong cuộc họp: "Nếu như tôi nghĩ về lương thì không bao giờ tôi về Việt Nam, nhất là trong giai đoạn chiến tranh như thế này. Lương bây giờ của tôi chỉ gấp 3 lần các anh nhưng nếu tôi ở bên Nhật người ta sẽ trả cho tôi gấp 5-7 chục lần”. Những đợt xét lương sau, không ai còn dám ý kiến gì nữa. Lúc đương thời, bác sĩ nông học Lương Định Của cũng là một tấm gương lớn về sự liêm khiết với anh em cán bộ trong viện. Thời điểm chiến tranh đang ở giai đoạn khốc liệt, một bộ phận cán bộ nghiên cứu cùng  "bác Của” vào Thanh Hoá để chọn và nhân giống cho bà con. Ông mới mang theo một chiếc đài nhỏ của Nhật để nghe tin tức thời sự. Cái đài dùng pin nên chỉ được mấy ngày là hết, ông bèn nhờ một người cộng sự ra cửa hàng bách hoá tổng hợp để mua 2 cục pin đại. Nghe tiếng "bác Của”, ty thương nghiệp mới bán cho cả một chiếc đài mới đi kèm với pin. Người đồng nghiệp mang cả về thì lập tức bị ông mắng "Tôi bảo cậu mua pin chứ có phải mua đài đâu. Đem trả lại”. Sau chiến tranh, tình báo kinh tế của ta mới lấy được một ít giống cây có năng suất cao trao lại cho Viện Cây lương thực và cây thực phẩm. Đón nhận giống quý, ông mới chia ra làm 3 phần, một phần đem ươm thử trong phòng thí nghiệm, một phần đem vào lưu trữ ở kho lạnh của viện, phần khác cho vào một gói nhỏ, bọc cẩn thận giữ bên mình. Tối đến, ông cắp túi hạt giống nhỏ trong nách để ngủ, mục đích nhằm giữ nhiệt cho những hạt giống quý này được nảy mầm an toàn và cũng để quan sát những đặc tính của giống.Về thăm viện "bác Của” lần này, may mắn chúng tôi được gặp bà Nobuko Lương nhân dịp bà và người con trai cả, ông Lương Hoàng Việt về Bắc thăm bạn bè. Đã ngoài tuổi chín mươi nhưng bà Của trông vẫn còn nhanh nhẹn, hỏi chuyện nào ra chuyện ấy. Nghe bà kể chuyện trước kia, chúng tôi cũng lây lan niềm hạnh phúc làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ đến từ xứ sở Phù Tang này. Hai ông bà gặp nhau khi ông còn ngồi trên ghế nhà trường ở Kyushu, bà Nobuko Nakamura lúc bấy giờ đang là sinh viên theo học trường Cao đẳng nữ học Fukuoada. Cái tài và nghị lực của chàng trai Việt, sự nết na, thuỳ mị của cô gái xứ phù tang đã dẫn họ đến với nhau. Hồi ấy, việc một cô gái Nhật được bố mẹ cho phép lấy chồng người nước ngoài là một việc rất hiếm. Khi hai người đến với nhau thì gặp không ít cản trở khó khăn, thậm chí cả từ phía chính quyền. May mắn thay, chàng trai Việt lại được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía nhạc mẫu. Mồ côi mẹ khi mới mười hai tuổi nên ông coi bà như mẹ, vì vậy suốt những năm tháng sau này, bà luôn là nơi hậu thuẫn cho hai vợ chồng, kể cả khi đã rời khỏi nước Nhật. Năm 1945, khi ông vừa tốt nghiệp trường Đại học Quốc lập Kyushu cũng là lúc hai người thành thân. Đây cũng là thời điểm lịch sử, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chính thức ra đời. Bà nghe ông nói nhiều về Hồ Chủ Tịch, về ước mong được trở về và cống hiến. Dần dần, bà cũng bị lây tình yêu của ông với đất nước Việt Nam. Theo chồng về Việt Nam, bà Nobuko buộc phải học lại tất cả những lễ nghi, phong tục của đất Việt.  Cuộc sống cũng khó khăn hơn rất nhiều, vợ chồng con cái phải sống trong một căn nhà rất nhỏ. Bà đảm nhiệm công việc trợ lý riêng của ông trong công tác chọn giống, công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận. Để tăng gia sản xuất như các chị em trong Viện Cây lương thực và thực phẩm, bà Nobuko cũng nuôi thêm con gà, con lợn cải thiện bữa ăn cho chồng con. Điều này khi còn ở Nhật, bà thực sự chưa bao giờ nghĩ tới. Phụ nữ Nhật được tiếng khéo chiều chồng, bà Nobuko không biết mình có khéo hay không nhưng bà biết luôn được chồng yêu thương và trân trọng, các con lớn lên trong khốn khó nhưng vẫn giữ được nếp học, gia phong, với bà thế là mãn nguyện rồi. Những ngày bà được mời về làm phát thanh viên tiếng Nhật của Đài tiếng nói Việt Nam, vợ chồng nhiều lúc phải xa nhau. Cứ đầu tuần bà lại đạp xe lên Hà Nội, cuối tuần trở về Hải Dương, mãi về sau khi cuộc sống ổn định dần thì việc đi về mới đỡ hơn nhiều. Tính ông "khảnh” trong việc ăn uống nên đi đâu cũng chỉ mong về ăn một bữa cơm gia đình… Bà Nobuko hay cười, thuộc mẫu phụ nữ nhân hậu và lạc quan. Suốt mấy chục năm làm mẹ, làm vợ với hàng chục lần chuyển nhà, di dời chỗ ở theo chồng con cũng đã tạo thành một thói quen với bà: "Giờ càng đi thì bà càng khoẻ”, ông Việt cho biết. Hiện bà Nobuko vẫn sống ở Sài Gòn cùng con gái, bà vẫn đi đi về về giữa Việt Nam và Nhật Bản, cả hai đều là quê hương yêu dấu của bà.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
BN
Xem chi tiết
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết