NGÀNH ĐỘNG VẬT KHÔNG CÓ XƯƠNG SỐNG
* Ngành Động Vật Nguyên Sinh :
- Đại diện : trùng biến hình, trùng roi, trùng giày, trùng kiết lị, trùng sốt rét,....
- Đặc điểm chung :
+ Kích thước hiển vi và cơ thể chỉ có 1 tế bào
+ Cơ quan dinh dưỡng
+ Hầu hết dinh dưỡng kiểu dị dưỡng
+ Sinh sản vô tính bằng cách phân đôi
* Ngành Ruột Khoang
- Đại Diện : thuỷ tức, sứa, san hô, hải quỳ,....
- Đặc điểm chung :
+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn
+ Sống dị dưỡng
+ Thành cơ thể gồm 2 lớp tế bào, giữa là tầng keo
+ Ruột dạng túi
+ Tấn công và tự vệ bằng tế bào gai
* Các Ngành Giun:
1. Ngành giun dẹp :
- Đại diện : sán lá gan, sán lá máu, sán bã trầu, sán dây,..
- Đặc điểm chung :
- Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên
- Phân biệt đầu, đuôi, lưng, bụng
- Ruột phân nhánh, chưa có hậu môn
* Giun dẹp kí sinh còn có thêm các đặc điểm:
- Có giác bám, cơ qan sinh sản phát triển
- Ấu trùng phát triển qua các vật chủ trung gian
2. Ngành giun tròn
- Đại diện : giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa,...
- Đặc điểm chung :
+ Phần lớn sống kí sinh
+ Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu
+ Có vỏ cutin bao bọc, khoang cơ thể chưa chính thức
+ Cơ quan tiêu hóa dạng ống, bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn
3. Ngành giun đốt :
- Đại diện : giun đất, giun đỏ, đỉa, rươi,...
- Đặc điểm chung :
* Mặc dù ngành giun đốt rất đa dạng, phân bố ở các môi trường với các kiểu lối sống khác nhau, nhưng chúng đều có chung một số đặc điểm:
- Cơ thể phân đốt, có thể xoang.
- Ống tiêu hóa phân hóa
- Bắt đầu có hệ tuần hoàn
- Di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể
- Hô hấp qua da hay mang
* Ngành Thân Mềm :
- Đại diện : trai sông, ốc sên, mực, bạch tuộc, sò,...
- Đặc điểm chung :
Đặc điểm chung của ngành thân mềm là:
- Thân mềm, không phân đốt
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Cơ quan di chuyển thường đơn giảm
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển
* Ngành Chân Khớp :
- Đại diện : tôm sông, nhện, châu chấu,...
- Đặc điểm chung:
* Kết luận: Các đặc điểm chung của ngành chân khớp:
- Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở
- Các chân phân khớp động
- Qua lột xác mà tăng trưởng cơ thể
NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
* Lớp Cá :
- Đại diện : cá chép, cá nhám, cá trích, lươn,...
- Đặc điểm chung :
- Cá là động vật có xương sống thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước.
- Di chuyển: bơi bằng vây
- Hô hấp bằng mang
- Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
- Sinh sản: thụ tinh ngoài
- Là động vật biến nhiệt
* Lớp lưỡng cư :
- Đại diện : ếch đồng, cá cóc Tam Đảo, ễnh ương, ếch giun,...
- Đặc điểm chung :
- Môi trường sống đa dạng: dưới nước, trên cạn, trên cây, trong đất
- Da trần, ẩm ướt
- Di chuyển bằng 4 chi (trừ bộ Lưỡng cư không chân)
- Hô hấp bằng da và phổi
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Thụ tinh ngoài, trong môi trường nước
- Nòng nọc phát triển qua biến thái
- Là động vật biến nhiệt
* Lớp Bò sát :
- Đại diện : thằn lằn bóng, rắn ráo, cá sấu Xiêm, rùa núi vàng,....
- Đặc điểm chung :
- Đặc điểm chung của bò sát:
+ Da khô, có vảy sừng
+ Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai
+ Chi yếu, có vuốt sắc
+ Thở hoàn toàn bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn
+ Có 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách ngăn hụt, tạm thời chia tâm thất thành 2, máu nuôi cơ thể ít pha hơn.
+ Là động vật biến nhiệt
+ Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong
+ Trứng có màng dai hoặc có vỏ đá vôi bao bọc, giàu noãn hoàng
* Lớp Chim
- Đại diện : bồ câu, chim cánh cụt, đà điểu Úc,...
- Đặc điểm chung :
- Chim là động vật có xương sống
- Mình có lông vũ bao phủ
- Chi trước biến đổi thành cánh
- Có mỏ sừng
- Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
- Là động vật hằng nhiệt
* Lớp thú :
- Đại diện : thỏ, hổ, báo,....
- Đặc điểm chung :
- Thú là động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.
- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.
- Tim 4 ngăn.
- Bộ não phát triển thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.
- Là động vật hằng nhiệt.