I.Trắc nghiệm
Câu 1 Điền từ thích hợp vào chỗ trống: “Số … là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học”.
A. electron. B. proton. C. neutron. D. neutron và electron.
Câu 2 Hiện nay, số nguyên tố hóa học trong tự nhiên là
A. 110. B. 102. C. 98. D. 82.
Câu 3 Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử cùng loại có...
A. cùng số neutron trong hạt nhân B. cùng số proton trong hạt nhân.
C. cùng số electron trong hạt nhân. D. cùng số proton và neutron trong hạt nhân.
Câu 4. Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:
A. Số thứ tự của nguyên tố. B. Số hiệu nguyên tử.
C. Số electron lớp ngoài cùng. D. Số lớp electron.
Câu 5: Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu hoá học của nguyên tố Copper?
A. Co. B. Cu. C. CU. D. CO.
Câu 6: Các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tắc:
A. Nguyên tử khối tăng dần. B. Tính kim loại tăng dần.
C. Điện tích hạt nhân tăng dần D. Tính phi kim tăng dần.
Câu 7: Tên nguyên tố hóa học ứng với các kí hiệu O, Al, Fe lần lượt là:
A. Oxygen,Aluminium,Iron B. Oxygen, Iron, Aluminium
C.Iron,Zine,oxygen. D. Zine, Iron, oxygen.
Câu 8 Thông tin trên ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho biết:
A. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và số lớp electron của nguyên tố đó.
B. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tố đó.
C. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và khối lượng nguyên tử của nguyên tố đó.
D. số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố và số điện tích hạt nhân của nguyên tố đó.
Câu 9 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hóa học.
B. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.
C. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.
D. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.
Câu 10 Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
B. Số thứ tự của chu kì bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
C. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
D. Các nguyên tố trong cùng chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
II.Tự luận
Câu 11 Khi thổi một quả bóng bay bằng hơi thở của chúng ta thì bóng bay chỉ bay là là trên nền nhà, nhưng nếu bơm vào bóng một chất khí X thì bóng bay sẽ bay lên cao nếu ta không giữ chặt. Em hãy tìm hiểu thông tin chất khí nói trên và những ứng dụng khác của khí này trong đời sống.
Câu 12 Biết rằng 4 nguyên tử magnesium nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Hãy viết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố X.
Câu 13 Nguyên tố X (Z = 11) là nguyên tổ có trong thành phần của muối ăn. Hãy cho biết tên nguyên tố X và vẽ mô hình sắp xếp electron ở vỏ nguyên tử X. X có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng? Từ đó cho biết X thuộc chu kì nào, nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
Câu 14 X là nguyên tố cần thiết cho quá trình hô hấp của sinh vật, nếu thiếu nguyên tố này sự cháy không thể xảy ra. Hãy cho biết tên, kí hiệu hoá học và vị trí (ô nguyên tố, chu kì, nhóm) của X trong bảng tuần hoàn. Nguyên tổ X là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
1/B 2/C 3/B 4/D 5/B 6/C 7/A 8/C 9/C 10/B