H24
I.Đọc hiểu văn bản (5.0 điểm)Hát về một hòn đảoChúng tôi ngồi đây, quần tụ giữa trờiCuộc đời lính có niềm sung sướng línhMỗi đứa một quêThằng ở đồng chuaĐứa ở nước mặnVùng quê nào cũng nhiều kỉ niệmChia nhau nỗi nhớ nhàHoàng hôn tím ngát xa khơi…Về một cô gái làng khểnh răng hay hátVầng trăng lặn dưới chân lều bạtHắt lên chúng tôi ướt đẫm vàngChúng tôi coi thường gian nanDù đồng đội tôi có người ngã trước miệng cá mậpCó người bị vùi dưới cơn bão dữ tợnTuổi trẻ là tuổi làm việc lớnNgày mai hòn đảo sẽ nhô lênĐất nước Việt Nam, một lần nữa nối liềnNhững quần đảo long lanh như ngọc dátNói chẳng đủ đâu, tôi phải hátMột bài ca bằng nhip trái tim tôiĐảo à, đào ơi…(Trích Hát về một hòn đảo, Trần Đăng Khoa)Lựa chọn các phương án trả lời đúng từ câu 1 đến câu 4. Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản?A. Thất ngônB. Lục bátC. Tự doD. Sáu chữ. Câu 2:  Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau.“Mỗi đứa một quêThằng ở đồng chuaĐứa ở nước mặnVùng quê nào cũng nhiều kỉ niệmChia nhau nỗi nhớ nhà”A. Hoán dụ, điệp từB. Ẩn dụ, liệt kêC. Nhân hóa, ẩn dụD. Điệp từ, liệt kê. Câu 3: Thái độ của tác giả thể hiện qua câu thơ “Những hòn đảo long lanh như ngọc dát”?A. Trân trọngB. Biết ơnC. Tự hàoD. Ca ngợi Câu 4: Nội dung đầy đủ nhất của đoạn trích trên là.A. Ca ngợi vẻ đẹp biển đảo quê hươngB. Cuộc sống của người lính đảo, vẻ đẹp biển đảo và thái độ tự hào của tác giả.C. Cuộc sống người lính đảo với những khó khăn, nguy hiểm.D. Tinh thần lạc quan của những người lính đảo. Trả lời các câu hỏi. Câu 5: Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy trên đảo của người lính được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh nào? Câu 6: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ “Những hòn đảo long lanh như ngọc dát”  Câu 7. Đoạn thơ đã gợi cho anh chị tình cảm gì đối với người lính đảo?  Câu 8: Từ nội dung đoạn thơ, anh/chị rút ra bài học sâu sắc nhất với bản thân?
CA
18 tháng 10 2024 lúc 18:34

1.C 

2. D 

3. C 

4. B 

 

Bình luận (0)
CA
18 tháng 10 2024 lúc 18:39

Câu 5 : 

Cuộc sống gian khổ và hiểm nguy được thể hiện qua các hình ảnh : "ngã trước miệng cá mập", "bị vùi dưới cơn bão dữ tợn". Những hình ảnh này gợi lên sự đe dọa từ thiên nhiên và những thử thách mà người lính phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày. 

Câu 6 : 

Biện pháp tu từ so sánh : Hòn đảo long lanh > < ngọc dát

Tác dụng:  làm nổi bật vẻ đẹp và giá trị của những hòn đảo, thể hiện sự trân trọng và tự hào về quê hương. Khơi dậy cảm xúc tích cực trong lòng người đọc. Làm cho câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. 

Câu 7 :  Đoạn thơ gợi lên sự cảm phục và trân trọng đối với người lính đảo. Họ không chỉ phải chịu đựng gian khổ, hiểm nguy mà còn giữ vững niêm tin và khát vọng về quê hương, đất nước. Sự hy sinh và lòng dũng cảm của họ khiến người đọc cảm thấy biết ơn và kính trọng.

Câu 8: Bài học sâu sắc nhất :  sự kiên cường và lòng yêu nước ( yêu quê hương ) 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
GS
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết