DT

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: VĂN BIA VĨNH LĂNG Năm Thuận Thiên thứ sáu, năm Quí Sửu tháng 8 nhuận ngày 22, Thái tổ Cao hoàng đế chầu trời. Cùng năm ấy, tháng 10 ngày 23, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Vua họ Lê, húy là Lợi, tằng tổ của vua Húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một ngày kia đi chơi Lam Sơn thấy có đàn quạ bay lượn quanh ở dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho rằng chỗ này là đất tốt, liền dời nhà đến ở đấy, được ba năm thì thành sản nghiệp. Con cháu ngày một đông, tôi tớ ngày một nhiều. Việc dựng nước mở đất thực gây nền từ đấy. Từ bấy giờ làm chủ một miền. Tổ của vua húy là Ðinh, nối dõi nghiệp nhà, theo chí người trước, bộ hạ có đến hàng nghìn người. Tổ mẫu của vua họ Nguyễn, rất có đức hạnh, sinh được hai con trai, con trưởng là Tùng, con thứ là Khoáng, tức là thân phụ của vua. Người vui vẻ, dễ dãi, hiền lành, thích làm thiện, mến đãi khách, đối với dân cõi láng giềng cũng coi như người một nhà, cho nên người ta chẳng ai là không cảm ơn mà phục nghĩa. Thân mẫu của vua họ Trịnh, húy là Thương, chăm đạo đàn bà, cửa nhà hòa vui, gia đạo thêm thịnh, sinh ba con trai, trưởng là Học, thứ là Trừ, út là vua. Người con trưởng được cha truyền nghiệp, không may chết non. Vua vâng thừa nghiệp của ông cha, một lòng kính cẩn. Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách. Năm Mậu Tuất (1418) dấy hưng nghĩa binh đóng trên sông Lạc Thủy, trước sau hơn hai mươi trận, đều đặt mai phục, dùng kỳ binh, tránh mũi nhọn, thừa chỗ hư, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.. Năm Bính Ngọ (1426) đánh ở Ninh Ðộng (tức Ninh Kiều và Tốt Ðộng) đại thắng liền tiến vây Ðông Ðô. Năm Ðinh Mùi (1427) giặc gửi viện binh. An Viễn hầu Liễu Thăng đem mười vạn quân do Quảng Tây tiến, Kiềm Quốc công Mộc Thạnh đem năm vạn quân do Vân Nam tiến. Một trận Chi Lăng, Liễu Thăng nộp đầu, chém quân giặc hơn mấy vạn tên, bắt sống bọn Hoàng Phúc, Thôi Tụ hơn ba trăm người và hơn vạn binh sĩ. Sắc mệnh và binh phù bắt được của Liễu Thăng gửi đến quân Vân Nam, Mộc Thạnh trông thấy nhân đêm chạy trốn, giặc bị chém đầu và bị bắt sống không biết bao nhiêu mà kể. Bấy giờ trấn thủ thành Ðông Quan là bọn Thành Sơn hầu Vương Thông trước đã cùng quân ta giảng hòa mà chưa xong, đến đây, xin thề ở trên sông Nhị, những thành trì trấn thủ các xứ đều mở cửa ra hàng. Những quân giặc bị bắt và những quân đầu hàng có đến mười vạn người, đều tha cho về cả. Ðường thủy thì cấp cho hơn năm trăm thuyền, đường bộ thì cấp cho lương ăn và ngựa; răn cấm quân sĩ (của ta) không được xâm phạm mảy may (đến quân giặc). Hai nước từ đấy giao hảo, Bắc Nam vô sự. Mường Lễ và Ai Lao dần vào bản đồ, Chiêm Thành và Chà-và vượt biển đến cống. Vua thức khuya dậy sớm sáu năm mà trong nước thịnh trị, đến nay băng. Thuận Thiên năm thứ sáu, Quí Sửu tháng 10 ngày tốt, Vĩnh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn. (Nguyễn Trãi toàn tập, Viện Sử học, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,1976) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra tên ba trận thắng lớn của vua Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn được nêu trong văn bản. Câu 3. Lòng khoan dung độ lượng của vua Lê Lợi thể hiện qua chi tiết nào? Câu 4. Chi tiết “Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách” cho thấy những phẩm chất gì của vua Lê Lợi ? Câu 5. Khái quát nội dung chính của văn bản. Câu 6. Nêu những bài học mà người đời sau có thể nhận ra từ bài văn bia. Giúp em với


Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
VA
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
Xem chi tiết