Đáp án A
Áp dụng phương pháp đường chéo cho hỗn hợp A:
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Đáp án A
Áp dụng phương pháp đường chéo cho hỗn hợp A:
Hỗn hợp khí A chứa C 2 H 2 và H 2 . Tỉ khối của A đối với hiđro là 5. Dẫn 20,16 lít A đi nhanh qua chất xúc tác Ni nung nóng thì nó biến thành 10,8 lít hỗn hợp khí B. Dẫn hỗn hợp B đi từ từ qua bình đựng nước brom (có dư) cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì còn lại 7,39 lít hỗn hợp khí C. Các thể tích được đo ở đktc.
1. Tính phần trăm thể tích từng chất trong mỗi hỗn hợp A, B và C
2. Khối lượng bình đựng nước brom tăng thêm bao nhiêu gam?
Hỗn hợp X gồm m gam các oxit sắt và 0,54m gam Al. Nung hỗn hợp X trong chân không cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được V lít H2 (đktc); dung dịch Z và chất rắn T. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch Z thu được 67,6416 gam kết tủa. Cho chất rắn T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,22V lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 17. Giá trị của V là
A. 11,25
B. 12,34
C. 13,32
D. 14,56
Hỗn hợp X gồm H2 và hai olefin đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 8,96 lít hỗn hợp X đi qua xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 1,82 gam và thoát ra 5,6 lít hỗn hợp khí Z. Tỉ khối của Z đối với H2 là 7,72. Biết tốc độ phản ứng của hai olefin với hiđro là như nhau. Công thức phân tử và % thể tích thể tích của anken có ít nguyên tử hơn trong X là:
A. C2H4, 20%
B. C2H4,17,5%
C. C3H6, 17,5%
D. C3H6, 20%
Hỗn hợp X gồm 0,15 mol propin, 0,1 mol axetilen, 0,2 mol etan và 0,6 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỷ khối so với H2 bằng a. Cho Y tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 thu được kết tủa và 15,68 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Sục khí Z qua dung dịch brom dư thấy có 8,0 gam brom phản ứng. Giá trị của a là
A. 9,875
B. 10,53
C. 11,29
D. 19,75
Một hỗn hợp A gồm anken và H2 tỷ khối so với H2 là 7. Dẫn hỗn hợp qua Ni nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp B có tỷ khối với H2 là 10. Mặt khác cho 4,48 lít hỗn hợp A (đktc) và 2,6 gam axetilen qua Ni nung nóng thu được hỗn hợp D có tỷ khối so với H2 13,5. Hỗn hợp D làm mất màu vừa đủ m gam Br2. Công thức của anken và giá trị m lần lượt là
A. C2H4 và 25,6 gam.
B. C3H6 và 25,6 gam.
C. C2H4 và 19,2 gam.
D. C3H6 và 19,2 gam.
Hỗn hợp X gồm H2 và hai olefin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 8,96 lít hỗn hợp X đi qua xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 1,82 gam và thoát ra 5,6 lít hỗn hợp khí Z. Tỉ khối của Z đối với H2 là 7,72. Biết tốc độ phản ứng của hai olefin với hiđro là như nhau. Công thức phân tử và % thể tích của anken có ít nguyên tử cacbon hơn trong X là
A. C2H4; 20,0%
B. C2H4; 17,5%
C. C3H6; 17,5%
D. C3H6; 20,0%
Cho V lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm CO và H2 phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là:
A. 0,112
B. 0,560
C. 0,224
D. 0,448
Cho 4,48 lít khí NH3 (đktc) qua lượng dư CuO nung nóng, sau một thời gian phản ứng thu được hỗn hợp khí và hơi Y có tỉ khối so với H2 bằng 9,5. Hiệu suất của phản ứng trên là:
A. 30%
B. 40%
C. 50%
D. 60%
Hỗn hợp khí A chứa hiđro, một ankan và một anken. Dẫn 13,44 lít A đi qua chất xúc tác Ni nung nóng thì thu được 10,08 lít hỗn hợp khí B. Dẫn B đi qua bình đựng nước brom thì màu của dung dịch nhạt đi, khối lượng của bình tăng thêm 3,15 g. Sau thí nghiệm, còn lại 8,4 lít hỗn hợp khí C có tỉ khối đối với hiđro là 17,80. Biết các thể tích được đo ở đktc và các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong mỗi hỗn hợp A, B và C.