Đáp án C
Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ hành một tấm lưới. Đây là tập tính sinh được di truyền từ bố mẹ và mang tính đặc trưng cho loài nhện --> C đúng
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Đáp án C
Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ hành một tấm lưới. Đây là tập tính sinh được di truyền từ bố mẹ và mang tính đặc trưng cho loài nhện --> C đúng
Về các hình thức học tập ở động vật, cho các phát biểu dưới đây:
I. Tập tính quen nhờn giúp cho động vật tiết kiệm năng lượng, tránh lãng phí năng lượng vào các hành động vô ích.
II. Hiện tượng in vết ở một số loài động vật giúp tăng khả năng sống sót của con non trong giai đoạn mới sinh.
III. Học ngầm là kiểu phối hợp các kinh nghiệm cũ, vốn có trong tiềm thức để giải quyết những tình huống mới trong thực tế.
IV. Dạy thú làm xiếc hoặc thực hiện các hoạt động theo yêu cầu của con người bằng cách thưởng hoặc phạt có cơ sở từ hiện tượng điều kiện hóa đáp ứng.
Số phát biểu chính xác là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Quan sát thí nghiệm như sau: Con sên đang bò qua cái bảng sẽ rút vào trong v ỏ khi bạn cho rơi hòn đá lên bảng. Bạn lặp lại động tác rơi làm cho hành vi chui vào vỏ của con sên yếu dần và cuối cùng con sên không nhận phản ứng với đá rơi nữa. Thuật ngữ nào dưới đây đúng với sự biến mất hành động rút vào v ỏ của sên 1. Thích ứng 2. Phản xạ có điều kiện 3. Quen nhờn 4. In vết 5. Học khôn 6. Tập tính học được Đ áp án đúng là
A. 1, 2, 3, 5
B. 3, 4, 5
C. 1, 3, 6
D. 2, 3, 4,
Quan sát hình ảnh và cho biết hình ảnh dưới đây minh hoạ cho vai trò của loại hoocmôn thực vật nào?
A. Axit abxixic
B. Gibêrelin
C. Xitôkinin
D. Êtilen
Hình ảnh dưới đây minh hoạ cho kì nào của quá trình nguyên phân ở tế bào thực vật?
A. Kì đầu
B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
Tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh?
A. Vẹt bắt chước tiếng người.
B. Cá heo làm xiếc.
C. Cá ngoi lên mặt nước đớp mồi khi nghe thấy tiếng kẻng.
D. Trẻ vừa sinh ra đã biết bú mẹ.
Khi nói về tập tính ở động vật, cho các phát biểu sau đây:
(1). Các tập tính của động vật trong tự nhiên giúp chúng tăng khả năng sống sót trước các điều kiện môi trường.
(2). Các tập tính bẩm sinh của động vật không được con người sử dụng trong các hoạt động huấn luyện động vật.
(3). Việc huấn luyện các động vật làm công tác nghiệp vụ dựa trên quá trình xây dựng và hình thành các phản xạ có điều kiện.
(4). Các tập tính học được có thể bị dập tắt nếu các kích thích duy trì tập tính không còn nữa.
Số phát biểu chính xác là:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Cho các tập tính sau ở động vật:
(1) Sự di cư của cá hồi
(2) Báo săn mồi
(3) Nhện giăng tơ
(4) Vẹt nói được tiếng người
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
(7) Xiếc chó làm toán
(8) Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?
A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7)
B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7)
C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7)
D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8)
Tập tính nào sau đây là tập tính bẩm sinh?
A. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản
B. Học sinh giải được bài tập toán
C. Người đi đường thấy đèn giao thông chuyển sang màu đỏ thì dừng lại
D. Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường được cho ăn
Trong các động vật dưới đây, động vật nào có hình thức sinh sản hữu tính tiến hoá nhất?
A. Cá mập
B. Cá nhà táng
C. Cá thu
D. Cá chép