Gợi ý:
Hình ảnh anh bù nhìn thể hiện sự sáng tạo của những người nông dân trong lao động sản xuất. Để xua đuổi lũ chim phá hoại mùa màng, họ đã lấy tre ghép lại, khoác lên đó những chiếc áo để đánh lừa lũ chim.
Gợi ý:
Hình ảnh anh bù nhìn thể hiện sự sáng tạo của những người nông dân trong lao động sản xuất. Để xua đuổi lũ chim phá hoại mùa màng, họ đã lấy tre ghép lại, khoác lên đó những chiếc áo để đánh lừa lũ chim.
Điều gì khiến cho anh bù nhìn có thể cử động như con người?
A. Những tia nắng.
B. Những cơn mưa.
C. Những đám mây.
D. Những làn gió.
Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp (1 điểm):
a) Anh bù nhìn rất … (tốt bụng, hào phóng, rộng lượng) khi luôn giúp đỡ các bác nông dân mà không đòi hỏi điều gì.
b) Anh bù nhìn … (nâng niu, giữ gìn, bảo vệ) ruộng đỗ, ruộng ngô trước sự phá hoại của lũ chim.
Anh bù nhìn có tác dụng gì?
A. Giúp cây cối phát triển nhanh hơn.
B. Bảo vệ ruộng đỗ, ruộng ngô trước lũ chim.
C. Bảo vệ mùa màng trước sự khắc nghiệt của thời tiết.
D. Bảo vệ mùa màng trước sự tấn công của sâu bọ.
Một cái que cắm dọc, một thanh tre nhỏ buộc ngang, thành hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo tơi lá cũ, hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một manh chiếu rách cũng được. Trên đầu que dọc là một mê nón rách lơ xơ. Thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo… đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ lệ bộ, anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần buộc một túm nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc ở đầu gậy của người chăn vịt trên đồng.
Có nhiều loài chim bị mắc lừa, rất sợ anh bù nhìn, sợ cái cần câu ấy, vì chỉ hơi thoảng gió thì từ tấm áo, cái nón, đến thanh roi ấy đều cử động, phe phẩy, đung đưa… Bọn trẻ chúng tôi đứng từ xa mà nhìn cũng thấy đúng là một người đang ngồi, tay cầm que để đuổi chim…
Những anh bù nhìn thật hiền lành, dễ thương, chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi ăn uống gì và cũng chẳng bao giờ kể công. Các anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh có bị gió xô ngã thì rồi cũng có người đỡ anh dậy, anh chẳng kêu khóc bao giờ.
Chỉ tiếc là cũng có những con chim ranh ma, một lần sà xuống biết đấy là anh bù nhìn, không có gì nguy hiểm, không có gì đáng sợ thế là lần sau nó cứ xuống và còn đi gọi cả đàn xuống, vừa tra ngô, tỉa đỗ, mà lại phải đi làm lại từ đầu, vì chúng đã ăn hết cả hạt vừa gieo. Người ta vốn khôn ngoan hơn, lại phải thay lại tấm áo, cái nón và cái cần câu mới, buộc thêm vào đấy nhiều mẩu giấy có các màu, làm như đó là một người bảo vệ mới.
Bọn trẻ chúng tôi thích các anh bù nhìn ấy vì các anh không bao giờ dọa chúng tôi, không bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt, dù chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, đuổi cào cào, giẫm cả lên cái mầm ngô, mầm đỗ mới nhú…
Quả là các anh bù nhìn hiền lành đáng yêu, đã giúp người nông dân, trong đó có cha mẹ tôi, một cách khá tốt.
(Băng Sơn)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.
Những anh bù nhìn được làm từ nguyên liệu gì?
A. Những thanh tre và đất sét.
B. Những thanh tre và mảnh áo, mảnh bao rách.
C. Quần áo cũ và những miếng xốp.
D. Đất sét và những mảnh áo, mảnh bao rách.
Vì sao các anh bù nhìn rất dễ thương?
A. Vì các anh luôn canh giữ cho mùa màng của người nông dân được bội thu.
B. Vì các anh làm việc chăm chỉ, không bao giờ kể công, không bao giờ đòi ăn uống.
C. Vì các anh làm việc suốt ngày đêm không ngừng nghỉ, không lấy tiền công.
D. Vì các anh luôn thân thiện, vui vẻ với các bạn nhỏ, giúp các bạn làm đồ chơi.
Em thích phẩm chất nào của anh bù nhìn nhất? Vì sao?
trong bài tập đọc chú chuồn chuồn nước lớp 4 hãy trả lời câu hỏi sau:
1. chú chuồn chuồn nước được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào?
2. em thích hình anh nào ,vì sao?
3.cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay?
4. tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào?
Đọc 6 câu thơ tiếp theo: “Trẻ thời đi vắng...trầu không có”
a. Điều kiện tiếp đãi bạn của nhà thơ được thể hiện qua chi tiết, hình ảnh nào? Điều kiện của đó có gì đặc biệt?
b. Những cái “không có” trong 6 câu thơ được nhà thơ sắp xếp theo trình tự như thế nào? Điều này có tác dụng gì?
Hình ảnh "Trong đạn bom đổ nát; Bừng tươi nụ ngói hồng" nói lên điều gì?