Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

H24

Hãy viết một đoạn văn ngắn chứng minh tiếng việt của chúng ta rất giàu

HS
6 tháng 5 2018 lúc 16:49

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.

Bình luận (0)
LN
6 tháng 5 2018 lúc 11:31

từ khi bắt đầu nói, con người đã nói tiếng mẹ đẻ, tiếng nói đầu tiên của đứa trẻ đang học nói. tiếng việt là nguồn cảm hứng viết lên những lời thơ, lời hát thể hiện tình cảm, tư tưởng của con người.tiếng việt giàu bởi cái đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp. dù trải qua hàng ngàn hàng năm đấu tranh chống phong kiến nhung tiếng việt vẫn giữ được giá trị, bản sắc tinh hoa của nó. vì vậy, có thể nói văn học VN cũng thể hiện sự giàu đẹp của TV

Bình luận (0)
CN
6 tháng 5 2018 lúc 12:18

Người Việt Nam ta rất tự hào vì có vốn tiếng Việt giàu và đẹp.Tiếng Việt giàu đẹp vì nó là sự kết tinh của lịch sử đã bao đời nay cùa cha ông ta. Đó là lịch sử lao động sản xuất và chiến đấu để tồn tại và phát triển, để bảo vệ và dựng xây đất nước. Tiếng Việt giàu đẹp bởi nó là tiếng nói của đời sống dân tộc Việt Nam, phong phú và cũng rất đẹp.

Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là ở tiếng nói của quần chúng nhân dân được thể hiện trong tục ngữ, ca dao, là ở tiếng nói của các nhà văn, nhà thơ lớn đã được đẽo gọt, trau chuốt và nâng lên đến mức nghệ thuật.

Tục ngữ ca dao là ngôn ngữ của quần chúng, bản thân nó là giản dị, dễ hiểu, trong sáng vì nó là lối diễn đạt của quần chúng. Đặc tính truyền miệng và tập thể đã khiến nó ngày càng được trau chuốt, tinh tế hơn. Cuộc sống vô cùng đa dạng, tục ngữ, ca dao là tấm gương phản ánh đời sống cho nên nó cũng rất đa dạng. Đó có thể là tục ngữ ca dao về lao động sản xuất “Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống”, “Cày đồng đang buổi ban trưa - Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày...” về học tập “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. “Học ăn, học nói học gói, học mở”; về cách sống “Thương người như thể thương thân”, “Uống nước nhớ nguồn”.... Trong kho tàng tục ngữ ca dao ấy, có những câu thực sự là những viên ngọc sáng ngời lên vẻ đẹp lung linh.

Hỡi cô tát nước, bên đàng

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.

Một câu ca dao mở ra một bức tranh lao động đầy chất thơ, đồng thời cũng là một lời tỏ tình độc đáo, ý nhị. Câu ca dao đưa ta vào một không gian yên tĩnh, hư ảo của đêm trăng, ánh trăng tỏa chiếu xuống cánh đồng có một cô gái đang tát nước. Âm thanh của từng gầu nước như đẩy không gian thêm cao hơn, rộng hơn. Ánh trăng theo từng gầu nước cũng là múc “ánh trăng vàng”. Ánh trăng theo từng gầu nước lại đổ tràn lên ruộng, vỡ ra, tan ra, lấp loáng. Thời gian đã về khuya lắm. về khuya nên mới chỉ có âm thanh của từng gầu nước và tiếng nói của người con trai hỏi cô gái. Chàng trai hỏi cô trong ngỡ ngàng, tiếc nuối. “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”. Ánh trăng chiếu xuống nước đẹp quá, thể mà cô múc nó đổ đi. Đúng là chỉ có tâm hồn đẹp mới nhìn thấy vẻ đẹp này, thậm chí phải là tâm hồn nghệ sĩ mới có sự tiếc nuối cho cái đẹp kia. Một lời trách bóng gió: cô đang làm mất đi cái đẹp đấy! Nhưng ánh trăng vẫn cứ vô tư tỏa sáng để cô múc từng “gầu trăng”. Cô cũng đang tạo ra cái đẹp! Trách mà lại khen! Cô gái thì im lặng, im lặng vì chàng trai đã khéo gợi nên ở cô cảm xúc về cái đẹp, sự im lặng có thể là sự đồng tình tiếp nhận, và nhiều khi không nói mới là nói được nhiều nhất. Đúng là một câu ca dao thật đẹp. Và những bài ca dao khác:

Trong đầm gi đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài ca dao có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa thứ nhất là tả vẻ đẹp của “sen” có “Lá xanh bông trắng, lại chen nhị vàng” đó là tả từ ngoài vào. Còn “Nhị vàng bông trắng lá xanh” là tả từ trong tả ra. Câu thứ tư là “phẩm chất” nghĩa thứ hai cũng toát lên ở đây: Người ta cũng đẹp như sen, dù có sống nơi “hôi tanh”, hãy cố gắng trong sạch tinh khiết như sen. Bài ca dao mượn một hình tượng đẹp đầy thẩm mĩ để nói về nhân cách con người. Người Việt Nam, ai cũng nhớ câu ca dao:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

“Nhiễu điều” là thứ lụa mỏng nhuộm màu đỏ tươi thường dùng để phủ trên bài vị nơi bàn thờ tổ tiên. “Giá gương” là cái giá có đặt khung lồng kính để bài vị gia tiên. “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” là hình ảnh bàn thờ tổ tiên. Đặt trong chỉnh thể của cậu ca dao, ta hiểu lời nhắn nhủ, lời kêu gọi đoàn kết thương yêu nhau ở tất cả mọi người. Đó là một bài ca dao hết sức gợi cảm, tinh tế.

Những bài ca dao ấy là đời sống tâm hồn tình cảm của người Việt Nam. nó là nguồn để nuôi dưỡng văn học bác học. Các nhà văn nhà thơ lớn của chúng ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ tục ngữ, ca dao... lời văn lời thơ của họ đã được nâng lên mức nghệ thuật, tinh tế và tài hoa. Câu thơ của Nguyễn Du mà bao người đã thuộc:

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

Có thể nói đây là một bức tranh được vẽ bằng ngôn ngữ của thơ: trời xanh, nước trong, gió rất nhẹ cho nên mới “Long lanh đáy nước in trời”. Phía xa, mây biếc đùn lên như xây thành. Trời đã về chiều nên “non phơi bóng vàng”. Một câu thơ khác sống động, vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

Tiếng Việt rất giàu và rất đẹp đủ sức để diễn tả tài tình các cung bậc tâm trạng. Chúng ta hãy đọc một vài câu thơ trong Chinh phụ ngâm:

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Người vợ tiễn người chồng ra trận. Người chồng dứt áo lên ngựa ra đi. Chàng đi một quãng đương rỗi quay lại nhìn vợ. Người vợ vẫn đứng đó trông chồng. Cả hai cùng khóc, họ cùng nhìn nhau mà chẳng thấy nhau vì nước mắt rơi. Giữa họ là khoảng không gian “mấy ngàn dâu” ngăn cách lòng “chàng” cũng sầu, lòng “thiếp” cũng sầu, biết ai hơn ai... Quả là tiếng Việt không giàu, không đẹp thì không thể diễn tả được cung bậc tâm trạng này.

Đến văn học hiện đại chúng ta lại được đọc lời thơ ngọt ngào đằm thắm của nhà thơ Tố Hữu:

Ta về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng...

Ngọt ngào bởi có âm hưởng của ca dao, đằm thắm bởi nó đậm đà tình người, hồn người.

Chúng ta còn rất nhiều những câu văn lời thơ để chứng minh cho tiếng Việt ta giàu đẹp. Tiếng Việt là tình cảm tâm hồn người Việt Nam. Ta ngày thêm yêu tiếng Việt, học tiếng Việt và ra sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng ta. Đó là một cách để biểu hiện lòng yêu đất nước, yêu dân tộc mình của người Việt Nam.



Bình luận (0)
CN
6 tháng 5 2018 lúc 12:19
Mở bài:

Ngôn ngữ và chữ viết là sáng tạo đọc đáo của mỗi dân tộc, nó thể hiện sức sống mãnh liệt và bản lĩnh của dân tộc đó. Tiếng Việt là do người Việt ta sáng tạo ra. Tuy được kí âm bằng chữ cái Latinh nhưng thể hiện sâu sắc văn hóa và đời sống tinh thần của người Việt. Một trong những đặc điểm nổi bậc nhất đó là Tiếng Việt ta rất giàu và đẹp. Đặc điểm ấy được cụ thể hóa rõ nét trong văn bản Sự giàu đẹp của Tiếng Việt của tác giải Đặng Thai Mai.

Thân bài:

Ngôn ngữ là một tổng hòa các giá trị cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Ngôn ngữ được phát triển theo thời gian. người Việt Nam ta ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.

Trước hết là Tiếng Việt ta rất giàu.

So với các ngon ngữ khác trên thế giới, nếu so sánh về mặt chữ viết, Tiếng Việt ta thuộc loại sinh sau đẻ muộn. Chữ Quốc ngữ chính thức được công nhận và sử dụng như một ngôn ngữ chính thống của dân tộc vào giữa thế kỉ 20. Thế nhưng, tiếng nói lại có trước đó hơn 4000 năm. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, Tiếng Việt đã tích lũy được một vốn từ to lớn. bởi thế Tiếng Việt có đầ đủ khả năng để diễn đạt tình cảm tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu càu đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử, đủ sức biểu đạt đời sống sản xuất và đời sống tinh thần đằm thắm, hồn hậu của người Việt.

Tiếng Việt có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú. Tiếng Việt lại có 6 thanh điệu, 2 âm bình và 4 âm trắc. Do đó, Tiếng Việt có thể kể là một trong những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm và nhạc tính bậc nhất thế giới. Người nước ngoài khi nghe người Việt ta nói chuyện họ cảm nhận như người Việt ta đang hát bởi ngon ngữ có tính nhạc cao, lúc trầm, lúc bổng, du dương như lời ca tiếng nhạc.

Giá trị của tiếng nói cố nhiên không dừng ở chuyện chất nhạc. Cái giàu có thực sự của Tiếng Việt đó là ở cấu tạo từ ngữ phong phú và hình thức biểu đạt tài tình của nó. Trước hết là về mặt từ ngữ, Tiếng Việt không thua kém bất kì ngôn ngữ nào về mặt từ ngữ. Trải qua thời gian, số lượng từ ngữ ngày càng tăng lên nhiều.

Ngữ pháp cũng dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn. Có người cho rằng ngữ pháp Tiếng Việt lỏng lẻo, thiếu ổn định. Đặc điểm đó một phần là do sự biến chuyển không ngừng của ngữ pháp Tiếng Việt, một phần là do lối sống hài hòa, thích ứng cao của người Việt ta.

Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản than mình và năng lực sáng tạo, tiếp nhận của dân tộc, Tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và những dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thỏa mãn yêu cầu của đời sống văn hóa ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,… Bởi thế, Tiếng Việt không ngừng tiếp thu về mình những giá trị tinh hoa của thế gới và ngày một trở nên giàu có hơn.

Tiếng Việt ta rất giù bởi do đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng, tình cảm dồi đà của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiện nhiên và đấu tranh chống giạc ngoại xâm; bỡi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước (Phạm văn Đồng)

Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp.

Có thể nói Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Đẹp ở khả năng biểu đạt và hay ở âm điệu. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu, mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Vẻ đẹp ấy có thể thấy qua hệ thống những câu tục ngữ, bài ca dao, câu hò, câu hát đằm thắm mang đậm sắc thái của đời sống người Việt ta mà không nơi nào có được.

Vẻ đẹp của tiếng Việt thể hiện sâu sắc trước hết là ở cách dùng từ đặt câu. Từ ngữ tiếng Việt không những phong phú mà còn đa nghĩa đa chiều, tinh tế và sâu sắc vô cùng. Cách nói của người Việt không những mang tính truyền tin mà còn gợi tình, gợi ý. Ngôn ngữ thực sự là một phương tiện dùng để truyền tải đời sống lao động sản xuất lẫn đời sống tình cảm của con người.

Tiếng Việt ta đẹp như thiên nhiên, đất nước. Tiếng Việt ta đẹp là bởi tâm hồn người Việt ta rất đẹp. Người Việt yêu thiên nhiên, gửi gắm ở thiên nhiên một tình yêu rất lớn. tiếng Việt ta rất đẹp là bởi đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp (Phạm Văn Đồng).

Kết bài:

Dựa trên những lí lẽ và dãn chứng hùng hồn đó, chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử là một chứng cớ rất rõ về sức sống của nó, cũng là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tọc Việt Nam.

Bình luận (0)
CN
6 tháng 5 2018 lúc 12:20

Tiếng Việt là một niềm tự hào của dân tộc. Sự giàu có và nét đẹp của tiếng Việt trong thật tao nhã và thanh cao. Tiếng việt là nguồn cảm hứng sâu sắc to lớn để viết lên những bài thơ, lời hát truyền đạt tình cảm đến người đọc.

Cấu tạo của tiếng Việt rất đẹp và nhẹ nhàng như từng giai điệu âm nhạc. Sự hài hòa về thanh điệu của tiếng Việt đã tạo nên một tuyệt phẩm nhân gian. Từng câu từng chữ Việt được người dân ta nói ra nghe thật êm tai và tuyệt diệu. Dường như tiếng Việt chỉ thật sự hoàn hảo khi được người dân đất Việt nói ra. Giống như đ

Những người ngoại quốc sang thăm nước ta đã có dịp nghe tiếng nói của nhân dân ta, họ nói rằng “từng câu nói như tiếng hát êm dịu và sâu lắng nhưng đôi khi mãnh liệt một tình yêu đất nước của dân tộc việt nam. Dù trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống giặc nhưng người dân ta vẫn giữ được cái nét đẹp của tiếng việt.

Người ta thường nói: ”Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” quả không sai. Tiếng Việt nhìn đơn giản, quen thuộc như vậy nhưng thật ra rất phong phú. Chúng ta có thể sử dụng tiếng việt trong nhiều việc khác nhau. Dùng tiếng việt cùng với sự khéo léo chọn từ ngữ cho phù hợp để làm một bài văn hay. Dùng tiếng cùng suy nghĩ bằng đầu óc, lí lẽ để thảo luận, đưa ra ý kiến của mình.

Nhưng đối với một số người trẻ ngày nay họ sử dụng tiếng việt một cách vô ý thức, tức là làm mất đi sự trong sáng của tiếng việt. Họ nói tục, chửi thề, biến những từ ngữ thuần Việt trở nên phản cảm trong mắt mọi người. Ngoài ra họ còn sử dụng từ ngữ tiếng việt để lừa gạt, dùng nó để khiến người khác tin vào, làm theo những điều xấu. Những người đó sẽ không bao giờ được mọi người tín nhiệm, tin tưởng.

Cảm thấy được sự giàu đẹp của Tiếng Việt ta càng cảm thấy tự hào vì mình là người Việt Nam bên cạnh đó ta thấy tự hào bao nhiêu thì trách nhiệm giữ gìn và phát triển Tiếng Việt càng to lớn bấy nhiêu. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên giới thiệu với các bạn từ đất nước khác về ngôn ngữ nước mình, sự trong sáng và vẻ đẹp giản dị của Tiếng Việt.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LT
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
CH
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết