Hướng dẫn soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

H24

Hãy viết cảm nhận của em về bức tranh quê hương "Thiên Trường vãn vọng" bằng 1 đoạn văn ngắn (8-10 câu).

H24
16 tháng 10 2019 lúc 22:25

Tham khảo nè :

Cảnh buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh của 1 vùng quê trầm lặng, yên bình.Trời đã về lúc chiều tối, thôn xóm chìm vào khỏi sương lãng đãng,mờ ảo.Có lẽ ,do lúc đó vào dịp thu đông nên có bóng chiều đấy,sắc chiều đấy nhưng nửa như có,nửa không.Tiếng sáo mục đồng làm lòng ông thư thái sao bao nhiêu lo toan mỏi mệt,trong lòng ông có 1 niềm vui tràn ngập, cũng bình dị như chính cuộc sống nơi đây.Trên nền xanh đồng nội, trong cái mờ ảo khói sương, điểm xuyết vài cánh cò trắng đang là là hạ xuống. Chao ôi, cánh đồng quê sao mà đẹp thế!

Bình luận (0)
DH
16 tháng 10 2019 lúc 22:28

Tham khảo:

Thiên Trường Vãn Vọng (Buổi Chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) là bài thơ do Thượng hoàng Trần Nhân Tống sáng tác, được viết theo thể thơ "Thất ngôn tứ tuyệt". Hai câu đầu miêu tả cảnh quê ở Thiên Trường vào buổi chiều. Đồng thời miêu tả tâm trạng buồn man mác của của ông, thể hiện khi thượng hoàng miêu tả bóng chiều một cách như không biết có hay không. Ở hai câu thơ cuối, đã gợi lên những thành động, nhưng câu thứ ba mặc dầu có hành động mà lại thực ra không có, vì khi miêu tả mục đồng đã về hết chẳng còn ở đó nữa, nhường chỗ cho màu trắng có nét hơi buồn của đàn cò đang chao liện bắt mồi.

( Tl trễ)
Bình luận (0)
MN
16 tháng 10 2019 lúc 22:35

Dàn ý đc ko e eii ^^ ???

Mở bài:
+ Hoàn cảnh tiếp xúc với bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” (“Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra”) của Trần Nhân Tông: đọc và nghe giảng trên lớp.
+ Ấn tượng, cảm xúc chung của em về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ: một bức tranh quê bình dị, đẹp.
Thân bài:
+ Giới thiệu những nét khái quát về bài thơ: thời gian sáng tác, địa điểm sáng tác...
+ Bức tranh thiên nhiên được thể hiện trong bài thơ:
• Thời gian, địa điểm: buổi chiều ở một vùng quê nông thôn.
• Cảnh vật: sương khói phủ mờ ảo, cảnh như có như không -> huyền ảo, lung linh...; Đàn trâu đang thong thả trở về, từng đôi cò trắng đang liệng xuống đồng... -> hình ảnh cụ thể, đặc trưng của những buổi chiều quê ở nông thôn.
• Màu sắc: màu của sương khói chập chờn, màu của đàn trâu, lũ trẻ, màu trắng của những cánh cò -> bức tranh quê nhiều màu sắc.
• Âm thanh: tiếng sáo mục đồng ngân nga, réo rắt trong gió... -> âm thanh ấm áp dễ đi vào lòng người.
+ Cảm xúc, đánh giá của em về bức tranh thiên nhiên ấy. Bức tranh thiên nhiên với những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, điển hình của cảnh vật thôn quê vào lúc chiều về -> làng quê thanh bình mà trầm lặng, gần gũi, thân thương.
Kết bài:
+ Bài thơ ngắn gọn, hàm súc nhưng xứng đáng là thơ của muôn đời.
+ Vẻ đẹp giản dị, tinh tế của nó để lại dấu ấn khó phai mờ trong lòng người đọc.

Bình luận (0)
VT
16 tháng 10 2019 lúc 22:22

Hai câu thơ cuối với bút pháp miêu tả bằng những nét chấm phá, đã vẽ ra trước mắt người đọc cả một vùng quê yên bình và thơ mộng. Con người và cuộc sống ở đây bình dị quá, hồn hậu quá! Bức tranh cảnh vật với những nét chấm phá tài hoa của thi nhân trở nên thật có hồn: có âm thanh ngọt ngào, sâu lắng; có sắc màu tao nhã, sáng trong, có hoạt động nhẹ nhàng êm ả... Một bức tranh thôn dã được cảm nhận bằng một tâm hồn thi nhân tinh tế và nhạy cảm; hơn nữa, bằng tâm hồn của một con người thiết tha yêu làng quê, yêu cuộc sống.

Chúc bạn học tốt!
Bình luận (0)
PD
17 tháng 10 2019 lúc 21:05

Ủa @HISINOMA KINIMADO tag mình hả

mình ko bt vì mik lúc đó off r

nếu bn vẫn còn cần thì mình làm giúp nè

Ở hai câu thơ đầu, tác giả đã vẽ lên một phong cảnh làng quê thanh bình, yên ả trong một buổi chiều tà với khói sương bảng lảng. Đến hai câu thơ cuối, với những hình ảnh chân thực: trẻ dắt trâu về với tiếng sáo, cò liệng xuống đồng đã nói lên được khung cảnh sinh hoạt của con người và cả động vật ở đây đều rất vui, tuy không nhộn nhịp, náo nhiệt nhưng bù lại nó có một sự tĩnh lặng trầm ấm của một làng quê. Qua tất cả các hình ảnh, ngôn ngữ thơ trên đã thể hiện một cốt cách thanh cao, tâm hồn gắn bó máu thịt với thiên nhiên.

Bình luận (0)
H24
16 tháng 10 2019 lúc 22:23

Băng Băng 2k6Thảo PhươngPhạm Hải ĐăngVũ Minh TuấnNguyễn Thu HươngTrần Việt TrinhTường VyhayDương Thu HằngLương Đông Nghi

Bình luận (0)

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm:

+ Tác giả Trần Nhân Tông (1258 - 1308): là một ông vua yêu nước, anh hùng, nổi tiếng khoan hòa, nhân ái và cũng là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của thời Trần.

+ Tác phẩm “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” đã thể hiện được tinh thần yêu nước của Trần Nhân Tông.

II. Thân bài

- Vẻ đẹp cảnh vật thiên nhiên trong bức tranh quê hương: hình ảnh cảnh chiều tà khi hoàng hôn đang dần buông xuống:

+ Thời gian: buổi chiều tà, sắp về tối

+ Không gian: trước xóm sau thôn – khung cảnh làng quê Việt Nam

+ Cảnh vật: “bán vô bán hữu” - phong cảnh mờ ảo, vừa như có lại vừa như không có, vừa thực, lại vừa không có thực gợi nên quang cảnh làng quê yên bình đang mờ trong sương khói, cảnh vừa có nét thực vừa có nét ảo

⇒ Bức tranh thiên nhiên độc đáo, mơ hồ như một bức tranh

- Sự hòa quyện, đan xen giữa con người và thiên nhiên:

+ Hình ảnh về một chú bé mục đồng – trẻ chăn trâu đã gợi lên trong tác giả những kỉ niệm về tuổi thơ của chính mình.

+ Đàn trâu trở về

+ Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng

⇒ Cảnh vật bình dị, gần gũi, quen thuộc với làng quê Việt Nam

- Nỗi buồn xót xa và nỗi lòng thầm kín của tác giả:

+ Âm thanh: sáo vẳng – tiếng sao văng vẳng đâu đó nơi chốn làng quê

=> Tiếng sáo ấy hay chính là tiếng lòng của tác giả, nó chứa đựng một nỗi buồn xót xa.

III. Kết bài

Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ không chỉ thể hiện cho tài năng, sự tinh tế trong cách quan sát của nhà thơ mà còn thể hiện sự nặng tình nặng nghĩa của tác giả đối với mảnh đất quê hương.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/dan-y-cam-nhan-buoi-chieu-dung-o-phu-thien-truong-trong-ra

dàn ý nha bạn

chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
CH
17 tháng 10 2019 lúc 16:35

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có đường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Trần Nhân Tông là một vị vua nổi tiếng đời nhà Trần sống ở thế kỉ XIII của dân tộc. Ông là người yêu dân, yêu nước và nổi tiếng khoan hòa, êm ái. Dưới triều đại của mình, ông chẳng những đã đoàn kết được tướng sĩ, nhân dân đánh thắng giặc Mông - Nguyên mà còn xây dựng cho nhân dân đời sống ấm no, yên ổn. Sau khi rời ngai vàng, ông lên núi Yên Tử tĩnh tu và được tôn là tổ sư của thiền phái Trúc Lâm... Tương truyền rằng sau khi lãnh đạo dân ta chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi, đất nước trở lại yên bình, nhân dịp thăm quê cũ ở Thiên Trường, vua Trần Nhân Tông đả tức cảnh sinh tình mà viết nên “Thiên Trường vãn vọng”. Bài thơ được viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, âm điệu bài thơ nhẹ nhàng, hài hòa, thanh thoát.

Phủ Thiên Trường, Nam Định vốn là quê cù của nhà Trần. Đó là một miền quê yên ả, thanh bình. Trong bài thơ, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thôn dã vào lúc chiều tả, hoàng hôn đang kéo đến:

"Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không"

Trong nguyên văn chữ Hán, cụm từ bán vô bán hữu nghĩa là nửa như có nửa như không gợi phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Thôn xóm, nhà tranh, làng quê nối nhau, san sát, sum vầy phía trước, phía sau, khói phủ nhạt nhòa, mờ tỏ, nửa như có, nửa như không. Khói tỏa ra từ đâu vậy? Phải chăng, đây chính là khói bếp nhà tranh và lớp sương chiều làng đang hòa quyện với nhau thành một làn sương - khói trắng mờ, êm dịu bay nhẹ nhàng khiến người ta cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có lúc không? Tâm hồn người lâng lâng bởi cảnh hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy xóm làng thanh bình, êm ả đến? Cảnh tượng trong hai cảu thơ đầu trầm lặng làm sao! Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo lên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.

Đến hai câu sau đã có sự xao động trong cảnh vật:

" Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng".

Cách nơi nhà vua đứng không xa, mấy chú bé chăn trâu đang lùa trâu về làng, vừa ngồi trên lưng trâu vừa thổi sáo. Tiếng sáo vi vu, văng vẳng, cất lên làm xao động lòng người. Xa xa, trên cánh đồng lúa, mấy cánh cò trắng đang từng đôi một sà xuống như muốn tìm mồi hay định nghỉ ngơi! Người, vật, đồng ruộng, màu sắc, âm thanh..., tất cả đã hòa nhập với nhau để vẽ non bức tranh quê hương thanh bình, êm vắng mà thật có hồn.

Qua bức tranh được miêu tả, có thể nhận thấy cảnh tượng nhìn từ phủ Thiên Trường thật nên thơ. Đứng trước cảnh thiên nhiên ấy, tác giả như chìm đắm say sưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vướng bận binh đao.

Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh dược nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.

"Thiên Trường vãn vọng" (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông là một bức tranh phong cảnh làng quê xinh xắn. Nó đã gợi được cái hồn, cái cốt của làng quê Việt Nam. Bài thơ phảng phất chất thiền thể hiện tâm hồn sâu lắng, thanh cao của bậc vua hiền tài nhân ái Trần Nhân Tông.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NC
Xem chi tiết
KP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết