Nêu cảm nhận của em về bức tranh quê trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.
Nêu cảm nhận của em về bức tranh quê trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng.
Thiên nhiên giản dị, tươi đẹp miền thôn dã muôn đời nay vẫn là người bạn gắn bó của các thi nhân - dù cho thi nhân ấy có là một nhà vua đi chăng nữa. Trong bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” tức "Thiên Trường vãn vọng" của nhà vua Trần Nhân Tông, khung cảnh thiên nhiên hiện lên thanh bình yên ả khiến lòng người thấy tĩnh tâm lạ thường.
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có đường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
Trần Nhân Tông là một vị vua nổi tiếng đời nhà Trần sống ở thế kỉ XIII của dân tộc. Ông là người yêu dân, yêu nước và nổi tiếng khoan hòa, êm ái. Dưới triều đại của mình, ông chẳng những đã đoàn kết được tướng sĩ, nhân dân đánh thắng giặc Mông - Nguyên mà còn xây dựng cho nhân dân đời sống ấm no, yên ổn. Sau khi rời ngai vàng, ông lên núi Yên Tử tĩnh tu và được tôn là tổ sư của thiền phái Trúc Lâm... Tương truyền rằng sau khi lãnh đạo dân ta chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi, đất nước trở lại yên bình, nhân dịp thăm quê cũ ở Thiên Trường, vua Trần Nhân Tông đả tức cảnh sinh tình mà viết nên “Thiên Trường vãn vọng”. Bài thơ được viết theo thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt, âm điệu bài thơ nhẹ nhàng, hài hòa, thanh thoát.
Phủ Thiên Trường, Nam Định vốn là quê cù của nhà Trần. Đó là một miền quê yên ả, thanh bình. Trong bài thơ, tác giả đã vẽ lên một bức tranh thôn dã vào lúc chiều tả, hoàng hôn đang kéo đến:
"Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không"
Trong nguyên văn chữ Hán, cụm từ bán vô bán hữu nghĩa là nửa như có nửa như không gợi phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Thôn xóm, nhà tranh, làng quê nối nhau, san sát, sum vầy phía trước, phía sau, khói phủ nhạt nhòa, mờ tỏ, nửa như có, nửa như không. Khói tỏa ra từ đâu vậy? Phải chăng, đây chính là khói bếp nhà tranh và lớp sương chiều làng đang hòa quyện với nhau thành một làn sương - khói trắng mờ, êm dịu bay nhẹ nhàng khiến người ta cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có lúc không? Tâm hồn người lâng lâng bởi cảnh hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy xóm làng thanh bình, êm ả đến? Cảnh tượng trong hai cảu thơ đầu trầm lặng làm sao! Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo lên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.
Đến hai câu sau đã có sự xao động trong cảnh vật:
" Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng".
Cách nơi nhà vua đứng không xa, mấy chú bé chăn trâu đang lùa trâu về làng, vừa ngồi trên lưng trâu vừa thổi sáo. Tiếng sáo vi vu, văng vẳng, cất lên làm xao động lòng người. Xa xa, trên cánh đồng lúa, mấy cánh cò trắng đang từng đôi một sà xuống như muốn tìm mồi hay định nghỉ ngơi! Người, vật, đồng ruộng, màu sắc, âm thanh..., tất cả đã hòa nhập với nhau để vẽ non bức tranh quê hương thanh bình, êm vắng mà thật có hồn.
Qua bức tranh được miêu tả, có thể nhận thấy cảnh tượng nhìn từ phủ Thiên Trường thật nên thơ. Đứng trước cảnh thiên nhiên ấy, tác giả như chìm đắm say sưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vướng bận binh đao.
Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh dược nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên - Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.
"Thiên Trường vãn vọng" (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông là một bức tranh phong cảnh làng quê xinh xắn. Nó đã gợi được cái hồn, cái cốt của làng quê Việt Nam. Bài thơ phảng phất chất thiền thể hiện tâm hồn sâu lắng, thanh cao của bậc vua hiền tài nhân ái Trần Nhân Tông.
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, kho tàng văn học đất nước ta có vô vàn những áng thơ hay có giá trị, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc. Đặc biệt trong giai đoạn lịch sử thời nhà Trần cũng để lại cho hậu thế nhiều bài thơ có giá trị vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay, trong số đó phải kể đến bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (Thiên Trường vãn vọng) của vua Trần Nhân Tông, bài thơ là một bức tranh thiên nhiên vô cùng lạ và đặc sắc
Bức tranh thiên nhiên trong thiên trường vãn vọng cho ta thấy được hồn thơ thiên nhiên một vị vua nhân đức, tài năng Trần Nhân Tông. Đọc từ đầu đến cuối bài thơ ta mới cảm thản được nhãn quan tuyệt vời của vua Trần Nhân Tông. Hai câu thơ đầu tiên cho ta thấy được cảnh sắc thiên nhiên của vùng quê nông thôn bình thường như bao miền quê khác nhưng lại vô cùng gần gũi, thân thương:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.”
Dịch nghĩa:
Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ,
Cảnh vật bóng chiều chập chờn nửa như có nửa như không”.
Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong một buổi chiều ở phủ Thiên Trường nhìn ra của tác giả. Không gian trước mặt là một một nhỏ trước sau đều mờ ảo “mờ mờ” như khó bao phủ. Trong cái mờ mờ chả biết của khói hay sương đó, cảnh vật bóng chiểu chợt “chập chờn” tưởng có mà lại không, tưởng không mà lại có.
Buổi chiều được miêu tả với sự mờ ảo có lẽ đó là một buổi chiều của mùa thu cuối mùa, gợi cho người đọc nhiều xúc cảm và suy tư. Có lẽ chỉ người có một tâm hồn tinh tế mới có thể cảm nhận hết cái vẻ đẹp man mác của một trời thu cuối mùa sắp vào đông như thế, đây có lẽ chính là sự chuyển giao thiên nhiên đất trời ấy.
Hai câu thơ cuối tưởng chừng là man mác như cái hình ảnh ờ ảo, cảnh vật nửa có nửa không, chơi vơi như ba câu thơ đầu trên, nhưng hoàn toàn khác:
“Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.”
Dịch thành:
“Mục đồng lùa trâu về nhà tiếng sáo véo von
Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.”
Một miền quê vô cùng thanh bình với hình ảnh “mục đồng” trong buổi chiều ta lùa trâu về sau một ngày cho trâu đi ăn về, cười trâu thổi tiếng nghe sao mà véo von, mà ấn tượng quá. Đâu đó là hình ảnh từng đôi cò trắng liệng trên không trung rồi “song song” hạ cánh xuống đồng để kiếm chút đồ ăn còn lại trước khi trời tối. Sắp kết thúc một ngày nhưng cảnh vật vẫn còn rất sôi động lắm. Bức tranh về một miền quê yên bình nhưng vô cùng đẹp đẽ
Chỉ bằng từ ngữ giản dị, gần gũi sử dụng nhiều từ ngữ gợi hình gợi cảm. Trần Nhân Tông đã đưa người đọc bước vào một bức tranh thiên nhiên của một buổi chiều hoàng hôn “mờ mờ”, “chập chờn”, với hình ảnh của động vật là “cò trắng”, sự xuất hiện của con người là “mục đồng”, khiến cho bức tranh là sự hài hòa của thiên nhiên và con người. Có lẽ chính từ tình yêu đất nước dạt dào, xuất phát từ tận đáy lòng mới có thể viết lên những vần thơ vô cùng hay và xuất sắc đến vậy
Bức tranh thiên nhiên trong Thiên trường vãn vọng chính là một bức tranh miêu tả lại những nét điển hình nhất về quê hương đất nước người, Trần Nhân Tông muốn gửi gắm những tình cảm dành cho đất nước, con người qua những lời thơ.
lòng yêu nước trong bài thơ '' thiên trường vãn vọng '' là gì ?
Ít ai có thể nghĩ được rằng, một vị vua ở tận nơi lầu son gác tía, lại gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã như vậy. Vì thế, càng đọc kĩ bài thơ, ta càng hiểu được cái tình quê, tình người lai láng đậm đà trong tâm hồn một bậc vĩ nhân, càng thêm quý trọng và mến phục ông.
bài 4: cảnh vật trong bài sáng hay tối, động hay tĩnh ? Những đặc điểm đó của cảnh vật nói lên điều gì?
Trong bài thơ cảnh vật được miêu tả vào lúc chiều về sắp tối.
Cảnh giản đơn đạm bạc, quê mùa mà sức chứa đựng lớn lao kì vĩ. Không núi cao sông rộng, không thời gian nghìn năm mây trắng còn bay. Không không gian vạn lí thiên, chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương vậy mà âm vang cả non sông đất nước
mn giúp mik trả lời nhanh lên nhé! Mik đang cần gấp lắm! Thanks mn.
Cho tình huống sau :
Thương và Huyền cùng dạo chơi trên công viên thành phố.Nhai xong Huyền vứt kẹo cao su xuống thảm cỏ bên cạnh lối đi.Thấy vậy,Thương nhắc nhowrbanj nên nhặc lên và bỏ vào thùng rácđể góp phần bảo vệ môi trường.Trước lời nhắc nhở của Thương ,Huyền bĩu môi cười:"Cậu làm gì mà nghiêm trọng thế ,một mẩu kẹo cao su có đáng gì đâu .Hơn nữa,đâu chỉ mình tớ,mọi người vẫn vứt rác ở công viên mà".
- Em có nhận xét gì về ý kiến của Huyền
- Nếu là Thương,em sẽ lí giải như thế nào để Huyền hiểu được tầm quan trọng của vịc bả vệ môi trường từ những việc nhỏ nhặt
GDCD nha
huyền làm vậy là hoàn toàn sai
nếu em là thương thì em sẽ nói nếu bạn vứt rác ra môi trường thì bạn cũng không khác gì những người khác nhưng loại người như vậy cần phải bị người đời chê bai nếu bạn giống học thì bạn cũng đã tự tay mình đã và đang phá hoại môi trường sống của chính mình và đang phá hủy nó. Hành động đó được gọi là gây ô nhiễm môi trường vì vậy bạn cần nhặt nó nên và bỏ nó vào thùng rác để bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta
Đề: Em hãy miêu tả cây mai vào ngày Tết
Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.
Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.
Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi!
Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.
Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.
Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.
Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.
Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.
Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.
Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”
Bài văn miêu tả cây mai nhà em
Không biết từ bao giờ trước sân nhà em bố đã trồng một cây mai. Cao khoảng từ 1 đến 2 mét. Gỗ cây to bằng bắp tay em, nó có màu nâu sậm. Thân cây được chia làm nhiều nhánh, mỗi nhánh tỏa ra nhiều cành, các cành trông rất nhỏ nhắn uốn lượn đan vào nhau tạo thành một hình dáng thanh tao đầy dang trọng và quí phái. Lá của cây mai thon dài trông giống như lá trúc hay lá trà nhưng ngắn hơn bán ở ngoài chợ.Mép của nó có răn cưa. Lúc lá non có màu xanh tươi phơn phớt hồng, càng về sau lá càng dày và đậm hơn.Hằng năm cứ trước tết nữa tháng em cùng bố vặt hết là đi.Lúc ấy trông cây mai thật khẳng khiu còn lại toàn thân với cành.Chỉ vài hôm sau, giữa những tán cây, những nụ hoa no tròn đã ẩn trong chiếc đài màu xanh ngọc bích. Các nụ hoa đầu nhọn màu xanh non, từng chùm từng chùm đã bung ra nở rộ. Một màu vàng rực rỡ như một tấm thảm nhung. Hoa mai có năm cánh xòe ra mịn màng như lụa. Dưới ánh nắng của màu xuân thật ấm áp cánh mai mong manh như cánh bướm lượn giữa trời xanh. Giữa màu vàng của hoa, lác đát trên cành đã bắt đầu xuất hiện những lộc non màu xanh pha hồng. Hoa mai có hương thơm lộng lẫy như hoa hồng, nhưng hoa mai có vẻ đẹp dịu dàng đầm ấm.
Hoa mai tượng trưng cho vẻ đẹp mảnh mai dịu dàng, nó là hình ảnh đẹp của mùa xuân. Em ước hình ảnh của hoa mai sẽ nở quanh năm để em được thưởng thức vẻ đẹp của nó. Cây mai như bàn tay vẫy gọi mọi người ở xa về để sum họp gia đình. Không những thế nó còn đem lại nguồn thu nhập cao cho những người trồng cây cảnh.
Bài văn miêu tả cây đào ngày tết
Hôm nay là 29 Tết,em được bố mẹ cho đi chơi chợ hoa.Em thật ngạc nhiên khi đứng trước một khu chợ toàn là hoa đào,hoa mai. Hai sắc hồng,vàng hòa với nhau tạo nên một không gian thật lộng lẫy.Em cảm tưởng như mình đang bị lạc vào xứ sở của mùa xuân.Ngày Tết ở miền Bắc thì không thể thiếu được hoa đào.Em đã giúp bố họn được một cành đào thật đẹp để trang trí cho ngôi nhà trong dịp xuân này.
Cành đào được bố đặt giữa gian nhà. Những người thợ trồng cây cảnh đã tạo cho cành đào hình dáng giống như mọt con rồng bay lên bầu trời.Vỏ cây đào màu nâu sậm như sắc màu của đất đai màu mỡ,màu của mình Tổ Quốc.Từ một cành chính tỏa ra rất nhiều nhánh nhỏ cùng ở thế vươn lên.Nếu như mỗi nụ đào là một ngọn đèn nhỏ thì cành đào ấy giống như một chiếc đèn lồng lớn,thắp sáng gian nhà em.
Lá đào xanh mướt mát, hình dáng giống con thuyền tí xíu bồng bềnh trên dòng sông hoa.Hoa đào nhìn đẹp lắm.Mỗi bông hoa có nhiều lớp cánh mỏng,mịn màng, xếp trồng lên nhau.Nhụy hoa nho nhỏ,xinh xinh màu vàng tươi.Cây đào còn đẹp hơn khi được em khoác cho một tấm áo sặc sỡ sắc màu.Miền Nam có mai và bánh Tét,còn miền Bắc có đào và bánh chưng.Thế là mỗi miền lại có một hương vị riêng để đón Tết.
Mai,đào năm nay lại nở,mảnh đất Việt ta chợt bừng sáng lên bởi hai sắc hồng và vàng.Thế là một năm mới lại đến.Nhưng người con làm xa nhà cũng đã đoàn tụ bên mâm cỗ để cùng nhau đón Xuân về.
Không biết cây mai người ta trồng từ bao giờ mà thân cây đã bự bằng bắp tay của người lớn.Tán lá tròn tự nhiên xoè rộng ở phần gốc thu nhỏ dần ở phần ngọn. Để cho cây ra hoa vào đúng dịp Tết, người ta đã tuốt lá. Giờ cây chỉ toàn là búp, hoa và vài chồi lá non xanh mơn mởn. Những nụ hoa no tròn ẩn bên trong chiếc đài màu ngọc bích. Từng chùm, từng chùm với hàng loạt cánh hoa bung ra nở rộ toàn thân cây một màu vàng rực rỡ. Hoa mai xoè ra năm cánh mịn như lụa. Dưới nắng xuân ấm áp, cánh mai mỏng manh như bướm đang nghiêng mình khoe sắc. Thỉnh thoảng một vài làn gió nhẹ thổi qua, những cánh mai nhè nhẹ rơi phủ vàng một vùng quanh gốc.
Em rất thích cây hoa mai này, nó không toả hương thơm và lộng lẫy như hoa hồng nhưng nó mang đến cho mọi người sự ấm áp, dịu dàng và đằm thắm của mùa xuân. Mùa xuân đến là mùa mai nở hoa. Những bông hoa vàng xinh xắn giống như một bàn tay vẫy gọi mọi người đi xa hãy trở về sum họp gia đình.
Những bình luận của độc giả về mai đào
Nếu người ngoài BẮC lấy cây đào làm cây hoa chủ đạo thì người MIỀN NAM lại lấy mai làm cây hoa cảnh ngày tết !
Mai là loại hoa ngày tết của người Miền Nam thật đấy bạn ạ.Thân nó màu xanh nhẵn nhụi, mùa xuân về mới trổ bông vàng suộm như ánh nắng mặt trời đầu mùa hạ .
Mai một năm nở một lần ,hoa mai 5 hoặc 6 cánh ,nhụi thơm ngan ngát ,thông trhường người ta chơi hoa chứ không cần lấy quả đâu bạn ạ .
Trịnh CÔNG SƠN có bài hát về cây mai:
Hòn đã lăn trên đồi,hòn đá rớt xuống cành mai.
Nhà đời LÝ có miêu tả về cây mai ;
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
đêm qua sân trước một nhành mai !
Cây mai là biểu tượng của sự thanh thoát yêu đời ,thanh cao vời vợi vậy !
Cứ mỗi độ xuân về đối với người con xa quê làm ăn như tôi thì lúc nào cũng bồi hồi khi thấy mai đào được các lái buôn chở từ các tỉnh miền ngược về các phố ở Hà Nội bán. Cây mai cây đào đã trở thành những cây truyền thống không thể thiếu trong mỗi gia đình trong dịp tết nguyên đán giống như bánh chưng xanh vậy, tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà tự sắm cho mình những cây đào, cây mai cổ thụ đắt tiền hay thuê cây những ngày tết. Gần đây thì có thêm các dịch vụ chăm sóc mai đào thuê: Các gia đình cứ sau mỗi tết sẽ mang mai đào nhà mình đến các chủ vườn nhờ chăm sóc và đến tết lại đến để lấy về.
Bài làm 1
Mùa xuân đã về. Chẳng thua gì miền Bắc với hoa Đào sặc sỡ, miền Nam cũng tưng bừng đón Tết với hoa Mai rực vàng. Mai từ lâu đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong ngày Tết, Mai – loài hoa đặc trưng của miền Nam- mang một bổn phận thiêng liêng là đem hết vẻ đẹp của mình làm đẹp cho miền Nam, cho đất nước trong những ngày xuân về.
Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao nhiêu là Quỳnh Anh, Lan, Cúc, Vũ Nữ… Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe.
Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá – một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất.
Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về.
Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá.
Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết.
Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết, chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc “ An khang thịnh vượng”, “ Vạn sự như ý”, … và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này. Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may mắn và tình thương yêu.
Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai.
Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoa.
Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm.
Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc.
Tả cây mai vào dịp Tết – Bài làm 2
Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.
Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.
Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.
Bài Văn miêu tả cây mai ngày tết
Mùa xuân đến hoa đua nhau khoe sắc nở.Hoa nào cũng đẹp, hoa nào cũng toả hương thơm. Nhưng tôi lại thích ngắm nhìn cây mai vang trổ hoa trong những ngày tết đến. Gia đình tôi ở Miền Nam nên không có hoa đào như ở Miền Bắc.
Lá mai nhọn, hao hao giống lá chè. Trời cuối đông, lá mai vàng úa rồi lác đác rụng. Mỗi chiếc lá có một tâm tình riêng. Có chiếc lá thản nhiên rụng xuống cho xong chuyện, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá nhẹ nhàng bay lượn với làn gió thoảng. Có chiếc lá ngần ngại, rụt rè, lưu luyến khi phải xa cành, phải đợi người trồng mai tận tay tỉa chúng. Trước khi đón tết, mai vàng chỉ còn lại những cành khẳng khiu, trụi lá. Duy nhất, là có cái gốc trông vững chải. Tuy vậy, mai vẫn có dáng chiều quằn, chiều lượn, uyển chuyển lắm. Nhìn cây tôi tưởng rằng cây không còn sức sống nhưng đâu nghĩ được rằng dó là sự hi sinh cao cả. Những chiếc lá già đã nhường chỗ cho những chiếc lá non đang lặng lẽ ươm mầm, tiếp tục vươn lên để làm đẹp cho đời. Ngày tết đến, cùng với cảnh giao mùa, cây mai vàng nở rộ, lung linh những chùm hoa tươi thắm. Hoa mai cũng năm cánh như hoa đào nhưng cánh hoa mai to hơn cánh hoa đào một chút. Màu hoa vàng tươi, ấp áp. Cây mai vàng làm đẹp cho sân nhà, đậm đà hương vị của ngày tết. Những câu đối đỏ, những lời chúc mừng năm mới trong những cánh thiệp nhỏ treo trên cành mai thì ý nghĩa biết nhường nào. Nắng xuân ấm nồng, rải nhẹ lên cành cây kẽ lá. Cây mai vàng lại càng đẹp hơn. Mai trông thanh cao, duyên dáng hơn người. những chú ong rù rì đôi cánh đi tìm mật.Thấp thoáng vài chị bướm trắng, bướm nâu rập rờn trong vòm lá xanh non. Chim chóc cũng vui mừng trước sắc xuân, dường như chúng cũng ngợp mắt trước màu vàng trù phú của cây mai ngày tết. Mai vàng thật đẹp, thật quí. Cây mai có mặt từ miền quê yên ả cho đến thành phố lộng lẫy các loại hoa. Mai ung dung đứng trước nhà, chắc nó rất hãnh diện về mình.Cây mai được ông tôi đặt ngay phòng khách, mai vui cung con người đón tết, đón xuân sang. Mỗi khi thấy mai nở, thì tôi lại nhớ đến tết.
Những hình ảnh, ki ức của ngày tết đã làm cho tâm hồn tôi thêm phong phú. Bây giờ tôi nhớ lại những kỉ niệm lúc nhỏ thì tôi lại muốn xuân đến mãi, đến mãi.
Mỗi dịp tết đến, xuân về cùng với hình ảnh của mâm trái cây được đặt trên bàn thờ tổ tiên ông bà thì hình ảnh của cây mai với những cánh hoa vàng rộ càng làm tăng thêm sắc xuân của ngày tết. Như một bài thơ của Mãn Giác đã viết:
“Xuân ruổi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi
Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua xuân trước nở cành mai”
Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn có sử dụng từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa và từ đồng âm.
Giúp mình nha.!!!
Lưu ý: Ko chép mạng
Cái chủ đề mik chọn cho zui thôi nha ^^
Viết đoạn văn ngắn bộc lộ tình cảm của em về bài thơ nam quốc sơn hà
Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay
Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)
Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.
“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)
Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.
“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây”
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.
Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.
Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Lí Thường Kiệt là một vị danh tiến thời Lí. Chiến công của ông gắn liền với cuộc chiến quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhắc đến ông nhân dân ta không chỉ nhớ đến các chiến công hiển hách vang dội của ông mà ta còn nhớ đến một người rất có tài văn chương. Và nhắc đến tài thơ văn của ông ta không thể không nhắc đến tuyên ngôn độc lập bằng thơ của nước Đại Việt ta. Tác phẩm là lời khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta từ trước đến nay
Mở đầu tác phẩm là một lời tuyên ngôn hùng hồn đối với quân giặc
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư”
(núi sông nước Nam vua ở)
Câu thơ đầu tiên khẳng định một chân lí không thể thay đổi “sông núi nước Nam vua Nam ở” sông núi nước nam là phải vua Nam ở. Đó là một sự thật rất hiển nhiên không một ai có thể chối cãi được. Chữ “cư” ở trong bản nguyên tác chúng ta không chỉ hiểu là ở mà còn mang một ý nghĩa sâu sa hơn. Đó là vuu Nam có quyền làm chủ trên đất nước Nam này Tác giả muốn nói với người đọc nước Nam đã có vua mà ngày xưa vua là một đại diện tối cao cho một quốc gia. Nước đã có vua nghĩa là đã có độc lập chủ quyền và mỗi người nước Nam phải có trách nhiệm cùng vua giữ gìn cái chủ quyền đó. Mặt khác biên giới nước Nam cũng đã được gi rõ trong sách trời.
“tiệt nhiên nhân định tại thiên thư”
(vằng vặc sách trời chia xứ xở)
Đó là một chân lí không thể thay đổi được. Có thể nói đó là một tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập của nước Nam. Chính nhờ có niềm tin ấy khiến nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi giặc ngoại xâm. Vậy mà không hiểu lí lẽ đó giặc Tống lại ỷ mạnh đem quân sang gây chiến tranh phi nghĩa khiến cho nhân dân ta lâm vào cảnh điêu tàn nhân dân phải sống một cuộc đời lầm than càng hun đúc tinh thần ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền cho dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đang muốn vi phạm cái chủ quyền đã được sách trời quy định ấy.
“Giặc giữ cớ sao phạm đến đây”
(như hà nghịch lỗ sao xâm phạm)
Lời tuyên bố thật đanh thép: kẻ thù chớ có xâm phạm. Nếu chúng bay dám coi thường cả đấng tối cao là “Trời”, phạm vào “sách trời”; coi thường cả một dân tộc, phạm vào lòng tự tôn dân tộc, xâm phạm đến sông núi nước Nam thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại, nhơ nhuốc đến ngàn đời. Có thể nói, Sông núi nước Nam là lời tuyên bố đanh thép và hùng hồn nhất từ trước đến nay về chủ quyền đất nước. Với ý nghĩa ấy, Sông núi nước Nam xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
Bản tuyên ngôn ấy kết tinh tất cả tư tưởng và tình cảm, khát vọng và ý chí của cả dân tộc Đại Việt suốt mấy ngàn năm dựng nước giữ nước và tỏa sáng đến muôn đời. Hành động xâm lược dã man, tàn bạo của quân giặc chắc chắn là trái với đạo trời. Hành động ấy là phi nghĩa vì thế mà chúng bay chắc chắn sẽ phải chuốc lấy bại vong". . Nếu hai câu thơ đầu là lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì lời khẳng định chân lý về độc lập chủ quyền thì hai câu thơ sau là lời khẳng định niềm tin chiến thắng. Có niềm tin ấy bởi chúng ta có tinh thần đoàn kết, có truyền thống yêu nước lâu bền.
Chúng ta lại có ngọn cờ chính nghĩa và có cả những người con ưu tú, anh hùng luôn chiến đấu mưa lược và dũng cảm trong những cuộc chiến tranh để bảo vệ và gìn giữ sự tồn vong của đất nước, quê hương. Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.
Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch.
Nam Quốc sơn hà là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn và sắc sảo. Nó xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên ngợi ca lòng yêu nước, ngợi ca niềm tự hào dân tộc, đồng thời cũng biểu thị ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Tìm các từ Hán Việt có yếu tố Hán Việt sau
- hậu(sau)
- tiền(trước)
- bạch(trắng)
- bán(một nửa)
- vô(không)
- hữu(có)
- dương(mặt trời)
- hạ(xuống)
- phi(bay)
- điền(ruộng)
Tìm các từ Hán Việt có yếu tố Hán Việt sau
- hậu(sau): Hậu bối, hậu cung,...
- tiền(trước): Tiền bối, mặt tiền,...
- bạch(trắng): Bạch long,...
- bán(một nửa): Bán kính, bán cầu,...
- vô(không): Vô tâm, vô hình,...
- hữu(có): Hữu hạn, Hữu tỉ,...
- dương(mặt trời): Ánh dương, (hướng dương),...
- hạ(xuống): Hạ tầng, thiên hạ,...
- phi(bay): Phi công, phi trường,...
- điền(ruộng): Đồn điền, tá điền,...
Hậu bối (người thế hệ sau)
Tiền bối (người thuộc lớp trước)
Bạch mã (ngựa trắng)
Bán nguyệt (nửa hình tròn)
Vô bổ (không có lợi ích gì)
Hữu biên (bên phải)
Dương gian (nơi con người sinh sông hay còn gọi là cõi dương)
Phi công (người lái máy bay)
Tá điền (người thêu đất)
cảnh vật trong bài buổi chiều ra đứng Phủ Thiên Trường trông ra sáng hay tối ,động hay tinh
cảnh vật trong bài "Buổi chiều ra đứng Phủ Thiên Trường trông ra" là vào lúc chiều tối
VNE trang 57