Hướng dẫn soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

DN

Chọn một bài văn bản đã học và biểu cảm bài văn bản ấy bằng cách viết đoạn văn

PD
8 tháng 10 2019 lúc 21:06

Trong tất cả các văn bản mà tôi đã được học tôi thích nhất là văn bản" Nam quốc sơn hà" tương truyền của Lý Thường Kiệt. Đây có thể coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta vì bài thơ đã khẳng định được chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Bên cạnh đó còn là lời cảnh cáo đanh thép dành cho kẻ thù xâm lược. Ở hai câu thơ đầu, bằng giọng điệu hùng hồn,đanh thép,lí lẽ sắc bén đã khẳng định nước Nam là của người Nam, do vua Nam cai trị, là một chân lí không thể nào thay đổi. Đồng thời tác giả còn thể hiện sự ngang bằng của Nam quốc với Bắc quốc thông qua từ" đế". Đến hai câu thơ cuối, với giọng điệu đanh thép đã nêu ra một quyết tâm đanh thép của vua tôi Đại Việt sẽ đập tan mọi âm mưu và hành động ngông cuồng của bất kì kẻ thù xâm lược nào. Qua bài thơ trên đã bồi đắp cho em thêm niềm yêu quê hương, đất nước con người Việt Nam hơn. Vì thế em sẽ cố gắng học giỏi để mai này xây dựng quê hương đất nước thêm giàu mạnh

Bình luận (0)
DM
8 tháng 10 2019 lúc 21:28

Bài thơ Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan

"Qua đèo Ngang" là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang - một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, "Qua đèo Ngang" không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi. Với phong cách trang nhã, bài thơ Qua Đèo Ngang cho thấy cảnh tượng đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

Bình luận (0)
H24
8 tháng 10 2019 lúc 21:33

Văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" phê phán những bậc làm cha mẹ, chỉ nghĩ cho bản thân, không lo cho con cái, chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ trong gia đình mà dẫn đến ly hôn. Họ không biết rằng, khi bố mẹ như vậy thì ảnh hưởng rất nhiều đến con. Ảnh hưởng đến tinh thần, thiếu đi tình cảm gia đình, tình cảm từ cha mẹ, anh em. Hay như Thủy trong văn bản này, bạn sẽ không còn đi học nữa, bạn phải nghĩ học ra chợ bán hoa quả. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn. Qua văn bản trên, chúng ta nên biết tổ ấm gia đình là thứ vô cùng quý giá, quan trọng và thiêng liêng, chúng ta nên tự bảo vệ và giữ gìn nó.

Bình luận (0)
TT
8 tháng 10 2019 lúc 20:58

"Mẹ tôi" là bức thư của bố gửi cho En-ri-cô vào thứ năm ngày 10-11 trích trong "Những tấm lòng cao cả". Phần đầu tác phẩm giới thiệu lý do bố viết thư và cảm xúc tâm trạng của En-ri-cô khi đọc thư. En-ri-cô đã rất xúc động khi đọc thư của bố bởi: "Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ con có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ".

Thái độ và tâm trạng của người bố là vô cùng tức giận, bực bội, đau xót khi chứng kiến sự vô lễ của con: "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy", "Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con", "Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư?". Bố đã khơi dậy cho En-ri-cô về hình ảnh người mẹ thương yêu, giàu đức hi sinh cao cả: "Mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con", "Mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn", "Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con như bao người mẹ khác. Mẹ En-ri-cô rất mực yêu thương con, lo âu đau đớn khi nghĩ rằng có thể mất con, chịu khổ sở đói rét, không quản ngại vất vả và hi sinh tất cả bằng tấm lòng, bằng sức lực, hạnh phúc riêng tư và cuộc sống của mình cho con.

Cha đã đưa ra tình huống trong đời: "Con có thể trải qua những ngày buồn chán nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ" để khẳng định một chân lý, một quy luật của muôn đời: tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít bền vững muôn đời. Cha muốn nhấn mạnh cho con hiểu rằng trong nhiều tình cảm cao quý thì tình yêu thương,kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Những lời lẽ của bố đã khơi gợi những tâm tư, tình cảm suy nghĩ của En-ri-cô về mẹ rất chân thành, nhẹ nhàng, sâu sắc. Lời lẽ, giọng điệu của bố vừa kiên quyết vừa như ra lệnh nhưng lại rất chân tình, khuyên nhủ. Người bố không nói trực tiếp với con mà lại viết thư bởi đây là một cách giáo dục con rất sâu sắc. Bố muốn nói riêng cho người con biết rằng con đã có lỗi - điều đó được giữ kín đáo và không làm cho con mất đi lòng tự trọng.

Tác phẩm hấp dẫn người đọc với lối viết thư nhẹ nhàng, sâu sắc, thấm thía đan xen yếu tố nghị luận. Giọng văn nhẹ nhàng vừa chân thành, tha thiết vừa nghiêm khắc, dứt khoát vừa thấm thía, sâu sắc, đầy sức thuyết phục phù hợp với tâm lý trẻ thơ. "Mẹ tôi" là bài ca tuyệt đẹp của những tấm lòng cao cả mà tác giả để lại trong lòng người đọc về hình ảnh thân thương của người mẹ hiền, qua đó giáo dục chúng ta về đạo hiếu với cha mẹ, về tình cảm thiêng liêng cao quý.

"Mẹ tôi" vẫn mãi là những trang viết đượm hồn, đượm tình, nhắc nhở con người về tình yêu thương, kính trọng với cha mẹ, cảnh tỉnh cho những người con bạc tình bạc nghĩa phải thay đổi, sống hiểu thảo và trân quý tình cảm gia đình nhiều hơn.

Bình luận (0)
TT
8 tháng 10 2019 lúc 21:02

Bố và mẹ là những đấng sinh thành, đã sinh ra và nuôi nấng con cái trưởng thành. Bởi vậy, bố En-ri-cô nghĩ rằng cần phải giáo dục con một cách phù hợp, để con hiểu được công lao to lớn ấy của bố mẹ, đặc biệt là mẹ - người đã sinh ra con. Ông nói với con rằng: "Trong đời, con có thể trải qua rất nhiều ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất sẽ là ngày mà con mất mẹ". Câu nói đó thật đau lòng mà cũng thật xúc động. Bởi đi khắp thế gian này, không ai có thể yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện như mẹ. Và phải chăng, vì Thượng đế không thể xuất hiện cùng lúc nhiều lần để che chở cho con người nên họ đã tạo ra Mẹ? Mẹ là hiện thân của tất cả những gì tuyệt vời nhất. Vậy nên ông bố muốn đứa con của mình phải luôn nhớ lấy điều đó.

Tới cuối bức thư, người bố kiên quyết thể hiện thái độ nghiêm khắc với người con của mình. Ông viết: "Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố: Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được". Với thái độ ấy, bố muốn En-ri-cô nghiêm túc suy nghĩ về sai lầm nghiêm trọng của mình và không tái phạm trong những lần sau nữa. Có thể cậu bé không biết, nhưng mỗi lời nói thiếu lễ độ của cậu như một nhát dao đâm vào tim bố. Bởi bố biết rằng, nếu mẹ nghe được những lời nói ấy thì con đau lòng hơn biết nhường nào.

Bức thư của bố gửi cho En - ri -cô là bức tâm thư vô cùng xúc động. Nó không chỉ chạm đến trái tim cậu bé mà còn chạm đến tâm hồn của độc giả. Bởi ai cũng đã từng làm cho mẹ buồn, ai cũng có những lần sai trái. Và đặc biệt, ai cũng đã từng có một người bố tuyệt vời đến vậy.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
AA
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết
LD
Xem chi tiết