tham khảo
“Ngày hôm nay có thể trở thành một ngày đầy sinh lực với bạn – và với người khác – nếu bạn bỏ thời gian để trao cho ai đó nụ cười, để thốt lên một lời tử tế, để chìa tay ra cho người đang cần giúp đỡ, để viết một lời cảm ơn, để cho đi một lời khuyến khích với người đang cố gắng vượt qua rắc rối, để chia sẻ một phần tài sản vật chất với những người xung quanh”. (William Arthur Ward). Thật vậy, niềm vui lớn nhất trong cuộc sống chính là được giúp đỡ người khác, để ta thấy lòng mình nhẹ nhõm hơn, thoải mái hơn. Cho đi những gì mình có thể, cái mà ta nhận lại được chính là những món quà mang giá trị tinh thần vô cùng quý giá. Thế nhưng ở thế giới này, đâu phải ai cũng có một tấm lòng yêu thương và biết sẻ chia cho người khác. Và câu chuyện “Hai biển hồ” sẽ làm rõ cho chúng ta hơn về điều đó.
Biển Chết và Biển hồ Galile đều đón nhận nguồn nước từ dòng sông Gioóc Đăng. Biển Chết đón nhận và chỉ giữ cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước luôn mặn chát. Đúng với cái tên của nó, không có một sự sống nào tồn tại xung quanh đó cả. Cá không thể sống, người không muốn đến gần. Ngược lại, Biển hồ Galile sau khi nhận nước rồi tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ đó nước hồ luôn trong sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú, con người. Đây là một trong những Biển Hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất trên thế giới. Một câu chuyện mang đến cho ta những bài học vô cùng thú vị về địa lí và thế giới xung quanh. Nhưng nó cũng dạy cho ta một bài học vô cùng quý giá về quy luật của cuộc sống – đó chính là cho và nhận. Sỡ dĩ Biển Chết bị mọi vật xa lánh là vì nó tham lam, ích kỷ, chỉ muốn giữ lại nước cho nó. Biển hồ Galilê được vạn vật yêu quý chính nhờ nó biết mở lòng mình, san sẻ cho mọi thứ xung quanh. Bởi lẽ, sống là phải cho đi chứ đâu chỉ nhận cho riêng mình.
Cho là cống hiến, nhận là hưởng thụ. Cống hiến những gì mình đang có cho mọi người để rồi hưởng thụ lại được nhiều điều mới mẻ? Đối với bản thân, ta tự cho ta cơ hội, tìm cho ta những điều mới mẻ ắt sẽ nhận lại niềm vui. Ta mở lòng, đón nhận mọi người xung quanh chẳng phải sẽ nhận được tình yêu thương vô hạn. Trong mối quan hệ trong gia đình, nó không chỉ đơn thuần là hai chữ cho và nhận. Mà nó còn là sự chăm sóc, yêu thương giữa người lớn trẻ nhỏ, giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái, giữa các anh chị em trong nhà. Một gia đình biết yêu thương, san sẻ chắc hẳn là một gia đình có nhiều hạnh phúc. Đi xa hơn trong xã hội, đó là sự đồng cảm, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, những số phận lầm than, kém may mắn. Ta dễ bắt gặp hình ảnh một bạn học sinh giúp cụ già qua đường, một nhóm tình nguyện viên quyên góp ủng hộ cho những người gặp khó khăn trong cuộc sống. Đó có thể là những đứa trẻ mồ côi, hay những người vô gia cư, các cụ già trong viện dưỡng lão. Không phân biệt giai cấp, giàu nghèo, miền núi hay đồng bằng, tất cả những nhịp tim đều hòa chung một nhịp đập. Nó gắn kết con người Nó gắn kết người với người. Nó làm cho mọi người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cảm thông và yêu thương nhau hơn. Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy.Con người sống với nhau rất cần sự yêu thương, san sẻ yêu thương, san sẻ chính là hạt giống của tâm hồn mỗi người.
Trong tình hình thế giới đang khủng hoảng vì dịch Covid – 19, thì giá trị của cho và nhận càng thể hiện rõ hơn. Có thể thấy, những nghệ sĩ Trung Quốc, Hàn Quốc… sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu USD để ủng hộ cho người bị nhiễm bệnh. Các nhóm tình nguyện viên phát khẩu trang, nước rửa tay miễn phí cho người dân nghèo. Nhà nước Việt Nam phát suất cơm 200 nghìn và bánh mì cho 22 người Hàn Quốc nằm trong vùng bị nhiễm trong chuyến bay sang Việt Nam, chữa trị khỏi bệnh cho 2 cha con người Trung Quốc dương tính với nCoV. Và thiêng liêng hơn cả, là những bác sĩ, những thiên thần áo trắng đã thầm lặng hi sinh ngoài tiền tuyến, để cứu giúp mọi người. Nhiều người đã lặng lẽ nằm xuống trên chiến trường chống dịch. Họ xứng đáng nhận lại được lòng biết ơn vô hạn của người người trên thế giới. Nghĩa cử cao đẹp đó luôn được tôn vinh mãi mãi. Jean Jacques Rousseau từng nói “Khi một người chết đi, anh ta nắm trong tay chỉ những gì mình đã cho đi khi còn sống”.
“Con ơi, đừng để mẹ ở lại đây mà…” Tiếng khóc của người mẹ xé lòng người nghe. Đứa con đem người mẹ vào viện dưỡng lão chỉ vì ý nghĩ “Già rồi, ở đó cho con cái đỡ cực”. Lại bắt gặp được tiếng khóc của người vợ “Anh ơi, em đau lắm, đừng đánh em nữa anh ơi!” Hóa ra, trong cuộc sống vẫn còn những kẻ tham tham, ích kỷ và thiếu đi lòng yêu thương, thậm chí còn mất đi nhân tính. Con cái không muốn phụ dưỡng cha mẹ lúc về già, có người còn nói: “Già rồi. Chết đi cho khỏi phiền con cháu”. Đau lòng biết mấy, họ là người sinh ra chúng ta, nuôi chúng ta khôn lớn thành người, dõi theo từng bước chân nhưng khi già yếu lại bị chính con của họ hất hủi. Đó là nỗi bất hạnh. Vợ chồng chung sống với nhau, chỉ vì một chút ghen tuông mù quáng mà đánh mất đi người đã yêu thương mình, bên cạnh mình lúc khó khăn. Ta có thể đọc được những thông tin vợ chồng chém giết lẫn nhau vì những tranh cãi nhỏ nhặt đời thường. Sao họ có thể vô nhân tính như vậy? Lại có anh em ruột thịt giết nhau vì mâu thuẫn trong gia đình. Đến đây có lẽ sẽ khiến người ta câm lặng hay thức tỉnh lương tri. Không, đó là những việc đáng để lên án. Bởi vì lòng ích kỷ cá nhân, mà họ đã đánh mất đi những điều quý giá nhất trong cuộc sống. Khi nhìn lại, chắc hẳn những điều đó sẽ làm họ nuối tiếc hay hối hận cả một đời.
Cho đi là tốt, là hành động cao đẹp. Nhưng trong cuộc sống, lòng tốt phải được đặt đúng chỗ. Có những kẻ lợi dụng lòng tốt của chúng ta để làm việc xấu. Lòng tốt rõ ràng là đáng quý, đáng trân trọng nhưng một khi chúng ta đem trao gửi nó ở một nơi không đáng trao thì khi đó lòng tốt sẽ trở thành một con dao sắc nhọn đâm ngược lại trái tim chúng ta. Sẽ đau lắm đấy!
Câu chuyện đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng cho loại người ích kỷ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình, biết nhận mà không có cho. Cuộc sống như thế chỉ là tồn tại vô nghĩa. Biển Galile là biểu tượng cho những người sống vì người khác, mở rộng tấm lòng cho và nhận, nhờ thế luôn được sống cuộc sống có ý nghĩa, chan hòa và có ích với xung quanh. Chính cách nhìn và thái độ sống đã chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ với xung quanh, làm cho nó xấu đi và trở nên tốt đẹp hơn.
Quyền lực, tiền bạc không thể cải biến một con người. Nó chỉ có thể bộc lộ tự ngã chân chính của người đó. Hạnh phúc là khi sử dụng thời gian, tiền bạc, niềm vui của bạn thân sản se cho vạn vật, thiên nhiên trong cuộc sống. Cuộc sống cần có sự đồng cảm chia sẻ, có cho và nhận. Đây không chỉ là một thái độ sống cần có để duy trì cuộc sống mà còn là một thái độ sống nhân văn, mang ý nghĩa cao đẹp của xã hội con người.
bạn tham khảo nha.
Câu chuyện đem lại bài học có ý nghĩa về Cho và nhận. Biển chết như một biểu tượng cho loại người ích kỉ, thiếu lòng vị tha, nhân hậu, chỉ biết sống cho riêng mình, biết nhận mà không có cho. Cuộc sống như thế chỉ là tồn tại vô nghĩa. Biển Galile là biểu tượng cho những người sống vì người khác, mở rộng tấm lòng cho và nhận, nhờ thế luôn được sống cuộc sống có ý nghĩa, chan hòa và có ích với xung quanh.Chính cách nhìn và thái độ sống đã chi phối hoàn cảnh sống, tác động đến các mối quan hệ với xung quanh, làm cho nó xấu đi và trở nên tốt đẹp hơn. cuộc sống cần có sự đồng cảm chia sẻ, có cho và nhận. Đây không chỉ là một thái độ sống cần có để duy trì cuộc sống mà còn là một thái độ sống nhân văn, mang ý nghĩa cao đẹp của xã hội con người