NY

hãy viết 1 đoạn văn ngắn về nhân vật lịch sử lớp 4

MA
12 tháng 12 2021 lúc 19:58

tk

Trần Hưng Đạo có tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Ngài thông minh đĩnh ngộ, văn võ song toàn; chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh em dòng họ cùng lo toan việc nước. Ngài vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2 và lần 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ (Tổng tư lệnh quân đội). Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước vì thế ngài được phong tước Hưng Đạo Vương. Ngài mất vào ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300).

Bình luận (0)
HT
12 tháng 12 2021 lúc 19:58

Tham khảo:

Đoàn quân mang lá cờ đề “Phá cường địch, báo hoàng ân” vừa xuống khỏi dốc đầu trại Vĩnh Bình (Lạng Sơn) thì dừng lại.

Trần Quốc Toản mặc áo bào đỏ, cưỡi ngựa trắng, dáng vẻ uy nghi giữa hàng quân, nói: “Ta vì sợ không được quan tin dùng nên băng rừng đi tìm giặc mà đánh. Nay giặc đã ở sát bên. Vậy ta hãy đánh vài trận cho giặc Nguyên khiếp vía, cho người lớn biết sức chúng ta. Sau khi được quân do thám báo cáo tình hình và bày binh, Trần Quốc Toản vẫy tay ra hiệu. Tiếng tù và rúc lên. Toán giặc đầu tiên ngã gục dưới làn mưa tên dữ dội. Toán thứ hai quay đầu chạy. Trần Quốc Toản đón đầu, giáp mặt với giặc, vung kiếm chém giặc như chém chuối. Viên tướng giặc liều chết mờ đường mau rút lui nhưng trước mặt hắn là vị tướng rất trẻ mặc áo bào đó, cười ngựa trắng oai phong lẫm liệt.

Bình luận (0)
SV
12 tháng 12 2021 lúc 19:58

Tham khảo

Đoàn quân mang lá cờ đề “Phá cường địch, báo hoàng ân” vừa xuống khỏi dốc đầu trại Vĩnh Bình (Lạng Sơn) thì dừng lại.

Trần Quốc Toản mặc áo bào đỏ, cưỡi ngựa trắng, dáng vẻ uy nghi giữa hàng quân, nói: “Ta vì sợ không được quan tin dùng nên băng rừng đi tìm giặc mà đánh. Nay giặc đã ở sát bên. Vậy ta hãy đánh vài trận cho giặc Nguyên khiếp vía, cho người lớn biết sức chúng ta. Sau khi được quân do thám báo cáo tình hình và bày binh, Trần Quốc Toản vẫy tay ra hiệu. Tiếng tù và rúc lên. Toán giặc đầu tiên ngã gục dưới làn mưa tên dữ dội. Toán thứ hai quay đầu chạy. Trần Quốc Toản đón đầu, giáp mặt với giặc, vung kiếm chém giặc như chém chuối. Viên tướng giặc liều chết mờ đường mau rút lui nhưng trước mặt hắn là vị tướng rất trẻ mặc áo bào đó, cười ngựa trắng oai phong lẫm liệt.

Bình luận (0)
H24
12 tháng 12 2021 lúc 19:59

Tham Khảo:

 

Nguyễn Trãi sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần.Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời, ông về ở Nhị Khê, nơi cha dạy học. Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan với nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước tạ Nguyễn Phi Khanh bị chúng đưa sang Trung Quốc. Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên , ông trở về, nhưng bị quân Minh bắt giữ. Sau đó, ông tìm theo Lê Lợi. Suốt mười năm chiến đấu, ông đã góp công lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Đầu năm 1428, quét sạch quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng lại nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bắt giam. Sau đó ông được tha, nhưng không còn được tin cậy như trước. Ông buồn, xin về Côn Sơn. Đó là vào những năm 1438 – 1440. Năm 1440, Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều công việc quan trọng. Ông đang hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngột ở Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh). Vốn chứa thù từ lâu đối với Nguyễn Trãi, bọn gian tà ở triều đình vu cho ông âm mưu giết vua, khép vào tội phải giết cả ba họ năm 1442.

Nỗi oan tày trời ấy, hơn hai mươi năm sau, 1464, Lê Thánh Tông mới giải tỏa, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan.

Nhìn chung, ở cuộc đời Nguyễn Trãi nổi lên hai điêm cơ bản sau:

Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc và là một nhân vật toàn tài hiếm có của lịch sử Việt Nam trong thời đại phong kiến. Nguyễn Trãi có một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất.Nhưng Nguyễn Trãi cũng là một người đã phải chiụ những oan khiên thảm khốc, do xã hội củ gây nên cũng tới mức hiếm có trong lịch sử.

Ông nhà văn, nhà thơ lớn: là anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn, nhà thơ lớn. Ông còn để lại nhiều tác phẩm có giá trị. “Quân trung từ mệnh tập” là những thư từ gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, nhằm thực hiện kế “đánh vào lòng”, ngày nay gọi là địch vận. “Bình Ngô đại cáo” lấy lời Lê Lợi tổng kết 10 năm chống giặc, tuyên bố trước nhân dân về chính nghĩa quốc gia, dân tộc, về qúa trình chiến đấu gian nan để đi đến chiến thắng vĩ đại cuối cùng giành lại hòa bình cho đất nước. “Lam Sơn thực lục” là cuốn sử về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. “Dư địa chí” viết về địa lý lịch sử nước ta. “Chí Linh sơn phú” nói về cuộc chiến đấu chống giặc Minh gian khổ và anh hùng. Các tác phẩm ấy đều là văn bằng chữ Hán. Năm 1980,Nguyễn Trãi được Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Bình luận (0)
ZJ
12 tháng 12 2021 lúc 20:39

Người mà tôi muốn kể đó chính là nữ anh hùng Võ Thị Sáu ( theo tiếng Pháp ) tức Nguyễn Thị Sáu. Chị Sáu sinh năm 1933 , chị mất lúc 7 giờ ngày 23/1/1952 vì chị bị án tử hình. Lúc 14 tuổi , chị tham gia cùng anh gia nhập Việt Mình , trốn lên chiến khu chống Pháp , chị tham gia đội công an xung phong , hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ liên lạc , tiếp tế. Trong khoảng thời gian hiện tại , chị Sáu tham gia nhiều trận đấu để bảo vệ quê hương , dùng lựu đạn diệt tên ác ôn và làm nhiều lính Pháp bị thương nặng. Người con gái vùng Đất Đỏ còn nhiều lần phát hiện gian tế , tay sai của Pháp , giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm , chủ động tấn công về phía địch. Vào tháng 7/1948 , công an được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỉ niệm Quốc khánh Pháp. Chị Sáu biết đây là nhiệm vụ gian nan , nguy hiểm nhưng chị Sáu không quản khó khăn mà nhận nhiệm vụ được giao. 

Chị nhận lựu đạn , giấu vào góc chợ gần khán đài , lúc đó là nửa đêm ( 12 giờ ) , sáng hôm sau , địch liền lùa người dân vào sân. Khi xe của trưởng tiểu đoàn tới , chị tung lựu đạn về phía khán đài , uy hiếp giải tán cuộc mít tinh. Hai công an ở gần đấy liền đồng loạt nổ súng tạo giải tán cuộc mít tinh , đồng thời giúp chị Sáu rút lui an toàn. Người Việt Minh được bố trí liền hô to : '' Việt Minh tiến công '' và hướng dẫn người dân giải tán. Sau chiến công này , chị Sáu được tổ chức tuyên dương , khen ngợi và được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian , bao gồm tiêu diệt cả tên cai tổng Tòng. Vào tháng 11/1948 , chị nhận lựu đạn , trà trộn vào đám người đi làm căn cước. Giữa buổi , chị ném lựu đạn vào chỗ làm việc của tên cai tổng Tòng rồi hô to : '' Việt Minh tiến công '' và kéo mấy chị em cùng chạy. Lựu đạn liền nổ , Tên cai tổng Tòng bị thương nặng nhưng chưa chết nhưng vụ nổ khiến bọn lính hoảng hồn vía , từ sau không dám tuy tùng Việt Minh ráo riết như trước kia nữa. 

Tháng 2 năm 1950 , chị tiếp tục nhận nhiệm vụ ném lựu đạn , tiêu diệt 2 chi điểm viên của thực dân Pháp và Cả Suốt và Cá Đay nhưng không may chị bị bắt. Trong vòng 1 tháng bị giam tại nhà tù Đất Đỏ , dù bị giặc tra tấn giã man nhưng chị  vẫn không hề khai báo. Địch phải chuyển chị tới Chí Hoà. Chị Sáu vẫn tiếp tục nhận nhiệm vụ liên lạc cho các đồng chí trong khám , cùng chị em đấu tranh đòi cải thiện cuộc sống nhà tù. Trước tinh thần chiến đấu cả chị Võ Thị Sáu , Pháp mở phiên toà tử hình chiến sĩ trẻ tuổi này . Địch liền chuyển chị cùng 1 số tù nhân khác giam tại nhà tù Côn Đảo. Nhờ sự kiên cường , dũng cảm của chiến sĩ trẻ tuổi đã được kết nạp vào đảng Lao Động Việt Nam và công nhận là đảng viên trước đêm hy sinh. Chị luôn khẳng địch : ''Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội '' Khi tử hình , chị Sáu không hề run sợ như những người tù nhân khác , Chị liền hô to : '' Đà đảo thực dân Pháp  , kháng chiến nhất định thắng lợi '' Năm 1952 , trước giờ hành hình ( có nghĩa là tử hình ) , viên cha đạo đề nghị kết án rửa tội cho chị Sáu nhưng bị chị Sáu từ chối , chị nói : ''Tôi không có tội  ,chỉ có những người sắp hành hình tôi mới là kẻ có tội '' . Đối mặt với cái chết , điều khiến chị phải ân hận vì chưa tiêu diệt được hết bọn xâm lược nước ta. Giai đoạn kể rằng , khi lính thét chị phải quỳ xuống , chị kiên quyết không quỳ xuống , không bịt mắt và nói : 

Hãy bỏ bịt mắt của ngươi ra , tôi dũng cảm để nhìn vào ngọn súng của các người , tôi muốn nhìn thế giới tươi đẹp này thêm 1 lần cuối cùng 

Bình luận (0)
ZJ
13 tháng 12 2021 lúc 20:47

Phần tiếp theo : 

. Rồi chị hát quốc ca , tiếng hát vang lên , bay tới những khu rừng rộng , khi chị ngừng hát , bọn lính giặc nhắm chị để bắn , rồi chị hô to : '' VIỆT NAM ĐỘC LẬP MUÔN NĂM , HỒ CHỦ TỊCH MUÔN NĂM!!'' rồi chúng nahwms bắn vào hai sườn vai của chị , xương của vai bị gãy , máu vôi lên chiếc áo trắng của chị , nhưng chị vẫn tiếp tục hát quốc ca , Đội trưởng linh bảo : '' Sao nó chưa chết ? Bắn thêm!'' nhưng giờ còn lính nào còn tâm trạng mà bắn nữa , chúng hết hồn vì chị chính là 1 anh hùng trẻ tuổi dũng cảm , thấy vậy đội trưởng liền lấy 1 chiếc súng loại ngắn , dí vào đầu của chị , bây giờ khuôn mặt xinh đpẹ , dịu dàng và đầy tấm lòng yêu nước sẽ không còn. Rồi tiếng súng nổ. Như vậy , chị không còn sống trên mảnh đất Việt nữa. Chị đúng là anh hùng dũng cảm!

                    ~ Hết ~ 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VN
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
4A
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
EM
Xem chi tiết