Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường thấy mẹ cầm roi. Tôi sợ nhất hình ảnh cái roi lăm le trên đôi tay của mẹ. Mỗi khi mắc sai lầm, đôi tay mẹ đã làm tôi đau.
Rồi cũng chính đôi tay ấy, mẹ đã tắm cho tôi hàng ngày. Tôi cảm nhận sự thô ráp trên đôi tay ấy và những đường gân xanh xao uốn lượn như những dòng sông, mà sau này tôi mới biết, đó là dòng đời đưa tôi ra biển lớn.
Cứ như thế, tôi quen dần với đôi bàn tay mẹ. Tôi vẫn thường lọt thỏm trong vòng tay ấy và thách thức tất cả bên ngoài. Một cảm giác an toàn tuyệt đối luôn thường trực mỗi khi được nằm gọn trong vòng tay của mẹ. Đôi bàn tay bé nhỏ của tôi chỉ nắm vừa ngón tay cái của mẹ, tôi thường chơi trò dúc giắc qua lại đủ bề để cho tay mẹ phát ra tiếng kêu. Những lần như thế, tôi tự hỏi: “Sao tay mẹ to và cứng thế?”.
Mẹ tôi là một người phụ nữ bình thường. Mẹ không thành công, cũng không nổi tiếng. Nhưng mẹ có nét đặc trưng riêng của một người phụ nữ truyền thống như sự chăm chỉ, sự thủy chung và đức hy sinh. Cuộc đời mẹ từ nhỏ đã phải bôn ba thăng trầm, theo ngoại đi đốn củi, lấy măng, làm tất cả mọi công việc đồng áng. Bởi thế, bao nhiêu khó khăn nhọc nhằn in hằn trên đôi bàn tay của mẹ. Ngắm bàn tay mẹ, tôi hỏi: “Sao tay con mềm mà tay mẹ nhiều chai sần cứng thế?”. Mẹ chỉ trả lời: “Người có chai tay là người lương thiện”. Tôi mãi nhớ câu nói đó. Phải mất mấy năm sau tôi mới hiểu ra ý nghĩa của lời mẹ nói năm xưa.
Năm tháng qua đi, ở bên mẹ, tôi được chứng kiến những sự đổi thay diệu kỳ của cuộc sống chỉ bằng đôi bàn tay ấy. Đằng sau những bữa cơm thịnh soạn của gia đình, là dáng mẹ với đôi bàn tay thon gầy nhặt từng cọng rau, vo từng nồi gạo, nấu từng ấm nước chè, kho từng nồi cá khế… Đằng sau những trang giấy trắng tinh trong đời học sinh của chị em tôi, là bàn tay mẹ lặn lội lo toan kiếm đủ đồng tiền cho chúng tôi đến trường. Đằng sau giấc ngủ ngon của tôi là đôi bàn tay mẹ đã chăm ẵm, bế bồng, quạt mát. Đằng sau tổ ấm của gia đình tôi, đó là bàn tay mẹ chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết mỗi ngày.
Và tôi hiểu, bằng bàn tay ấy, mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ, tương lai và cả cuộc đời tôi… Từ “chữ o tròn như quả trứng gà” cho tới những thìa nước mắm mặn chát trong những bài học nấu ăn mẹ dạy… Từ những trận đòn roi năm xưa cho tới những sợi chỉ dài xuyên qua tà áo của cha khi bị rách… nhờ đôi tay mẹ, tôi thêu thùa, may vá. Trong từng giờ phút mẹ hiện diện trên cõi đời, tôi cảm nhận đôi bàn tay mẹ thắp sáng những vì sao tinh tú trong cuộc sống của mỗi chúng tôi.
Thời gian vụt trôi, bỏ lại tuổi thơ hồn nhiên chân đất, bỏ lại những tháng ngày rong ruổi chốn quê và những câu hỏi vu vơ của trẻ nhỏ, bây giờ tôi đã thành thiếu nữ tuổi đôi mươi. Tôi càng lớn lên, càng xinh đẹp thì mẹ tôi càng già thêm và gầy đi - như một quy luật tự nhiên mà nghiệt ngã của tạo hóa. Tóc mẹ nhuộm màu sương khói khi mới ở tuổi bốn mươi, da mẹ một màu rám nắng và đặc biệt, đôi bàn tay mẹ gân guốc, xanh xao.
Mẹ vẫn làm việc, vẫn cần mẫn, vẫn chu đáo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, ngoài xã hội, cũng như trong đời sống riêng tư. Đôi tay mẹ chỉ ngưng làm khi mắt mẹ đã khép lại, chào đón giấc ngủ sau một ngày dài vất vả... Đôi tay của mẹ, đôi tay không bao giờ biết gõ bàn phím hay bấm điện thoại như tôi vẫn thường làm mỗi ngày, nhưng sao vĩ đại quá trong cuộc sống này?
Tôi thèm được một lần thấy mẹ cầm roi, tôi thèm được một lần thấy mẹ bắt tôi phải tắm và kỳ cọ và thèm được ăn bữa cơm gia đình mẹ nấu khi tôi phải đi học xa. Và hơn hết, tôi thèm được nắm lấy đôi bàn tay của mẹ. Nhờ nó mà có tôi trên cõi đời này và đã trưởng thành như ngày hôm nay. Tôi yêu bàn tay của mẹ.
Khi còn là một đứa trẻ, tôi thường thấy mẹ cầm roi. Tôi sợ nhất hình ảnh cái roi lăm le trên đôi tay của mẹ. Mỗi khi mắc sai lầm, đôi tay mẹ đã làm tôi đau.
Rồi cũng chính đôi tay ấy, mẹ đã tắm cho tôi hàng ngày. Tôi cảm nhận sự thô ráp trên đôi tay ấy và những đường gân xanh xao uốn lượn như những dòng sông, mà sau này tôi mới biết, đó là dòng đời đưa tôi ra biển lớn.
Cứ như thế, tôi quen dần với đôi bàn tay mẹ. Tôi vẫn thường lọt thỏm trong vòng tay ấy và thách thức tất cả bên ngoài. Một cảm giác an toàn tuyệt đối luôn thường trực mỗi khi được nằm gọn trong vòng tay của mẹ. Đôi bàn tay bé nhỏ của tôi chỉ nắm vừa ngón tay cái của mẹ, tôi thường chơi trò dúc giắc qua lại đủ bề để cho tay mẹ phát ra tiếng kêu. Những lần như thế, tôi tự hỏi: “Sao tay mẹ to và cứng thế?”.
Mẹ tôi là một người phụ nữ bình thường. Mẹ không thành công, cũng không nổi tiếng. Nhưng mẹ có nét đặc trưng riêng của một người phụ nữ truyền thống như sự chăm chỉ, sự thủy chung và đức hy sinh. Cuộc đời mẹ từ nhỏ đã phải bôn ba thăng trầm, theo ngoại đi đốn củi, lấy măng, làm tất cả mọi công việc đồng áng. Bởi thế, bao nhiêu khó khăn nhọc nhằn in hằn trên đôi bàn tay của mẹ. Ngắm bàn tay mẹ, tôi hỏi: “Sao tay con mềm mà tay mẹ nhiều chai sần cứng thế?”. Mẹ chỉ trả lời: “Người có chai tay là người lương thiện”. Tôi mãi nhớ câu nói đó. Phải mất mấy năm sau tôi mới hiểu ra ý nghĩa của lời mẹ nói năm xưa.
Năm tháng qua đi, ở bên mẹ, tôi được chứng kiến những sự đổi thay diệu kỳ của cuộc sống chỉ bằng đôi bàn tay ấy. Đằng sau những bữa cơm thịnh soạn của gia đình, là dáng mẹ với đôi bàn tay thon gầy nhặt từng cọng rau, vo từng nồi gạo, nấu từng ấm nước chè, kho từng nồi cá khế… Đằng sau những trang giấy trắng tinh trong đời học sinh của chị em tôi, là bàn tay mẹ lặn lội lo toan kiếm đủ đồng tiền cho chúng tôi đến trường. Đằng sau giấc ngủ ngon của tôi là đôi bàn tay mẹ đã chăm ẵm, bế bồng, quạt mát. Đằng sau tổ ấm của gia đình tôi, đó là bàn tay mẹ chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết mỗi ngày.
Và tôi hiểu, bằng bàn tay ấy, mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ, tương lai và cả cuộc đời tôi… Từ “chữ o tròn như quả trứng gà” cho tới những thìa nước mắm mặn chát trong những bài học nấu ăn mẹ dạy… Từ những trận đòn roi năm xưa cho tới những sợi chỉ dài xuyên qua tà áo của cha khi bị rách… nhờ đôi tay mẹ, tôi thêu thùa, may vá. Trong từng giờ phút mẹ hiện diện trên cõi đời, tôi cảm nhận đôi bàn tay mẹ thắp sáng những vì sao tinh tú trong cuộc sống của mỗi chúng tôi.
Thời gian vụt trôi, bỏ lại tuổi thơ hồn nhiên chân đất, bỏ lại những tháng ngày rong ruổi chốn quê và những câu hỏi vu vơ của trẻ nhỏ, bây giờ tôi đã thành thiếu nữ tuổi đôi mươi. Tôi càng lớn lên, càng xinh đẹp thì mẹ tôi càng già thêm và gầy đi - như một quy luật tự nhiên mà nghiệt ngã của tạo hóa. Tóc mẹ nhuộm màu sương khói khi mới ở tuổi bốn mươi, da mẹ một màu rám nắng và đặc biệt, đôi bàn tay mẹ gân guốc, xanh xao.
Mẹ vẫn làm việc, vẫn cần mẫn, vẫn chu đáo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình, ngoài xã hội, cũng như trong đời sống riêng tư. Đôi tay mẹ chỉ ngưng làm khi mắt mẹ đã khép lại, chào đón giấc ngủ sau một ngày dài vất vả... Đôi tay của mẹ, đôi tay không bao giờ biết gõ bàn phím hay bấm điện thoại như tôi vẫn thường làm mỗi ngày, nhưng sao vĩ đại quá trong cuộc sống này?
Tôi thèm được một lần thấy mẹ cầm roi, tôi thèm được một lần thấy mẹ bắt tôi phải tắm và kỳ cọ và thèm được ăn bữa cơm gia đình mẹ nấu khi tôi phải đi học xa. Và hơn hết, tôi thèm được nắm lấy đôi bàn tay của mẹ. Nhờ nó mà có tôi trên cõi đời này và đã trưởng thành như ngày hôm nay. Tôi yêu bàn tay của mẹ.
Đối với con mẹ là tình yêu thương bao la từ giọng nói cho đến ánh mắt, từ hơi ấm cho đến những cử chỉ nhẹ nhàng nhưng con yêu nhất là đôi bàn tay mẹ vì đôi tay ấy đã dìu dắt con khôn lớn,đôi tay mẹ không mềm mại mà nó khô ráp và chai sần vì con.
Mẹ còn nhớ không mẹ? mỗi lần ba đi công tác xa, con đã khóc, lúc ấy đôi tay mẹ đã đã ôm lấy con mẹ dỗ dành và bảo con đừng khóc rồi ba sẽ về và mua quà cho con. Trong vòng tay mẹ con hiểu con đang được chở che. Thế rồi ba đi mãi, ba ra đi để tìm hạnh phúc cho riêng mình. Lúc ba đưa tờ giấy gì đó con thấy được trong đôi mắt mẹ là một nỗi buồn và trong đó còn cả niềm vui nữa, bàn tay mẹ nắm chặt run run khi kí vào tờ giấy đó.
Khi ấy con còn quá nhỏ để hiểu hết chuyện gì đang xảy ra, sau này khi đã trưởng thành con mới hiểu. Mẹ vẫn thường bảo con rằng con không được trách ba vì ba luôn rất yêu thương con. Sau khi ba đi một mình mẹ nuôi con thật vất vả, mẹ phải đi làm kiếm tiền để con ăn học nên người, mẹ không muốn con phải sống cực khổ như mẹ, những đêm khuya mẹ cặm cụi bên ánh đèn tính toán chi phí cho những bữa cơm hằng ngày, tay mẹ vì thế mà cũng xấu hơn, chai sần hơn nhưng mẹ ơi, trong lòng con đôi bàn tay mẹ vẫn là đẹp nhất những vết chai sần càng làm con thêm yêu mẹ nhiều hơn.
Có thể nếu một ngày các bạn nhìn thấy đôi bàn tay của mẹ tôi, các bạn sẽ thấy nó vô cùng xấu xí nhưng với tôi đôi bàn tay ấy đã đem đến cho tôi một niềm hạnh phúc vô bờ bến và tình thương yêu bao la của người mẹ đối với con.