nêu suy nghĩ của em về nhân vật ông giáo trong văn bản Lão Hạc. hãy viết một đoạn văn ngắn nói về suy nghĩ của em
tìm những câu nói của ông giáo khi nói chuyện với vợ Bình Tư ? Qua những lời nói thể hiện tâm trạng của ông giáo như thế nào?
Cậu Vàng có ý nghĩa gì với Lão Hạc? Tại sao lão Hạc nhiều lần nói chuyện với ông giáo về việc bán nó.
Tưởng tượng con trai Lão Hạc trở về và có cuộc trò chuyện với ông giáo . Dựa vào VB Lão Hạc em hãy kể lại câu chuyện đó
Giúp mk vs . ko chép mạng ạ💗
đọc bài " lão Hạc". sau đó hãy:
- xác định cốt truyện
- xác định ngôi kể
- cho biết các nhân vật trong truyện và cho biết đâu là nhân vật chính?
- nhận xét về đặc điểm riêng trong lời nói của lão Hạc? của ông giáo?
- cho biết tình huống của truyện
Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật lão Hạc trong đoạn trích sau: Mặt lão nghiêm trang lại... - Việc gì thế, cụ? - Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí. - Vâng, cụ nói. - Nó thế này, ông giáo ạ! Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này. Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó... Việc thứ hai: Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả... Tôi bật cười bảo lão:
- Sao cụ lo xa quá thế? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ! Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? - Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? Đã đành rằng là thế, nhưng tôi bòn vườn của nó bao nhiêu, tiêu hết cả. Nó vợ con chưa có. Ngộ nó không lấy gì lo được, lại bán vườn thì sao?... Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi. Thấy lão nằn nì mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi: - Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn? Lão cười nhạt bảo: - Được ạ! Tôi đã liệu đâu vào đấy... Thế nào rồi cũng xong. Luôn mấy hôm, tôi thấy lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy, hay bữa trai, bữa ốc. (Trích truyện ngắn “Lão Hạc” – Nam Cao
: Tác phẩm “Lão Hạc ” của Nam Cao đã thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.
Viết đv 5-7 câu làm rõ nội dung trên. Trong đó có sử dụng 1 câu ghép, 1 trường từ vựng,
Gợi ý: Tinh thần nhân đạo :
- Qua nhân vật ông giáo , Nam Cao thể hiện sự đồng cảm với số phận người nông dân (ông giáo đồng cảm, sẻ chia với số phận cô đơn, bi thảm của lão Hạc….)
- Nhà văn trân trọng những phẩm chất cao quý của Lão Hạc (phân tích phẩm chất của lão Hạc : Giàu tình yêu thương; giàu lòng tự trọng…..)
- Thể hiện niềm tin ở những điều tốt đẹp, tin ở sự lương thiện
Đoạn trích Này! Ông giáo ạ!... lừa nó. Qua lời nói ấy, em hiểu vẻ đẹp trong nhân cách của Lão Hạc?
Viết một đoạn văn đóng vai ông giáo kể lại câu chuyện Lão Hạc sang kể với mình về việc bán chó(miêu tả hình ảnh lão hạc)