Ẩn danh

* Hãy tìm 2 khía cạnh mâu thuẫn nhau trong đoạn trích. Từ đó em có nhận xét gì về hiện thực xã hội đương thời:

Ðám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy. Cả một thành phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng. Thiên hạ chú ý đặc biệt vào những kiểu quần áo tang của tiệm may Âu Hoá như ý ông Typn và bà Văn Minh. Cụ bà sung sương vì ông đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp, phúng viếng đến thế và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả.

Ðám cứ đi...

Kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu, lần lượt thay nhau mà rộn lên. Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may. Trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn, bà Phó Ðoan, vân vân... Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma.

Chen lẫn vào những tiếng khóc lóc, mỉa mai nhau của những người trong tang gia, người ta thấy những câu thì thào như sau này:

- Con bé nhà ai kháu thế? – Con bé bên cạnh đẹp hơn nữa! - Ừ, ừ, cái thằng ấy bạc tình bỏ mẹ! – Xưa kia vợ nó bỏ nó chớ? – Hai đời chồng rồi! – Còn xuân chán! - Gớm cái ngực, cái đầm quá đi mất! – Làm mối cho tớ nhé? - Mỏ vàng hay mỏ chì? – Không, không hẹn hò gì cả - Vợ béo thế, chồng gầy thế, thì mọc sừng mất!

Vân vân...Và còn nhiều câu nói vui vẻ, ý nhị khác nữa, rất xứng đáng với những người đi đưa đám ma.

Ðám cứ đi...

Ðến huyệt, lúc hạ quan tài, cậu tú Tân luôn thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ... để cậu chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau.

Xuân Tóc Ðỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông Phán mọc sừng. Lúc cụ Hồng ho khạc mếu máo và ngất đi, thì ông này cũng khóc to “Hứt!... Hứt!... Hứt!...”

Ai cũng để ý đến ông cháu rể quý hoá ấy.

Ông ta khóc quá, muốn lặng đi thì may có Xuân đỡ khỏi ngã. Nó chật vật mãi cũng không làm cho ông đứng hẳn lên được. Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng loè xòe, ông phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi.

- Hứt!... Hứt!... Hứt!... 

Xuân Tóc Ðỏ muốn bỏ quách ra chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư... Nó nắm tay cho khỏi có người nom thấy, rồi đi tìm cụ Tăng Phú lạc trong đám ba trăm người đương buồn rầu và đau đớn về những điều sơ suất của khổ chủ. 

Theo Vũ Trọng Phụng – Trích tiểu thuyết Số đỏ.

MP
7 tháng 7 2024 lúc 16:08

- Có 2 khía cạnh mâu thuẫn trong đoạn trích:

+ Sự phân biệt giàu nghèo, đẹp xấu, giai cấp.

+ Sự lừa dối, sự giả tạo trong lễ tang.

* Nhận xét về hiện thực xã hội đương thời từ đoạn trích này là xã hội đang đối diện với những vấn đề về sự phân biệt giai cấp, sự giả tạo trong các lễ nghi và sự thiếu tranh đấu chân thật với hiện thực. Các nhân vật trong tiểu thuyết thể hiện sự quan tâm nhiều đến vẻ bề ngoài và xã hội, nhưng lại bỏ qua những giá trị thực sự nhân văn và tâm linh trong các nghi lễ tang.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết