DH

Hãy tả con trâu trong mắt của cậu học sinh lần đầu tiên được về thăm quê

 

DN
21 tháng 4 2018 lúc 19:24

Đã nhiều lần mình được quan sát những con trâu, con bò,... trên ti vi, trên báo, ảnh,.... Khi đó, mình ước ao có một lần mình được ngồi trên lưng trâu thổi sáo như hình chú bé ngồi trên lưng trâu trong bức tranh Đông Hồ mà cô giáo đã cho lớp xem. Thế rồi, ước muốn đó đã thành sự thật. Kì nghỉ hè vừa qua, ba mình cho mình về quê thăm ngoại. Nhà ngoại mua một con trâu cách ngày mình về mấy tháng. Đây là lần đâu tiên mình được trực tiếp quan sát một con trâu. Nó sống động hơn hẳn so với việc mình quan sát con trâu trên tranh, ảnh. Mình sẽ tả con trâu nhà ngoại mình cho các bạn nghe nhé.

Con trâu có bộ lông màu đen, rất mượt. Nó mập mạp và rất to, rất khoẻ.
Hai mắt nó to, chỗ lòng trắng hơi đỏ, luôn đưa đi đưa lại. Hai cái sừng vểnh lên về hai phía cong cong tựa như hai lưỡi liềm. Hai tai không cụp xuống mà vểnh lên như đang nghe ngóng. Bôn cái chân của nó to, mập mạp. Mỗi lần nó dậm xuống đất là nghe thình thịch. Cái đuôi giống như hình cái chổi sể, luôn vắt qua vắt lại hai bên hông để đuổi ruồi, muỗi. Nó gặm cỏ soàn soạt, vừa nhanh vừa gọn cứ như người ta dùng liềm mà cắt cỏ sát gốc.Thỉnh thoảng, nó ngẩng đầu lên nhìn trời, nhìn đất, miệng vẫn nhai nhồm nhoàm.
Từ ngày có trâu, ngoại mình đỡ vất vả hớn nhiều. Những ngày vào vụ, ngoại không còn phải đi mượn trâu của nhà khác. Trâu giúp ngoại cày ruộng. Trâu còn kéo xe để chở lúa từ đồng xa về nhà ngoại một cách nhẹ nhàng. Có con trâu, ngoại đỡ phải gánh gồng,...
Mình thấy trâu rất có ích cho nhà ngoại nói riêng, nhà nông nói chung. Mình sẽ cùng đi chăn trâu với cậu. Mình sẽ cùng cậu cắt cỏ, tắm cho trâu để nó luôn sạch sẽ. Bây giờ mình mới hiểu tại sao cha ông ta lại nói: “Con trâu là đầu cơ nghiệp. ”

Bình luận (0)
NQ
21 tháng 4 2018 lúc 19:23

các bạn làm giúp đi

Bình luận (0)
H24
21 tháng 4 2018 lúc 20:23

Con trâu là vật nuôi đứng đầu hàng lục súc. Hầu như em bé Việt Nam nào cũng thuộc bài ca dao:

                        “Trâu ơi, ta bảo trâu này,

                Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.

Con trâu là biểu tượng cho những đức tính như hiền lành, cần cù, chịu khó… Nó là cánh tay phải, là tài sản vô giá của người nông dân Việt Nam: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

Mỗi con trâu có thể nặng trên ba, bốn tạ. Da trâu đen bóng, lông lưa thưa. Chiếc đuôi dà khoảng một mét, có chùm lông dài và mượt, lúc nào cũng đập qua đập lại để đuổi muỗi, đuổi ruồi. Bốn chân trâu to và dài, bàn chân có móng guốc to, dày và nhọn. Hai chiếc sừng nhọn hoắc, uốn cong rất đẹp. Ở Đồ Sơn, Hải Phòng có lễ chọi trâu:

“Dù ai buôn đâu bán đâu,

Mùng chín tháng tám, chọi trâu thì về”.

                                                        (Ca dao)

Mắt trâu lồi to rất ưa nhìn. Bụng trâu khá ro; có phỉa vì thế mà trâu bước đi chậm chạm? Trâu là loài nhai lại, nó chỉ có một hàm răng (hàm dưới). Trâu rất dễ nuôi. Thức ăn chính là cỏ tươi. Trâu cũng biết ăn rơm, ăn cám. Phân trâu màu đen, dùng để bón cây, bón lúa rất tốt.

Trâu chịu rét kém, nhưng chịu nắng giỏi. Về mùa hè, nó có thể kéo cày, kéo bừa từ sáng sớm đến non trưa. Trâu tơ, trâu đực, trâu mờm kéo cày rất khỏe. trâu cái độ 2, 3 năm đẻ một lứa, mỗi lứa một con nghé. Câu tục ngữ: “Ruộng sâu, trâu nái” nói lên chuyện làm giàu ở nhà quê ngày xưa.

Thịt trâu tuy không ngon bằng thịt bò, nhưng là nguồn thực phẩm rất dồi dào và có giá trị. Sữa trâu rất bổ. Da trâu thuộc để xuất khẩu, để làm giày dép.

Màu xanh mênh mông của những đồng lúa, cánh có trắng rập rờn điểm tô, và con trâu hiền lành gặm cỏ ven đê… là hình ảnh thân thuộc đáng yêu của làng quê Bắc Bộ. Câu hát: “Ai bảo chăn trâu là khổ”… của chú bé vắt vẻo ngồi trên lưng trâu, và tiếng sáo mục đồng mãi mãi in đậm trong ký ức về tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
VA
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
BA
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết