Trình bày các luận điểm chủ yếu đã được chuẩn bị ở nhà.
Trình bày các luận điểm chủ yếu đã được chuẩn bị ở nhà.
Hãy phát biểu (đọc) luận điểm mà em vừa chuẩn bị (viết) trước tổ (trước lớp); sau đó, lắng nghe sự góp ý của các bạn và của thầy, cô giáo để rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho bản thân.
Giúp em với. Em cảm ơn trước ạ
Câu chuyện về bạn Minh có lẽ bắt đầu từ rất nhiều ngày trước, đó là khi vào tiết học của thầy dạy Toán. Sau khi giảng hết phần lí thuyết, thầy giáo bắt đầu cho chúng em những đề toán để có thể áp dụng kiến thức vừa mới học vào. Những đề toán từ dễ cho đến khó, bài nào dễ thì có rất nhiều bạn xung phong lên bảng làm bài, nhưng bài khó dần nên những cánh tay cũng ít dần. Khi đến bài tập thứ năm, cả lớp chỉ có một cánh tay dơ lên, đó là cánh tay của bạn Minh. Chúng em cũng không có bất ngờ gì cả, vì Minh luôn là một học sinh nổi tiếng ngoan ngoãn, học giỏi của lớp. Lần này cũng vậy, trước bài toán hóc búa nhất, Minh vẫn có thể giải được một cách trơn tru. Thầy giáo rất hài lòng nên cho Minh mười điểm vào sổ.
Nhưng sau đó, một lần đi xuống dưới lớp, thầy giáo đã phát hiện ra quyển sách giáo khoa của Minh chằng chịt những lời giải, thầy giáo đã vô cùng tức giận bắt Minh đứng lên trước lớp, thầy giáo cho rằng Minh đã lừa thầy dối bạn, vì quyển sách đã có lời giải nên Minh mới có thể làm tốt bài toán vừa rồi đến vậy. Và đặc biệt là ngay từ buổi đầu tiên thầy giáo vào lớp đã yêu cầu các bạn không được dùng những quyển sách cũ có lời giải, vì như thế sẽ ảnh hưởng đến sự sáng tạo. Trước sự giận dữ của thầy, Minh cũng vô cùng sợ hãi, lắp bắp nói: “Thưa….thầy…em không có nhìn lời giải trong sách…đây là do em tự làm”.
Lời thanh minh lắp bắp vì quá lo lắng, căng thẳng của Minh khiến cho thầy giáo nghĩ rằng Minh đến nước này rồi mà không thừa nhận hành vi của mình mà vẫn nói dối mọi người. Thầy giáo lớn tiếng quát: “Em bảo tôi tin tưởng vào mấy lời giải thích không có chút căn cứ nào của em ư? Viết bản kiểm điểm và nộp cho tôi vào giờ sau, nếu không thì cũng không cần vào lớp học của tôi nữa”. Thầy giáo đập bàn nói xong thì đi ra khỏi lớp, Minh ụp mặt xuống cánh tay vô cùng buồn bã, có phần uất ức. Thực ra trong lớp em không ai tin Minh là người như vậy cả, bởi Minh thông min học giỏi là điều ai cũng biết, bài toán vừa rồi minh hoàn toàn có đủ năng lực để làm. Nhưng vấn đề là ở quyển sách có lời giải mà Minh không chịu nói kia.
Từ ngày hôm ấy, Minh trở nên trầm lắng hơn hẳn, hơn nữa lại có phần hốc hác, mệt mỏi. Hôm nay có tiết toán, cũng là lúc Minh phải nộp lên bản tường trình, nhưng Minh lại không có mặt ngày hôm nay làm ai cũng lo lắng. Đúng như dự đoán, thầy giáo vô cùng tức giận, đang định mắng điều gì đó thì bạn Tú đứng lên nói với cả lớp: “Xin thầy và các bạn đừng trách Minh, nhà Minh nghèo lắm, không có tiền mua sách mới nên phải dùng những quyển sách cũ. Hôm nay Minh không đi học là vì mẹ Minh bị ốm, bạn ấy phải ở nhà chăm sóc mẹ. Nói đến đây cả lớp và thầy giáo đều hết sức ngỡ ngàng, thầy đã cho phép chúng tôi nghỉ một tiết học để cùng đến thăm Minh. Nhà Minh là một ngôi nhà rất nhỏ, vật dụng đơn sơ, khi chúng em đến nơi thì Minh đang giúp mẹ uống thuốc.
Chứng kiến cảnh ấy ai cũng xúc động, thậm chí em đã khóc, thầy giáo đã đến bên cạnh hỏi han tình hình sức khỏe của mẹ Minh và sau đó thầy đã xin lỗi Minh vì đã hiểu lầm Minh ngày hôm đó. Sau khi trở về thầy giáo đã kêu gọi mọi người quyên góp để giúp đỡ Minh, riêng thầy thì đóng vào quỹ ấy hai triệu, chúng em thì đóng góp theo tinh thần tự nguyện. Nghe đến đây, bố mẹ em đều vô cùng xúc động và nói em và các bạn phải giúp đỡ Minh nhiều hơn nữa trên lớp.
Trong các tình huống sau, tình huống nào có thể và cần phải viết bản tường trình? Vì sao? Ai phải viết? Viết cho ai?
a) Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy, cô giáo chủ nhiệm.
b) Em làm hỏng dụng cụ thí nghiệm trong giờ thực hành.
c) Một số học sinh nói chuyện riêng làm mất trật tự trong giờ học.
d) Gia đình em bị kẻ gian đột nhập lấy trộm tài sản
Tình huống sau có phải viết văn bản tường trình không ?
“Lớp em tự ý tổ chức đi tham quan mà không xin phép thầy, cô giáo chủ nhiệm”
A. Không
B. Có
“Sáng tạo là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của con người. Nó được coi là dạng hoạt động đặc biệt và là biểu hiện cao nhất của đời sống tâm hồn. Lịch sử loài người là một dòng những suy nghĩ sáng tạo mà trước hết là của các nhà khoa học, nghệ nhân, nghệ sĩ… Thực tế cho đến ngày nay những phát minh vĩ đại làm thay đổi diện mạo của xã hội loài người, làm cho xã hội phát triển đều là hoạt động sáng tạo. Chính vì vậy, hoạt động sáng tạo được xem là cơ chế của sự phát triển. Con người trong hoạt động sáng tạo vừa tiếp thu những kinh nghiệm của thế hệ đi trước, vừa tích cực tìm kiếm những điều mới hơn nhằm góp phần vào sự phát triển của xã hội”.
(Theo “Tài liệu tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh Trung học”)
a. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn. (0.5 điểm)
b. Tìm ít nhất 3 từ trong doạn văn thuộc cùng một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó. (1.0 điểm)
c. Theo đoạn văn, thế nào là hoạt động sáng tạo? (0.5 điểm)
d. Dựa vào đoạn văn, hãy cho biết con người có vai trò ra sao trong hoạt động sáng tạo? (0.5 điểm)
e. Từ thực tế của cuộc sống hiện nay, em hãy kể về những sáng tạo của nhân dân ta trong công cuộc đẩy lùi dịch Covid 19. (HS viết đoạn văn từ 40 đến 60 chữ). (1.5 điểm)
giúp e với ạ
Bằng những trải nghiệm và suy nghĩ của bản thân, em hãy làm rõ ý nghĩa của câu nói: “Mỗi cuốn sách là một giấc mơ mà bạn cầm trong tay”.
Mk cần gấp, giúp mk nhé! Cảm ơn trước.
chuyển đỗi những cụm từ được gạch chân trong những câu sau thành cụm C-V mở rộng câu có thể thêm bớt
a, tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mik ( gạch chân : tiếng kêu sửn sốt của cô giáo)
b,đêm qua,lúc nào chợt tỉnh,tôi cũng nghe tiếng nức nở,tức tưởi của em ( gạch chân : tiếng nức nở,tức tưởi của em)
c, mẹ tin vào sự chuẩn bị chu đáo cho con trước ngày khai trường ( gạch chân : sự chuẩn bị chu đáo)
d, tôi rất thích câu chuyện ấy ( gạch chân : chuyện ấy )
Đọc đoạn trích dưới đây:
''... Đã đến lúc chúng ta cần phải đối diện với sự thật rằng, im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác. Đã đến lúc chúng ta không thể trốn tránh được thực tế nghiệt ngã rằng im lặng có thể cho ta sự yên ổn tạm thời, nhưng dần dần nó sẽ xói mòn lương tâm, làm thui chột ý chí phản biện, tinh thần hướng thiện, sức mạnh đấu tranh cho cái đúng của không chỉ bản thân ta mà cả của những người quanh ta. Sự yên ổn ấy, đáng tiếc thay chắc chắn sẽ không kéo dài lâu. Nó sẽ mau chóng qua đi và trả lại cho ta những mất mát, tổn thương với cấp số nhân so với chút yên bình giả tạo.
Phá vỡ thói quen im lặng là một quá trình đấu tranh dai dẳng và khắc nghiệt trong bản thân mỗi chúng ta. Hãy bắt đầu bằng việc lục vấn bản thân mỗi khi rằn lòng im lặng trước cái sai. Hãy kiên trì tìm đáp án cho câu hỏi “cái sai ấy, nếu mãi tồn tại, sẽ dẫn chúng ta về đâu?”. Hãy thử đặt câu hỏi liệu có một ngày nào đó, sự im lặng khiến chúng ta hay những người thân của chúng ta trở thành nạn nhân của một quyết định sai lầm nào đó được nuôi dưỡng bởi chính sự im lặng của chúng ta? Hãy thử mường tượng đáng nhẽ viễn cảnh đó sẽ không xảy ra nếu sự im lặng của chúng ta được thay thế bằng những góp ý, việc làm cụ thể.
Hãy bắt đầu phá vỡ thói quen im lặng bằng những lời nói, việc làm cụ thể để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những sự thật mà trái tim bạn luôn gọi tên. Hãy bắt đầu từ việc ca ngợi những giá trị tốt đẹp, cốt lõi, hướng thiện được hun đúc bởi cả cộng đồng, được rèn trải qua nhiều thế hệ. Hãy bắt đầu bằng việc lên tiếng bảo vệ, đứng về phía những người/nhóm người thiệt thòi, yếu thế. Hãy đấu tranh, phản biện lại mọi hình thức kì thị, phân biệt đối xử, góp phần đem lại sự công bằng, sự thừa nhận của cộng đồng.''
(Sự tàn nhẫn của im lặng, Nguyễn Công Thảo, http://dienngon,vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra tác hại của sự im lặng trước cái sai được nêu trong đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, để phá vỡ thói quen im lặng" thì bản thân mỗi chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3. Theo anh/chị, việc tác giả nhiều lần sử dụng từ ngữ "Hãy bắt đầu" góp phần mang lại hiệu quả nghệ thuật gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “im lặng trước cái sai này chính là mầm mống nuôi dưỡng cho sự xuất hiện của những cái sai khác” ? Vì sao?