Sự khác biệt giữa cách đo độ cao tương đối và cách đo độ cao tuyệt đối.
- Đo độ cao tuyệt đối được tính từ đỉnh núi đến mực nước biển.
- Đo độ cao tương đối được tính từ đỉnh núi đến chân núi.
Độ cao tuyệt đối là độ cao so với mực nước biển trung bình. Do mực nước biển trung bình ở các điểm khác nhau là khác nhau cho nên mỗi nước đều lấy 1 điểm làm điểm gốc. Việt Nam lấy điểm gốc là mực nước biển trung bình ở Hòn Dáu - Đồ Sơn - Hải Phòng.
Độ cao tương đối là độ cao so với mặt đất nền của vật đo.
Mình sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này
Cách tính độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối :
Độ cao tương đối được tính bằng khoảng cách chênh lệch theo chiều thẳng đứng từ mặt đất đến đỉnh núi
Độ cao tuyệt đối được tính bằng khoảng cách chênh lệch theo chiều thẳng đứng từ mực nước biển trung bình đến đỉnh núi.
Chúc bạn học ngày càng giỏi !
Đừng quên chọn câu trả lời của mình nha !
ĐỘ CAO TUYỆT ĐỐI:
Là khoảng cách từ một điểm trên mặt đất dọc theo đường dây dọi đến mực nước chuẩn "0". Mặt nước mực chuẩn "0" được quy định trong xây dựng màng lưới trắc địa của từng quốc gia. Bằng phương pháp đo cao hình học, ta có thể biết độ chênh cao giữa các điểm trên mặt đất. Nếu ta biết ĐCTĐ của một điểm, ta có thể biết độ cao của các điểm còn lại. Do các mặt mực nước tại các điểm khác nhau trên mặt đất không song song với nhau (ảnh hưởng của lực li tâm và của sự phân bố vật chất không đều trong vỏ Trái Đất), nên kết quả đo cao hình học phụ thuộc vào tuyến đo. Tuỳ theo cách tính ảnh hưởng của sự không song song đó, ta có ĐCTĐ khác nhau, cụ thể là: độ cao chuẩn, độ cao động học, độ cao trực chuẩn.
ĐỘ CAO TƯƠNG ĐỐI:
Độ cao tương đối của 1 điểm là độ cao của điểm đó so với một mốc do ta tự chọn.
ĐỘ CAO TUYỆT ĐỐI:
Là khoảng cách từ một điểm trên mặt đất dọc theo đường dây dọi đến mực nước chuẩn "0". Mặt nước mực chuẩn "0" được quy định trong xây dựng màng lưới trắc địa của từng quốc gia. Bằng phương pháp đo cao hình học, ta có thể biết độ chênh cao giữa các điểm trên mặt đất. Nếu ta biết ĐCTĐ của một điểm, ta có thể biết độ cao của các điểm còn lại. Do các mặt mực nước tại các điểm khác nhau trên mặt đất không song song với nhau (ảnh hưởng của lực li tâm và của sự phân bố vật chất không đều trong vỏ Trái Đất), nên kết quả đo cao hình học phụ thuộc vào tuyến đo. Tuỳ theo cách tính ảnh hưởng của sự không song song đó, ta có ĐCTĐ khác nhau, cụ thể là: độ cao chuẩn, độ cao động học, độ cao trực chuẩn.
ĐỘ CAO TƯƠNG ĐỐI:
Độ cao tương đối của 1 điểm là độ cao của điểm đó so với một mốc do ta tự chọn.