CH

hãy lập dàn bài cề tình cảm của em về bác qua bài thơ ngắm trăng

H24
16 tháng 3 2022 lúc 12:43

TK:

 

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác phẩm "ngắm trăng"
- Nằm trong tập thơ "Nhật ký trong tù".

2. Thân bài

* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
+ Trong những năm 1942 -1943 khi Bác Hồ bị bắt giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch.
+ Là một trong hai mươi bài thơ thuộc tập "Nhật ký trong tù".

* Nội dung bài thơ:

+ Ghi lại bức tranh hiện thực trong tù của Người
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng mãnh liệt của Bác
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu tự do.

* Phân tích bài thơ:

- Hai câu đầu: Bức tranh hiện thực, hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt
+ Người xưa "vọng nguyệt": phải có rượu, có hoa, có bầu bạn  với Hoàn cảnh của Bác: Trong ngục, không có gì (không rượu không hoa).
→ Hoàn cảnh chật hẹp, thiếu thốn.
+ "Ngục trung": Hoàn cảnh tù đày
+ Câu thơ là lời giãi bày của Bác với vầng trăng tri kỉ.
+ Điệp từ "vô": Cho thấy sự thiếu thốn mọi bề, chỉ có xiềng xích, gông cùm.

- Câu hai: Cảm xúc của Bác trước cảnh vật: Xốn xang, bồi hồi, lại bối rối, rạo rực.
+ Sự rung động mạnh mẽ của tâm hồn thi nhân dù chỉ có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng qua song sắt nhà tù.
+ Cảnh đêm quá đẹp, tâm hồn nhạy cảm của Bác đã rung động trước vẻ đẹp của vầng trăng đêm nay.
+ Vầng trăng tự do trôi giữa trời → Gợi cảm hứng thi nhân, vừa gợi lên khát vọng tự do trong Bác

- Hai câu sau:
+ Hoàn cảnh buộc Người chỉ có thể thưởng trăng qua khung cửa sổ.
+ Khung cửa bé  -  Cảm xúc dạt dào
+ Câu thơ thứ ba: Trăng là vẻ đẹp con người hướng đến.
+ Tư thế ngắm trăng: Lặng im, cái nhìn tha thiết, đầy cảm xúc, trút hết tình cảm qua cái nhìn.
+ Câu thứ tư: Nhân hóa "trăng" như con người: Đáp lại cái nhìn của thi nhân, cảm thông, xót xa trước hoàn cảnh của thi nhân.
+ Sự hoán đổi người nhìn: con người biến thành chủ thể tỏa sáng
→ Trăng và con người sóng đôi. Hai cái đẹp song song, tỏa sáng cộng hưởng → Tù ngục trở thành nơi gặp gỡ của cái đẹp.
+ Sự tĩnh lặng của không gian làm nổi bật tâm trạng xao xuyến của Bác
+ Mở đầu là "ngục trung", kết thúc "thi gia" → Nhà tù không có tù nhân, chỉ có thi nhân → Bản lĩnh hơn người của Bác: Đứng cao hơn hoàn cảnh.

* Kết luận chung:

+ Thể thơ thất ngôn ngắn gọn hàm súc
+ Tinh thần lạc quan, ung dung trước hoàn cảnh khó khăn của Bác.

3. Kết bài

- Bài học về thái độ sống, quan điểm sống, tấm lòng yêu thiên nhiên Bác muốn gửi gắm

Bình luận (1)
TC
16 tháng 3 2022 lúc 12:43

tham khảo

 

1. Mở bài

- Giới thiệu về tác phẩm "ngắm trăng"
- Nằm trong tập thơ "Nhật ký trong tù".

2. Thân bài

* Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:
+ Trong những năm 1942 -1943 khi Bác Hồ bị bắt giam tại nhà tù Tưởng Giới Thạch.
+ Là một trong hai mươi bài thơ thuộc tập "Nhật ký trong tù".

* Nội dung bài thơ:

+ Ghi lại bức tranh hiện thực trong tù của Người
+ Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng mãnh liệt của Bác
+ Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu tự do.

* Phân tích bài thơ:

- Hai câu đầu: Bức tranh hiện thực, hoàn cảnh ngắm trăng đặc biệt
+ Người xưa "vọng nguyệt": phải có rượu, có hoa, có bầu bạn  với Hoàn cảnh của Bác: Trong ngục, không có gì (không rượu không hoa).
→ Hoàn cảnh chật hẹp, thiếu thốn.
+ "Ngục trung": Hoàn cảnh tù đày
+ Câu thơ là lời giãi bày của Bác với vầng trăng tri kỉ.
+ Điệp từ "vô": Cho thấy sự thiếu thốn mọi bề, chỉ có xiềng xích, gông cùm.

- Câu hai: Cảm xúc của Bác trước cảnh vật: Xốn xang, bồi hồi, lại bối rối, rạo rực.
+ Sự rung động mạnh mẽ của tâm hồn thi nhân dù chỉ có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng qua song sắt nhà tù.
+ Cảnh đêm quá đẹp, tâm hồn nhạy cảm của Bác đã rung động trước vẻ đẹp của vầng trăng đêm nay.
+ Vầng trăng tự do trôi giữa trời → Gợi cảm hứng thi nhân, vừa gợi lên khát vọng tự do trong Bác

- Hai câu sau:
+ Hoàn cảnh buộc Người chỉ có thể thưởng trăng qua khung cửa sổ.
+ Khung cửa bé  -  Cảm xúc dạt dào
+ Câu thơ thứ ba: Trăng là vẻ đẹp con người hướng đến.
+ Tư thế ngắm trăng: Lặng im, cái nhìn tha thiết, đầy cảm xúc, trút hết tình cảm qua cái nhìn.
+ Câu thứ tư: Nhân hóa "trăng" như con người: Đáp lại cái nhìn của thi nhân, cảm thông, xót xa trước hoàn cảnh của thi nhân.
+ Sự hoán đổi người nhìn: con người biến thành chủ thể tỏa sáng
→ Trăng và con người sóng đôi. Hai cái đẹp song song, tỏa sáng cộng hưởng → Tù ngục trở thành nơi gặp gỡ của cái đẹp.
+ Sự tĩnh lặng của không gian làm nổi bật tâm trạng xao xuyến của Bác
+ Mở đầu là "ngục trung", kết thúc "thi gia" → Nhà tù không có tù nhân, chỉ có thi nhân → Bản lĩnh hơn người của Bác: Đứng cao hơn hoàn cảnh.

* Kết luận chung:

+ Thể thơ thất ngôn ngắn gọn hàm súc
+ Tinh thần lạc quan, ung dung trước hoàn cảnh khó khăn của Bác.

3. Kết bài

- Bài học về thái độ sống, quan điểm sống, tấm lòng yêu thiên nhiên Bác muốn gửi gắm

Bình luận (1)
NT
19 tháng 9 lúc 16:32
I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung

- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

   + Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam

   + Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước

   + Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.

II. Đôi nét về bài thơ Ngắm trăng

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

2. Bố cục

- Phần 1: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác

- Phần 2: 2 câu sau: Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

4. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị

- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ

 

- Ngôn ngữ lãng mạn

- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành

III. Dàn ý phân tích bài thơ Ngắm trăng

I/ Mở bài

- Vài nét về tác giả Hồ Chí Minh với tư cách là một người nghệ sĩ

- Ngắm trăng là bài thơ thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày

II/ Thân bài

1. 2 câu thơ đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của thi sĩ

- Đây là hai câu thơ thất ngôn trong bài thơ tứ tuyệt

- Cách ngắt nhịp: 4/3

- Luật: bằng (chữ thứ 2 của câu thứ nhất)

- “Trong tù không rượu cũng không hoa” : Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù

   + Điệp từ “không” thể hiện sự thiếu thốn

⇒ Việc kể ra hoàn cảnh ngay trong câu thơ đầu không hải nhằm mục đích kêu than hay kể khổ mà để lí giải cho tâm trạng băn khoăn “nại nhược hà?” sau đó của người thi sĩ

- Trước sự khó khăn thiếu thốn ấy Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ ngặt nghèo

- “Khó hững hờ” – trước cảnh đẹp đẽ trong lành không thể nào hững hờ, không thể bỏ lỡ

⇒ Người luôn vượt qua khó khăn hướng tới ánh sáng, vẫn luôn xốn xang trước cái đẹp dù cho trong hoàn cảnh nào

2. 2 câu thơ cuối: Sự giao hòa giữa người nghệ sĩ và trăng

- “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt”: Người và trăng đối nhau qua khung cửa nhà tù ⇒ bộc lộ chất thép trong tâm hồn, vẫn bất chấp song sắt trước mặt để ngắm trăng

- Nhân hóa “nguyệt tòng song khích khán thi gia”- thể hiện trăng cũng giống như con người,cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ ⇒ Một sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng

⇒ Nghệt thuật hết sức cân chỉnh ⇒ Sức mạnh tinh thần kì diệu, phong thái ung dung của người chiến sĩ Cách mạng

⇒ Đặc điểm thơ Đường là chọn miêu tả những khoảnh khắc dồn nén của đời sống, đó thường sẽ là những khoảnh khắc đặc biệt trong cả tâm trạng và bên ngoài hiện thực. Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện cốt cách thanh cao vượt khỏi tù đầy hướng về tương lai tốt đẹp

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Xem chi tiết
HK
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
KM
Xem chi tiết
KM
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
BD
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết