Bác Giang rất tốt bụng, bác cứ hay gọi bọn em vào sân nhà bác chơi để không phải chạy ra đường chơi nguy hiểm xe cộ hay bác lại đưa chúng em ra vườn nhà bác để hái quả ăn. Thi thoảng, bác lại ngồi kể chuyện với bọn em về những ngày hồi nhỏ của bác nghịch ngợm, phá phách như những chiến công oanh tạc của bác ở khắp nơi vậy từ bờ đê đến ngoài dìa sông hay cả trong vườn của những nhà có cây quả nữa nghe bác kể vui lắm. Bác cứ vui tính như vậy nô đùa với tụi nhỏ bọn em nhưng khi bác lại dạy cho chúng em những bài học lễ phép, đạo đức mà có khi chưa ai dạy bọn em cả bác kể về cách thu hoạch nông sản của người Nhật, cách ứng xử của người Hàn khi gặp tai nạn giao thông… rồi khi lại ngồi đọc những bài báo văn hóa cho tụi em. Bác cũng rất thân thiện với mọi người, mỗi khi có ai nhờ việc gì bác cứ lập tức đồng ý mà chẳng ngần ngại gì. Mỗi lần đến ngày tổng vệ sinh xóm bác luôn là người dậy sớm chuẩn bị cuốc, xẻng, chổi… giúp mọi người trước để công việc được hoàn thành nhanh hơn. Bởi vậy nên ai cũng yêu quý bác.
Em không chỉ yêu quý, kính trọng bác mà còn thương mến bác nữa. Hôm đó, tụi em cũng sang nhà bác chơi như mọi ngày nhưng mà bỗng nhiên hôm nay bác lại kể về mỗi tình của bác và vợ. Tuy trong câu chuyện bác đều kể về những kỉ niệm vui vẻ, hạnh phúc, tốt đẹp của bác cùng vợ nhưng em thấy đôi mắt bác cứ long lanh như có nước mắt chắc bác vẫn buồn nhiều lắm. Tối hôm đó, em lại định sang nhà bác ngồi chơi như mọi buổi tối nhưng hôm nay em lại nhẹ nhàng lén vào định đùa bác nhưng em lại nhìn thấy bác đang cầm tấm ảnh cũ của bác gái khuôn mặt buồn rười rượi. Em không dám đùa nữa chỉ lặng lặng đánh tiếng chào bác. Bác bế em lên ghế ngồi cùng, bác lại tâm sự về người vợ quá cố của mình và em phát hiện thì ra năm đó bác gái đã có thai nhưng không may bị mất. Bác không chỉ đau xót với người vợ mà cả cho đứa con bé bỏng đó nữa. Bởi vậy, em liền gọi bác là cha và em nói với bác rằng tuy bác đã không còn đứa con nhỏ đó nhưng bọn cháu cũng coi bác như cha của mình. Bác không nói gì chỉ ôm em vào lòng và cười nhẹ nhàng, em biết bác đã vơi đi phần nào đau xót. Từ đó, em và bác càng yêu quý nhiều hơn.
Tham khảo nha:
Ở cách nhà tôi hai căn hộ là nhà bác Khánh. Bác là bạn của ba tôi, cùng công tác với nhau trên tỉnh. Nhà tôi và nhà bác thân nhau lắm. Ba tôi coi bác như người anh ruột của mình. Còn bác thì lại coi ba tôi như người em trai của bác. Tết nhất cúng giỗ hai nhà đều có nhau. Ba tôi thường nói: “Bác Khánh là một người rất tốt, ai cũng quý trọng bác ấy, thương bác ngần ấy tuổi đời rồi mà không có được một mụn con. Nhiều lần ngồi uống cà phê với bác ấy, thấy bác ấy cứ thẫn thờ nhìn những đôi vợ chồng vui vẻ dẫn những đứa con đi dạo chơi mà thương bác đến vô cùng”. Bác coi hai chị em tôi như những đứa con của bác vậy. Đi đâu xa về, bao giờ bác cũng có quà cho chị em tôi. Lúc thì hộp bánh sô cô la, lúc thì con búp bê tóc vàng, mắt xanh, lúc thì con gấu nhồi bông mập ú… Bác thường gọi hai chị em tôi bằng một tên gọi thật dễ thương: “Con gái”. Mỗi lần như thế, tôi thường chạy đến bên bác. Bác ôm tôi vào lòng, rồi đặt lên trán tôi, má tôi những cái hôn ấm áp. Tôi có cảm giác giống hệt như ba tôi thường ôm tôi vào lòng vậy. Cả hai chị em tôi là tôi nhớ như nhớ ba của mình. Nhớ đến da diết.
HT
Nhà chị Phượng chỉ cách nhà em một con hẻm nhỏ. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Năm nay, chị học lớp 12 trường chuyên của tỉnh. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Bởi chị vừa đẹp người vừa đẹp cả nết. Đặc biệt ở chị có một điểm mà em rất quý mến, kính phục. Đó là tình thương của chị đối với người già. Bà cụ Tứ ở cách nhà em một khoảnh vườn. Bà sống đơn độc một thân một mình trong căn nhà nhỏ, không con cái, cháu chắt. Nghe đâu trước đây cụ cũng có gia đình, nhưng chiến tranh đã cướp mất ông lão và anh con trai duy nhất của bà. Từ đó cho đến giờ, bà vẫn sống thui thủi một mình. Cảm thông với số phận đơn chiếc của bà cụ, chị Phượng không ngày nào không đến thăm. Mỗi lần đến với bà cụ, chị thường rủ em cùng đi. Chị giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, cơm cháo cho bà mỗi khi bà bệnh. Không ruột già máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị Phượng chăm bà, thương yêu bà như bà nội, bà ngoại của mình. Điều đó thật đáng quý. Còn với em, chị coi em như đứa em ruột. Có cái gì ngon, cái gì đẹp, chị cũng chia phần cho em, và còn hướng dẫn thêm cho em học nữa. Bố mẹ em rất quý chị, coi chị như con gái của mình.
Bác Tư gần nhà em là một người bán cà rem dạo. Bác là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.
Khuôn mặt bác nhăn nheo, như đọng lại biết bao chông gai của một cuộc đời lam lũ. Mái tóc bác đã điểm hoa râm. Đôi mắt bác hiền từ, hiện rõ sự khắc khổ và lắm lo toan. Môi bác nứt nẻ, sầm sậm màu tím. Thân hình bác lộ một vẻ gì đó dày dạn phong trần. Những lúc đi bán hàng, bao giờ bác cũng chỉ mặc một chiếc áo cũ đã sờn bạc. Đôi giày rách cũ kĩ của bác “đôi hia bảy dặm” đã giúp bác bước trên bao nhiêu quãng đường dài. Rồi cứ thế, bác mang thùng cà rem đi ra đường. Bước những bước chân vô định, thỉnh thoảng, bác dừng lại trước bao cặp mắt thèm thuồng của mọi người và dõng dạc hô to câu nói muôn thuở: “Cà rem đây! Cà rem năm trăm một cây đây!”. Tiếng rao của bác vang xa, vọng mãi trên bầu trời xanh thẳm không cùng. “Cà rem” – những đứa trẻ thường nhại lại lời ra của bác. Những lúc rảnh rỗi, bác thường trò chuyện với em và dặn: - Cháu cố gắng học lên, được đi học là một niềm hạnh phúc. Không có học thức, cháu sẽ phải làm lao động chân tay nặng nhọc, sẽ khổ như bác đấy!
Mà bác khổ thật, bán cà rem về, bác còn phải làm biết bao nhiêu công việc không lúc nào nghỉ ngơi. Bác thức khuya dậy sớm, không sợ khó, không sợ khổ. Ấy vậy mà bác luôn hòa nhã, hiền từ, dễ mến đối với mọi người. Sự khổ cực không thể đánh phá được những cái tốt, cái đẹp trong con người hiền hòa như bác.
Bác Tư ơi! Bác mãi là người hàng xóm mà em yêu quý nhất.
CÁM ƠN NHA !