DV

 Hãy giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở quê em. (Chú ý : Trong phần mở bài, cần giới thiệu  quê em ở đâu , có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.)

 

SV
7 tháng 12 2021 lúc 19:15

Tham khảo

Kể về một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em (10 mẫu) - Tập làm văn lớp 4

Bình luận (0)
NG
7 tháng 12 2021 lúc 19:16

Tham khảo!

 

Mỗi dịp tết đến xuân về, trên mảnh đất Hải Dương quê em lại rộn rã tiếng trống hội và nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Trong đó, em thích nhất là trò chơi đấu vật. Cuộc thi đấu vật được tổ chức ở ngay bãi giữa trước đình làng. Các đô vật ở khắp nơi kéo về dự giải đông đúc. Làng treo giải nhất, giải nhì, giải ba và nhiều giải khác.

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần, chỉ đóng một cái khố. Cởi trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố của các đô vật thường được làm bằng lụa, nhiều màu.

Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau, dùng miệng để vật ngửa địch thủ. Với miếng nằm bò, có tay vật nằm lỳ, mặc cho đối thủ đẩy mình rồi bất thần nhổm dậy để phản công.

 

Khán giả vòng trong, vòng ngoài vỗ tay reo hò không ngớt, làm cho không khí của mùa xuân thêm rộn ràng.

Bình luận (0)
H24

1. Nói đến Bắc Ninh là nói đến xứ sở của những phong tục tập quán tốt đẹp có từ lâu đời, mà nổi tiếng nhất là hội Lim thi hát quan họ thường mở trong dịp đầu năm mới.

Giữa khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân, hội thi hát quan họ được tổ chức trong sân đình, sân chùa, trên đồi, hay dưới bến sông. Các liền anh đầu đội khăn xếp, mặc áo the, quần trắng. Các liền chị đội nón quai thao, chít khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, yếm đào, thắt lưng hoa lí trông thật xinh tươi. Bên nam, bên nữ hoặc từng cặp hát đối đáp với nhau những làn điệu dân ca ngọt ngào, say đắm như Trao duyên, Trúc xinh, Ngồi tựa mạn thuyền, Lên chùa,… để bày tỏ tình cảm. Kết thúc buổi hát, trước lúc chia tay, bài Người ơi người ở đừng về cất lên tha thiết như muốn níu bước chân du khách.

2. 

Quê tôi là một vùng chiêm trũng ven biển miền Trung, có cánh đồng thẳng cánh cò bay và dòng sông Kiến Giang hiền hòa xanh trong, lững lờ êm trôi cùng năm tháng.

Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh người dân quê tôi lại tổ chức lễ hội đua thuyền thật rầm rộ. Mỗi làng thường có một chiếc thuyền đua được chuẩn bị kỹ càng và trai tráng cũng được tuyển chọn tập luyện thường xuyên. Hội thi được tổ chức đúng vào sáng ngày 2-9. Tờ mờ sáng, tất cả các thuyền đua tập kết tại ngã ba sông trung tâm của huyện Lệ Thủy. Có năm lên đến ba mươi, bốn mươi chiếc dàn thành hàng ngang gần kín cả sông. Vui nhất là thời điểm xuất phát. Dứt ba phát súng lệnh, các thuyền đồng loạt lao lên. Bụi nước tung lên cao như sương sớm làm mờ cả một đoạn sông. Trên bờ, tiếng reo hò ầm ĩ. Dưới sông tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng trống rền vang làm cho không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

3 .

Giới thiệu về lễ hội chọi Trâu

Quê hương em ở thành phố biển Hải Phòng, nơi tổ chức lễ hội chọi trâu mỗi dịp hè.

Vào 9/8 âm lịch hằng năm, người dân khắp nơi lại đổ về biển Đồ Sơn để tham gia lễ hội chọi trâu. Trước khi phần hội diễn ra, người ta tổ chức lễ cầu may, xin các vị thần linh phù hộ độ trì và cảm ơn trời đất về một vụ mùa tốt tươi. Các chú trâu tham gia lễ hội đều được đánh số trên lưng, chủ nào cũng đen bóng, khỏe mạnh và rất hiếu chiến. Từ vòng loại, bán kết tứ kết, các chú trâu đối đầu với nhau theo cặp. Sau hiệu lệnh của trọng tài, người chủ dẫn những chiến binh to khỏe, lẫm liệt bước vào sân. Tiếng còi vang lên, hai chú trâu lao vào nhau, dùng sức mạnh và sự khéo léo để đánh bại đối phương. Sau một hồi quyết chiến, chú trâu khỏe mạnh hơn sẽ giành chiến thắng và tiếp tục bước vào vòng thi với những đối thủ nặng ký khác. Chú trâu chiến thắng tại vòng chung kết sẽ nhận được phần thưởng. Sau đó, người ta sẽ mổ thịt trâu dâng lên thần linh để cảm tạ.

Em rất thích lễ hội chọi trâu vì đó là truyền thống tốt đẹp của quê hương em, thể hiện sự hi vọng về mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

4 . 

Để chơi ném còn, thì cần chuẩn bị hai phần cơ bản đó là quả còn và cây nêu. Những quả còn sẽ do các cô gái may vá, còn cây nêu sẽ do đám trai làng chuẩn bị. Trước hết là về cây nêu. Thường mỗi làng sẽ có một bãi đất trống lớn để tổ chức các hoạt động tập thể. Câu nêu sẽ được dựng ở chính giữa đó. Cây nêu được làm từ các thân tre cao từ 15 đến 20 mét, dựng thẳng ở giữa sân. Thân cây nêu được quấn quanh bởi hai màu đỏ và vàng. Nghe các cụ trong làng bảo, màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Trên ngọn cây nêu là một vòng tròn rỗng, được trang trí bằng các dây tua rua nhiều màu sặc sỡ. Vừa giúp tăng vẻ đẹp, lại vừa giúp dễ nhận diện vị trí của vòng tròn. Tiếp theo là quả còn. Quả còn được may từ nhiều mảnh vải khác nhau, mỗi mảnh có mỗi màu sắc riêng, chắp với nhau tạo thành các múi vuông gắn liền vào nhau. Để trang trí thêm cho những quả còn, người ta chắp thêm vào nhiều sợi dây tua rua sặc sỡ. Giúp quả còn của bản thân trở nên đặc sắc hơn. Công đoạn may quả còn này thường diễn ra cả tháng trời trước khi lễ hội diễn ra.

Cách chơi ném còn thì vô cùng đơn giản. Người chơi chia thành các đội nhỏ để thi đấu với nhau. Đến lượt của ai, thì người đó cầm phần dây, xoay tròn quả còn rồi ném lên, sao cho qua được vòng tròn trên ngọn cây nêu thì sẽ thắng. Tuy đơn giản như vậy, nhưng trò chơi này vẫn thực sự hấp dẫn đối với mọi người. Khi chơi, những người ở bên ngoài sẽ vây xem và cổ vũ cho đội thi, tạo nên không khí vui tươi, rộn rã. Trai gái ăn mặc thật xinh đẹp, cùng nhau ném còn trong tiết trời xuân ấm áp. Còn gì vui bằng! Điều thực sự làm nên niềm vui của ngày Tết quê em, chính là những buổi hội chơi ném còn. Nó diễn ra trong sự hồ hởi, mong chờ, vui thích của người dân. Mọi người tham gia trò chơi, nhưng vui mới là chính, còn chuyện thắng thua chỉ xếp vào bên lề.Hiện nay, các hoạt động ngày lễ tết ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhưng trò chơi ném còn vẫn là một nét đặc sắc văn hóa không thể nào xóa nhòa được. Chừng nào xuân còn thắm trên nương lúa, khi đó người làng em còn chơi ném còn.

5 .

Ở quê em, vào những ngày hội làng, già trẻ lớn bé lại tập trung ở đình làng, cùng nhau chơi những trò chơi truyền thống. Trong đó trò ưa thích nhất là kéo co.

Trò chơi này được nhiều người yêu thích, bởi cách chơi đơn giản, lại không phải chuẩn bị nhiều. Mọi người khi chơi lại dễ đoàn kết, giao lưu với nhau. Thật tiện lợi! Để chơi kéo co, thì cần có một sợi dây thừng bền, chắc chắn và thật dài. Sợi dây thừng này được sử dụng từ năm này qua năm khác, nên các góc cạnh đã được mài mòn đi rồi. Dần dần sợi dây ấy không còn chỉ là công cụ nữa, mà trở thành linh hồn của trò chơi. Nếu đổi thành sợi dây khác, thì có khi chẳng có cảm xúc được như thế.

Trò kéo co ở làng em có luật chơi khác so với những nơi khác. Thông thường, người ta sẽ có một vạch thẳng ở giữa hai đội chơi. Đội nào kéo được đối phương về bên mình thì sẽ thắng. Còn ở làng em, sẽ chơi trên một khu đất trống lớn, vẽ ra một hình tròn thật to, sao cho hai đội đứng vừa trong đó. Sau khi trọng tài thổi còi, hai đội sẽ ra sức kéo làm sao cho đội mình ra khỏi vòng tròn trước tiên. Phía bên ngoài, người dân ra sức reo hò cho đội mình yêu thích, bên trong sân, các cầu thủ càng thêm hăng hái kéo dây. Có những trận, kì phùng địch thủ gặp nhau, mãi cả nửa tiếng mới phân thắng bại. Chính những lúc như vậy, mọi người trở nên đoàn kết với nhau hơn. Kết thúc trò chơi, dù ai thắng, ai thua thì mọi người vẫn vui sướng mà chúc mừng nhau, chẳng có hờn giận gì cả. Đó chính là tình làng nghĩa xóm.

bạn thích chọn bài nào cũng được

  
Bình luận (0)
PN
7 tháng 12 2021 lúc 20:33
Giới thiệu trò chơi ném còn

Vào những dịp lễ tết, quê em thường tổ chức chơi ném còn. Trò chơi tuy chỉ diễn ra trong một buổi, một ngày nhưng thường rục rịch chuẩn bị từ cả tháng trước đó.

Để chơi ném còn, thì cần chuẩn bị hai phần cơ bản đó là quả còn và cây nêu. Những quả còn sẽ do các cô gái may vá, còn cây nêu sẽ do đám trai làng chuẩn bị. Trước hết là về cây nêu. Thường mỗi làng sẽ có một bãi đất trống lớn để tổ chức các hoạt động tập thể. Câu nêu sẽ được dựng ở chính giữa đó. Cây nêu được làm từ các thân tre cao từ 15 đến 20 mét, dựng thẳng ở giữa sân. Thân cây nêu được quấn quanh bởi hai màu đỏ và vàng. Nghe các cụ trong làng bảo, màu vàng tượng trưng cho mặt trăng, màu đỏ tượng trưng cho mặt trời. Trên ngọn cây nêu là một vòng tròn rỗng, được trang trí bằng các dây tua rua nhiều màu sặc sỡ. Vừa giúp tăng vẻ đẹp, lại vừa giúp dễ nhận diện vị trí của vòng tròn. Tiếp theo là quả còn. Quả còn được may từ nhiều mảnh vải khác nhau, mỗi mảnh có mỗi màu sắc riêng, chắp với nhau tạo thành các múi vuông gắn liền vào nhau. Để trang trí thêm cho những quả còn, người ta chắp thêm vào nhiều sợi dây tua rua sặc sỡ. Giúp quả còn của bản thân trở nên đặc sắc hơn. Công đoạn may quả còn này thường diễn ra cả tháng trời trước khi lễ hội diễn ra.

Cách chơi ném còn thì vô cùng đơn giản. Người chơi chia thành các đội nhỏ để thi đấu với nhau. Đến lượt của ai, thì người đó cầm phần dây, xoay tròn quả còn rồi ném lên, sao cho qua được vòng tròn trên ngọn cây nêu thì sẽ thắng. Tuy đơn giản như vậy, nhưng trò chơi này vẫn thực sự hấp dẫn đối với mọi người. Khi chơi, những người ở bên ngoài sẽ vây xem và cổ vũ cho đội thi, tạo nên không khí vui tươi, rộn rã. Trai gái ăn mặc thật xinh đẹp, cùng nhau ném còn trong tiết trời xuân ấm áp. Còn gì vui bằng! Điều thực sự làm nên niềm vui của ngày Tết quê em, chính là những buổi hội chơi ném còn. Nó diễn ra trong sự hồ hởi, mong chờ, vui thích của người dân. Mọi người tham gia trò chơi, nhưng vui mới là chính, còn chuyện thắng thua chỉ xếp vào bên lề.Hiện nay, các hoạt động ngày lễ tết ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Nhưng trò chơi ném còn vẫn là một nét đặc sắc văn hóa không thể nào xóa nhòa được. Chừng nào xuân còn thắm trên nương lúa, khi đó người làng em còn chơi ném còn.

Giới thiệu trò chơi kéo co

Ở quê em, vào những ngày hội làng, già trẻ lớn bé lại tập trung ở đình làng, cùng nhau chơi những trò chơi truyền thống. Trong đó trò ưa thích nhất là kéo co.

Trò chơi này được nhiều người yêu thích, bởi cách chơi đơn giản, lại không phải chuẩn bị nhiều. Mọi người khi chơi lại dễ đoàn kết, giao lưu với nhau. Thật tiện lợi! Để chơi kéo co, thì cần có một sợi dây thừng bền, chắc chắn và thật dài. Sợi dây thừng này được sử dụng từ năm này qua năm khác, nên các góc cạnh đã được mài mòn đi rồi. Dần dần sợi dây ấy không còn chỉ là công cụ nữa, mà trở thành linh hồn của trò chơi. Nếu đổi thành sợi dây khác, thì có khi chẳng có cảm xúc được như thế.

Trò kéo co ở làng em có luật chơi khác so với những nơi khác. Thông thường, người ta sẽ có một vạch thẳng ở giữa hai đội chơi. Đội nào kéo được đối phương về bên mình thì sẽ thắng. Còn ở làng em, sẽ chơi trên một khu đất trống lớn, vẽ ra một hình tròn thật to, sao cho hai đội đứng vừa trong đó. Sau khi trọng tài thổi còi, hai đội sẽ ra sức kéo làm sao cho đội mình ra khỏi vòng tròn trước tiên. Phía bên ngoài, người dân ra sức reo hò cho đội mình yêu thích, bên trong sân, các cầu thủ càng thêm hăng hái kéo dây. Có những trận, kì phùng địch thủ gặp nhau, mãi cả nửa tiếng mới phân thắng bại. Chính những lúc như vậy, mọi người trở nên đoàn kết với nhau hơn. Kết thúc trò chơi, dù ai thắng, ai thua thì mọi người vẫn vui sướng mà chúc mừng nhau, chẳng có hờn giận gì cả. Đó chính là tình làng nghĩa xóm.Em mong sao, dù thời gian trôi qua, ngày càng có nhiều trò chơi mới hơn nữa. Thì trò chơi kéo co này vẫn sẽ được gìn giữ và phát huy. Để phần nào nét văn hóa làng quê mộc mạc nơi này sẽ trường tồn mãi mãi.

Giới thiệu trò chơi thi thả chim

Ở vùng Thuận Thành quê em, mùa xuân thường có rất nhiều lễ hội. Trong lễ hội có nhiều trò chơi. Em thích nhất là trò thi thả chim.

Trò chơi được tổ chức ở bãi cỏ rộng đầu làng. Các gia đình dự thi mang theo lồng chim bồ câu đã được huấn luyện kĩ càng. Lần lượt, từng đàn được thả ra. Đàn nào bay cao, bay xa và lượn đẹp nhất sẽ được Ban giám khảo trao giải. Hàng trăm cặp mắt háo hức ngước nhìn theo những cánh chim vun vút chao liệng giữa bầu trời mùa xuân trong sáng.

Giới thiệu trò chơi đánh đu

Làng Phương Chiểu huyện Phúc Thọ quê em nằm ven sông Hồng. Hàng năm, sau Tết Nguyên Đán, làng thường mở hội xuân với những trò chơi dân gian như kéo co, đấu vật, thổi cơm thi, cờ người, đánh đu,...

Trước sân đình, mấy cột đu bằng tre đã được trồng rất chắc chắn. Mỗi cột có một chiếc đu. Mặt đu là một tấm ván dày, đủ chỗ cho hai người đứng. Các anh chị thanh niên từng cặp lên đánh đu. Nhún càng mạnh, đu càng bay bổng giữa tiếng hò reo, cổ vũ của dân làng.

Em rất thích trò chơi đánh đu vì đây là trò chơi truyền thống của quê hương em.

Giới thiệu trò chơi đô vật

Mỗi dịp tết đến xuân về, trên mảnh đất Hải Dương quê em lại rộn rã tiếng trống hội và nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Trong đó, em thích nhất là trò chơi đấu vật. Cuộc thi đấu vật được tổ chức ở ngay bãi giữa trước đình làng. Các đô vật ở khắp nơi kéo về dự giải đông đúc. Làng treo giải nhất, giải nhì, giải ba và nhiều giải khác.

Trong lúc vật, các đô vật cởi trần, chỉ đóng một cái khố. Cởi trần cốt để đôi bên không thể nắm áo, nắm quần nhau gây lợi thế cho mình được. Khố của các đô vật thường được làm bằng lụa, nhiều màu.

Cuộc thi bắt đầu, các đô vật lên lễ đài. Sau một hồi khua chân múa tay để rình miếng nhau, họ mới xông vào ôm lấy nhau, dùng miệng để vật ngửa địch thủ. Với miếng nằm bò, có tay vật nằm lỳ, mặc cho đối thủ đẩy mình rồi bất thần nhổm dậy để phản công.Khán giả vòng trong, vòng ngoài vỗ tay reo hò không ngớt, làm cho không khí của mùa xuân thêm rộn ràng.

Giới thiệu lễ hội Cồng chiêng

Là lễ hội tưng bừng nhất của bà con dân tộc Mường ở Mai Châu, Hoà Bình và ở nhiều địa phương vùng cao Tây Bắc. Mỗi bản có một đội văn nghệ chuyên biểu diễn cồng chiêng và những bài dân ca được lưu truyền đã bao đời. Các chị đánh cồng trông thật xinh xắn, trẻ trung trong bộ quần áo đẹp nhất của dân tộc mình. Tiếng cồng, tiếng chiêng nhịp nhàng vang lên, hoà cùng tiếng suối róc rách, tiếng chim hót líu lo tạo thành một bản nhạc làm say đắm lòng người.

Giới thiệu lễ hội hát quan họ

Nói đến Bắc Ninh là nói đến xứ sở của những phong tục tập quán tốt đẹp có từ lâu đời, mà nổi tiếng nhất là hội Lim thi hát quan họ thường mở trong dịp đầu năm mới.

Giữa khung cảnh tươi đẹp của mùa xuân, hội thi hát quan họ được tổ chức trong sân đình, sân chùa, trên đồi, hay dưới bến sông. Các liền anh đầu đội khăn xếp, mặc áo the, quần trắng. Các liền chị đội nón quai thao, chít khăn mỏ quạ, mặc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, yếm đào, thắt lưng hoa lí trông thật xinh tươi. Bên nam, bên nữ hoặc từng cặp hát đối đáp với nhau những làn điệu dân ca ngọt ngào, say đắm như Trao duyên, Trúc xinh, Ngồi tựa mạn thuyền, Lên chùa,… để bày tỏ tình cảm. Kết thúc buổi hát, trước lúc chia tay, bài Người ơi người ở đừng về cất lên tha thiết như muốn níu bước chân du khách.

Giới thiệu lễ hội đua thuyền

Quê tôi là một vùng chiêm trũng ven biển miền Trung, có cánh đồng thẳng cánh cò bay và dòng sông Kiến Giang hiền hòa xanh trong, lững lờ êm trôi cùng năm tháng.

Hàng năm, cứ đến ngày Quốc khánh người dân quê tôi lại tổ chức lễ hội đua thuyền thật rầm rộ. Mỗi làng thường có một chiếc thuyền đua được chuẩn bị kỹ càng và trai tráng cũng được tuyển chọn tập luyện thường xuyên. Hội thi được tổ chức đúng vào sáng ngày 2-9. Tờ mờ sáng, tất cả các thuyền đua tập kết tại ngã ba sông trung tâm của huyện Lệ Thủy. Có năm lên đến ba mươi, bốn mươi chiếc dàn thành hàng ngang gần kín cả sông. Vui nhất là thời điểm xuất phát. Dứt ba phát súng lệnh, các thuyền đồng loạt lao lên. Bụi nước tung lên cao như sương sớm làm mờ cả một đoạn sông. Trên bờ, tiếng reo hò ầm ĩ. Dưới sông tiếng mõ, tiếng chiêng, tiếng trống rền vang làm cho không khí ngày hội thật tưng bừng, náo nhiệt.

Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.

Giới thiệu về lễ hội Trung thu

Trong tất cả các ngày lễ hội của Việt Nam em thích nhất là lễ hội trung thu. Hội diễn ra vào ngày mười lăm tháng tám âm lịch, ngày trăng tròn nhất trong năm. Hội trung thu luôn có mâm quả màu sắc với những chú chó ngộ nghĩnh được cắt tỉa từ quả bưởi, hồng xiêm đỏ mọng, bánh nướng bánh dẻo thơm ngon,... Vào đêm trăng rằm, chúng em cùng nhau ra sân nhà văn hoá, ai nấy đều cầm trên tay một chiếc đèn ông sao hoặc đèn trung thu màu sắc bắt mắt, có cả đèn và nhạc nhấp nháy. Sau màn rước đèn đón trăng, chúng em quây quần bên mâm cỗ, chỉ đợi hiệu lệnh của người lớn là lao vào phá cỗ linh đình. Trung thu không thể thiếu màn văn nghệ của chị Hằng nga xinh đẹp, chú cuội hài hước, ông Địa bụng bự và múa lân điêu luyện. Em vừa ngồi ăn bánh kẹo, vừa xem những tiết mục hát múa vui tươi với các bạn.Em rất thích lễ hội Trung thu. Mong rằng năm nào em cũng được phá cỗ cùng các bạn và gia đình.

Giới thiệu về lễ hội chọi Trâu

Quê hương em ở thành phố biển Hải Phòng, nơi tổ chức lễ hội chọi trâu mỗi dịp hè.

Vào 9/8 âm lịch hằng năm, người dân khắp nơi lại đổ về biển Đồ Sơn để tham gia lễ hội chọi trâu. Trước khi phần hội diễn ra, người ta tổ chức lễ cầu may, xin các vị thần linh phù hộ độ trì và cảm ơn trời đất về một vụ mùa tốt tươi. Các chú trâu tham gia lễ hội đều được đánh số trên lưng, chủ nào cũng đen bóng, khỏe mạnh và rất hiếu chiến. Từ vòng loại, bán kết tứ kết, các chú trâu đối đầu với nhau theo cặp. Sau hiệu lệnh của trọng tài, người chủ dẫn những chiến binh to khỏe, lẫm liệt bước vào sân. Tiếng còi vang lên, hai chú trâu lao vào nhau, dùng sức mạnh và sự khéo léo để đánh bại đối phương. Sau một hồi quyết chiến, chú trâu khỏe mạnh hơn sẽ giành chiến thắng và tiếp tục bước vào vòng thi với những đối thủ nặng ký khác. Chú trâu chiến thắng tại vòng chung kết sẽ nhận được phần thưởng. Sau đó, người ta sẽ mổ thịt trâu dâng lên thần linh để cảm tạ.

Em rất thích lễ hội chọi trâu vì đó là truyền thống tốt đẹp của quê hương em, thể hiện sự hi vọng về mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Mình giới thiệu cho bạn 10 bài văn mẫu cho bạn tham khảo.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
GL
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
DV
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
LP
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết