Tham khảo :
Từ hai dòng giới thiệu bắt vào khổ thơ then chốt của phần đầu - phần khởi sự vui vẻ của câu chuyện - cũng chỉ dùng có hai câu cửa miệng giản dị: hoa tay thảo những nét, như phượng múa rồng bay. Xong một cao trào. Chuyển sang nói về tâm thế xuống dốc cũng chỉ vài dòng tiết kiệm. Chuyển mạch nhanh gọn, thật tài tình.
Đoạn thơ cơ bản cực tả cảnh thê lương của nghề viết thuê chữ Hán và là sự ám ảnh ngày tàn của nền nho học được viết ra bởi trái tim cảm thương thăm thẳm.
Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu.
Với việc dùng thủ pháp nhân hóa, thổi buồn, sầu vào lũ giấy mực, tác giả đã mặc nhiên can thiệp vào cảnh vật bằng tình riêng của mình. Tấm tình xót thương vô hạn trước cái chết từ từ không gì cứu vãn nổi của cả một kiếp người, một lớp người, một thời đại, một nền văn hiến mấy nghìn năm gắn bó với mảnh dất này. Bằng ngôn ngữ chủ yếu khách quan tả, kể, người viết để lòng mình tràn trên mặt giấy. Đó là cách nghệ thuật làm lay động lòng người không cần bình luận, chẳng trực tiếp bày tỏ thái độ, mà cứ để mặc cho những cảnh, những chuyện thay người nói lên tất cả những cảm xúc.
Chỉ có hai câu kết mới là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả, cô đúc cả sức nặng tâm linh và ý thức của người viết trong một câu hỏi bâng khuâng không lời đáp, muốn gửi đến cả xưa sau, cả những ai đa sầu, đa cảm trong chúng ta nỗi khắc khoải về nỗi đau nhân thế không gì xoa dịu nổi.
Tham khảo
“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”.
“Giấy đỏ” là giấy dùng để viết chữ của ông đồ. Thứ giấy ấy rất mỏng manh, chỉ một chút ẩm ướt giấy cũng có thể phai màu. "Giấy đỏ buồn không thắm”, “không thắm” bởi đã lâu ngày không được dùng đến nên phôi pha, úa tàn theo năm tháng. Mực cũng vậy: "mực đọng trong nghiên sầu”. Đó là thứ mực tàu đen thẫm, dùng để viết chữ lên “giấy đỏ”. Khi viết, phải mài mực rồi dùng bút lông họa lên những nét chữ “Như phượng múa rồng bay”. Nhưng nay “Mực đọng trong nghiên” có nghĩa là mực đã mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ thực hiện phép màu nhưng đành đợi chờ trong vô vọng. Các từ “buồn”, “sầu” như thổi hồn vào sự vật. Nhờ phép nhân hóa này, nỗi sầu tủi về thân phận của ông đồ như đã thâm sâu vào từng sự vật, nó bao trùm không gian và đè nặng mỗi tấm lòng.
Tham Khảo
"Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay"
Nhưng thật băn khoăn tại sao giờ đang là mùa xuân lại có lá vàng rơi? Phải chăng hình ảnh lá vàng rơi gợi đến sự tàn phai, tàn lụi về 1 thời kỳ, 1 lớp người trong xã hội và 1 phong tục tập quán đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam là chơi câu đối dỏ ngày tết giờ cũng trở thành quá khứ. Hình ảnh ông đồ cũng giống như hình ảnh lá vàng rơi, đã gắng níu kéo cuộc đời thầm lặng của mình nhưng so với thời đại mới thì chỉ còn là chiếc lá úa tàn đang rơi rụng. Nỗi buồn ấy âm thầm, tê tái nó đã khiến cơn mưa xuân vốn sức sống bền bỉ cũng trở nên đìu hiu xót xa