Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Chẳng ai muốn làm hành khất,
Tội trời đày ở nhân gian.
Con không được cười giễu họ,
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến,
Có cho thì có là bao.
Con không bao giờ được hỏi,
Quê hương họ ở nơi nào.
(...)
Mình tạm gọi là no ấm,
Ai biết cơ trời vần xoay,
Lòng tốt gửi vào thiên hạ,
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Chẳng ai muốn làm hành khất,
Tội trời đày ở nhân gian.
Con không được cười giễu họ,
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến,
Có cho thì có là bao.
Con không bao giờ được hỏi,
Quê hương họ ở nơi nào.
(...)
Mình tạm gọi là no ấm,
Ai biết cơ trời vần xoay,
Lòng tốt gửi vào thiên hạ,
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993)
Hãy nêu nội dung chính của đoạn trích trên?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Chẳng ai muốn làm hành khất,
Tội trời đày ở nhân gian.
Con không được cười giễu họ,
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến,
Có cho thì có là bao.
Con không bao giờ được hỏi,
Quê hương họ ở nơi nào.
(...)
Mình tạm gọi là no ấm,
Ai biết cơ trời vần xoay,
Lòng tốt gửi vào thiên hạ,
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993)
Hãy tìm trong vốn từ tiếng Việt từ đồng nghĩa với từ hành khất? Theo em, vì sao tác giả dùng từ hành khất thay vì các từ đồng nghĩa khác?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:
Chẳng ai muốn làm hành khất,
Tội trời đày ở nhân gian.
Con không được cười giễu họ,
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến,
Có cho thì có là bao.
Con không bao giờ được hỏi,
Quê hương họ ở nơi nào.
(...)
Mình tạm gọi là no ấm,
Ai biết cơ trời vần xoay,
Lòng tốt gửi vào thiên hạ,
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh, Dặn con, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1993)
Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cho và nhận ở đời (cho đi và nhận lại).
Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. Đó chính là sự cho và nhận trong cuộc đời này.
“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.
Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.
Câu 1 (1.0đ)
Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Nêu thông điệp rút ra từ đoạn trích.
Câu 2(1.0đ)
Nêu ý nghĩa của từ “cho” trong đoạn trích trên.
Câu 3 (1.0 điểm): Hãy xác định một trường từ vựng có trong đoạn trích và đặt tên với trường từ vựng đó.
Câu 4 (2.0 điểm) Anh/ chị có đồng ý với quan niệm: “ Sống không chỉ là nhận mà còn là biết cho đi. Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta nhận lại nhiều nhất”? Vì sao? (trình bày bằng đoạn văn ngắn)
NGÔN CHÍ – Bài số 3 (Nguyễn Trãi) Am trúc hiên mai ngày tháng qua, Thị phi nào đến cõi yên hà. Bữa ăn dầu có dưa muối, Áo mặc nài chi gấm là. Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt, Ðất cày ngõ ải, lảnh ương hoa. Trong khi hứng động vừa đêm tuyết, Ngâm được câu thần dặng dặng ca. (Nguyễn Trãi – toàn tập, NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội, 1976) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên? Câu 2. Chỉ ra câu thơ lục ngôn trong bài thơ trên? Câu 3. Em nhận xét gì về đời sống vật chất của Nguyễn Trãi ở nơi thôn quê? Câu 4. Chỉ ra và nêu tác dụng của thủ pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: “Nước dưỡng cho thanh, trì thưởng nguyệt, Ðất cày ngõ ải, lảnh ương hoa.”
Viết dàn ý phân tích, đánh giá chủ đề và nhân vật trong truyện sau:
CHỊ EM HỌ
Cả họ xem Hà như một tấm gương sáng. Hà sạch sẽ, vô cùng lễ phép, năm nào cũng đi thi học sinh giỏi văn. Thuỳ - một chị họ của Hà - nhận xét: "Thi giỏi văn có gì là hay?".Dù thế ba mẹ Thuỳ vẫn quyết định đổi trường cho nó. Thuỳ mắt ngấn nước cãi: "Con không thích học chung với họ hàng! Con học ở đây quen rồi, ở đây có bạn nhiều!". Hai người lớn nghiêm nghị bảo: "ở đâu cũng sẽ có bạn thôi!" và mọi chuyện coi như được khoá lại.
Trong nhà, Thuỳ không có bạn, nói đúng ra, không ai rảnh mà làm bạn với Thuỳ.Chỉ có ngoại, nhưng ngoại lại ở xa. Ngoại nói: "Nó như con bụi đời con!". Ngày đầu từ trường mới về, Thuỳ đạp xe ngay đến nhà ngoại. Trên đường đất, mưa tuôn nhẹ nhàng, đều đều, tưởng như không bao giờ tạnh nổi. Thuỳ nằm dài trên phản gỗ, bảo: "Con Hà chán lắm ngoại ơi!". Ngoại cười: "Đúng rồi!... nó ngoan nhưng cứ rù rì, buồn lắm... Thế hai chị em có đi với nhau không?".
Thuỳ cau có, dài giọng: "Không!... ra chơi, nó đứng tựa lan can vài giây rồi vào lớp ngồi tiếp. Con hỏi: "Đi chơi không?".Nó bảo ở dưới sân đông, mệt lắm. Thế là con phải ngồi lại vì con có quen ai đâu!".Thuỳ nhìn mưa len lỏi qua những tàn dừa, buồn rầu.Nó nhớ lớp xưa, trường xưa, nhớ đám bạn lắm mồm, nói suốt 5 tiết vẫn không hết chuyện. Ngoại bảo: "Con mệt thì ngủ đi!" rồi an ủi: "Không sao đâu, con Hà hiền, ngoan lắm!". Thuỳ mơ màng ngủ, nó mơ thấy mình hỏi Hà sỗ sàng: "Có bệnh gì không mà sống lờ đờ như người ốm vậy?". Hà trả lời ngây ngô: "Không bệnh, nhưng sợ đông người!".Trong mơ cũng có mưa, và gió ẩm ướt thổi quanh, mát rượi.
Mẹ hỏi: "Sao không rủ em Hà đi học cho vui?". Thuỳ dắt xe lách qua khe cửa hẹp vanh, trả lời vội vàng: "Thôi, nó đi chậm như rùa, con lại thích đi học sớm!". Nó tự nhủ: "Dở quá, từ đầu năm tới giờ, chưa khi nào mình là người đầu tiên vào trường cả!". Luôn luôn có những kẻ đến sớm hơn Thuỳ, hoặc là một cái xe dựng cô độc trong bãi còn vắng tanh, hoặc một anh chàng đứng tựa lan can lớp học nhìn như quét khắp sân trường rộng lớn. Thuỳ tự an ủi: " Chắc chúng nó gần nhà!" rồi ung dung vào lớp. Trên bảng đen,bài giảng lớp học chiều qua xen lẫn những câu viết đùa chữ to, chằng chịt. Thuỳ cất cặp rồi một mình giở ghế lên sẵn cho tổ trực, nó nghĩ: " Mình thật khoẻ, mình phải làm thật nhanh trước khi có người khác giúp!". Xong việc, cũng là lúc tổ trực vác chổi vào, cả bọn xúc động, hỏi: "Thùy làm đấy à?". Hầu như ngày nào cũng thế mà vẫn không hết bất ngờ, chỉ có Hà ái ngại nhìn Thuỳ, nó nói nhỏ: " Chị làm thế làm gì, việc tụi nó mà!". Thuỳ đáp cụt lủn: "Rảnh thì làm!", nó muốn nói thêm: "Tao cũng không thích mày, mày trốn quét lớp luôn!", rồi lại thôi, nghĩ làm thế người ta sẽ cười hai chị em, đành lặng lẽ đi chơi chỗ khác.
Giỗ ông, tất cả đổ về vườn của bà.Thuỳ ngủ lại trước đó một đêm, giết gà, làm vịt. Xong việc, nó lấy xe chạy loăng quăng. Trên những con đường quê sau mưa thơm nồng hoa đêm, vài đứa trẻ con đi dạo dạo, dựa nhau hát vọng cổ ngân nga. Thuỳ nghĩ: "Tụi này vui thật!". Buổi sáng, các dì, cậu khen: "Thuỳ thật là chăm!". Mẹ bảo: " Ui! lười học lắm!". Thuỳ ngồi rửa rau, kêu to uất ức: "Con lười học hồi nào!". Mẹ nghiêm mặt, ý bảo: "Hỗn! Không được cãi người lớn!".Thuỳ im bặt. Nó nghe tiếng Hà nhỏ nhẹ: "Con chào ngoại, con mới tới! Con chào... Em chào... ". Mọi người lại khen với nhau: "Người lớn ghê!". Hà đứng xa xa, hỏi: "Chị Thùy có cần gì không, em phụ?". Thùy bảo: "Không! xong hết rồi!". Hà lên nhà trên các dì chú lại khen Hà giỏi, nghe đâu lại mới đi thi gì đó cho trường. Thuỳ đổ chậu nước, nó nghĩ: "Không ai biết rõ nó bằng mình. Nếu mình kể ra nó ích kỷ, nó không có bạn chơi, mọi người sẽ nói là mình ganh nó giỏi!".Rồi Thuỳ buồn bã nghĩ, mà sao mình không giỏi nhỉ? Hồi bé thầy vẫn khen mà? Hay tại lớn mình ham chơi? Nãy mẹ nói mình lười chắc cũng đúng... Nước trào ra khỏi chậu, ngoại giục: "Rửa đi Thuỳ! Con nghĩ gì vậy?" - " Con không nghĩ gì cả!". Rồi nó thả vào chậu nước đầy những nắm rau xanh ngắt.
Như cả họ đã dự đoán, cuối cùng Hà cũng lên truyền hình.Cả nhà chăm chú ngồi xem cảnh Hà ngồi đọc bài đêm khuya, bên cái đèn con mới tinh. Hà cầm chổi dịu dàng quét lớp.. Đến cảnh Hà giúp mẹ làm cơm, rửa chén... Thuỳ muốn kêu lên: "Ơ, mọi ngày dì Tư có để nó làm gì đâu!", nhưng kìm được, sợ mọi người lại bảo mình ganh! Nó chỉ hét lên bực tức khi thấy nhỏ Sương đứng cười bẽn lẽn bên Hà, kiểu bạn thân, cùng tiến: "Con này vẫn hay nói xấu con Hà, thế mà cũng vác mặt lên đây được!". Mẹ bảo: "Còn hơn mày không bao giờ được lên đâu!".
Thuỳ nghĩ, có cho lên, khéo mình cũng xin thôi. Nếu chị phóng viên hỏi: "Hằng ngày em làm gì?" chẳng lẽ lại tả, em hùng hục đi học sớm để bưng ghế, kéo bàn, em hay đạp xe lăng quăng ngoài đường. Rồi còn bạn thân, biết chọn đứa nào, bỏ đứa nào, cả một lũ lau nhau, ai mà lên ti vi cho hết được, rồi khéo lại giận nhau, lại bảo: " Mày quên tao" mà từ xưa tới nay, có khi nào Thuỳ quên ai được!.
Mng ơi giúp mình viết dàn ý th ạ
Cảm nhận của em về bài thơ sau: “ Trung thu ta cũng tết trong tù Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu” Trích: “ Nhật ký trong tù”- Hồ Chí Minh
Chọn trong tập thơ ức trai thi tập của Nguyễn Trãi, chọn 2 dòng thơ và phân tích đánh giá về 2 câu đó ( vần, niêm, ... )
Dừng chân trong mưa bay
Liếp nhà ai ánh lửa
Yên lặng đứng trước nhau
Em em nhìn đi đâu
Em sao em không nói
Mưa rơi ướt mái đầu
Mỗi đứa một khăn gói
Ngày nào lần gặp nhau
Ngập ngừng không dám hỏi
Chuyến này chắc lại lâu
Chiều mờ gió hút
Nào đồng chí-bắt tay
Em
Bóng nhỏ
Đường lầy
( Nguyễn Đình Thi, Không nói, Tia nắng, (thơ), Nxb. Văn học 1983)
1. nhân vật trữ tình của bài thơ là ai?
2. chỉ ra biểu hiện biện pháp tu từ điệp ngữ có trong bài thơ trên
3. từ bài thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn về giá trị của những lần ngập ngừng, bỡ ngỡ, những lần gặp mặt hiếm hoi của con người trong quãng thời gian kháng chiến
4. lựa chọn và phân tích chi tiết mà anh (chị) tâm đắc nhất ở bài thơ trên và lí giải sự tâm đắc đó.