Đáp án: B
Đây là ví dụ về cách ly cơ học
Đáp án: B
Đây là ví dụ về cách ly cơ học
Trong một hồ ở Nam Mỹ có 2 loài cá khác nhau về màu sắc: một loài có màu đỏ, một loài có màu xám và chúng cách li sinh sản với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi 2 loài cá trên trong bể có chiếu sáng đơn sắc làm cho cơ thể chúng có cùng màu thì các cá thể của loài này lại giao phối với nhau và sinh con. Hai loài này được hình thành bởi cơ chế cách li nào sau đây?
A. Cách li sinh thái.
B. Cách li cơ học.
C. Cách li địa lí.
D. Cách li tập tính.
Các cá thể thuộc các loài khác nhau có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không giao phối với nhau. Đây là dạng cách li:
A. Sinh cảnh
B. Thời vụ
C. Cơ học
D. Tập tính
Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là không đúng?
1. Cách li địa lí là những trở ngại về mặt địa lí như sông, núi, biển…ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau
2. Cách li địa lí trong một thời gian dài sẽ dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới
3. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa
4. Cách li địa lí có thể được tạo ra một cách tình cờ và góp phần hình thành nên loài mới
5. Cách li địa lí thường xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư
6. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau
Số phương án đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau. Đây là dạng cách li
A. cơ học.
B. tập tính.
C. hợp tử.
D. sinh thái.
Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?
A. Cách li tập tính.
B. Cách li địa lí.
C. Cách li sinh thái.
D. Cách li cơ học.
Trong một hồ ở châu Phi, người ta thấy có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ và một loài màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi các cá thể của hai loài này trong một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm cho chúng có màu giống nhau thì chúng lại giao phối với nhau và sinh con. Dạng cách li nào sau đây làm cho hai loài này không giao phối với nhau trong điều kiện tự nhiên?
A. Cách li tập tính.
B. Cách li địa lí.
C. Cách li sinh thái.
D. Cách li cơ học.
Khi nói về cách li địa lí, có bao nhiêu nhận định sau đây sai?
I. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thế được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
II. Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng có thể vẫn không xuất hiện cách li sinh sản.
III. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư.
IV. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Trong các hiện tượng dưới đây, có bao nhiêu hiện tượng nói về sự cách li sau hợp tử.
(1) Cừu giao phối với dê có thụ tinh nhưng hợp tử bị chết ngay.
(2) Hai loài thực vật có thời gian ra hoa khác nhau.
(3) Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển.
(4) Hai loài côn trùng có tập tính giao phối khác nhau.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Đó là dạng cách li:
A. tập tính
B. cơ học
C. trước hợp tử
D. sau hợp tử