Cho các phản ứng sau:
(1) CuO + H 2 → Cu + H 2 O
(2) 2 CuSO 4 + 2 H 2 O → 2 Cu + O 2 + H 2 SO 4
(3) Fe + CuSO 4 → FeSO 4 + Cu
(4) 2 Al + Cr 2 O 3 → Al 2 O 3 + 2 Cr
Số phản ứng dùng để điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí hiđro ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M có thể tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng H2. Vậy kim loại M là
A. Fe.
B. Al.
C. Ag.
D. Cu.
Cho các cặp chất với tỉ lệ số mol tương ứng như sau :
(a) Fe3O4 và Cu (1:1) (b) Na và Zn (1:1) (c) Zn và Cu (1:1)
(d) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) (e) FeCl2 và Cu (2:1) (g) FeCl3 và Cu (1:1)
Số cặp chất tan hoàn toàn trong một lượng dư dung dịch HCl loãng nóng là
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 lít hơi anđehit A có khối lượng bằng khối lượng 1 lít CO2. A là
A. anđehit fomic
B. anđehit benzoic
C. anđehit axetic
D. anđehit acrylic
Trong phòng thí nghiệm có các kim loại: Fe, Al, Zn, Mg và dung dịch axit clohidric. Nếu cho cùng một khôi lượng một kim loại trên tác dụng hết với dung dịch HCl thì kim loại nào cho ra nhiều khí H2 nhất
Cho các phát biểu sau:
(1) Cr không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội.
(2) CrO3 là oxit lưỡng tính.
(3) Dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 có tính oxi hóa mạnh.
(4) Ở nhiệt độ cao, Cr tác dụng với dung dịch HCl và Cr tác dụng với Cl2 đều tạo thành CrCl2.
(5) Cr(OH)3 vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH.
(6) Crom là kim loại có tính khử yếu hơn sắt.
Số phát biểu sai là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Cho các mệnh đề sau:
(1) Có thể phân biệt glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng gương.
(2) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozo được dùng để pha chế thuốc.
(3) Glucozo va fructozo tác dụng với (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol
(4)Tinh bột và glucozo đều được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(5) Các chất béo có gốc axit béo không no thường là chất lỏng
Số mệnh đề đúng là:
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là
A. Vinylamoni fomat và amoni acrylat
B. Amoni acrylat và axit 2-amino propionic
C. Axit 2-amino propinic và axit 3- amino propionic
D. Axit 2-amino propionic và amoni acrylat
Cho các phát biểu sau:
(a) Mg cháy trong khí CO2 ở nhiệt độ cao.
(b) Thổi khí NH3 qua CrO3 đun nóng thấy chất rắn chuyển từ màu đỏ sang màu đen.
(c) Ở nhiệt độ cao, tất cả các kim loại kiềm thổ đều phản ứng được với nước.
(d) Hỗn hợp KNO3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư.
(e) Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan dần.
Số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3