Truyền thuyết xác nhận quê nội Hai Bà ở làng Hạ Lôi và quê ngoại hai Bà ở làng Nam Nguyễn thuộc Ba Vì, Hà Nội.Đó là một gia đình nghèo . Mẹ Hai Bà là Man Thiện, người được biết đến qua thần phả, còn được ghi với tên gọi Trần Thị Đoan
Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Tên Trần Thị Đoan của mẹ hai Bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả tên Man Thiện nghĩa là người Man tốt, có thể do người Hán gọi[6]. Theo một số dẫn chứng biện giải không rõ luận cứ và nguồn gốc cho rằng, tên của Hai bà có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị[7][8]. Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau[8]. Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên hai bà thành Trắc và Nhị với nghĩa “phản trắc” và “nhị tâm”[9]. Tuy nhiên, những luận điểm trên hoàn toàn thiếu nguồn gốc và sự chứng minh một cách khoa học, mà thiên về tự biện giải của tác giả.Tên của ông Thi Sách, theo Thủy kinh chú của Trung Quốc xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi .
# Love yourself #
Hai Bà Trưng sinh ra trong gia đìng nghèo yêu nước.
Thông tin thêm về 2 Bà Trưng nè bn
Hai Bà Trưng là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị , hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Trong sử sách, hai bà được biết đến như những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ củaĐông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai bà xen giữa Bắc thuộc lần 1 vàBắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương .
Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết, địa danh Hát Môn - Hát Giang là nơi thánh tích Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược và cũng là nơi Hai Bà hóa thân vào cõi bất diệt. Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại QĐ số 2383/QĐ-TTg ngày 9 tháng 12 năm 2013, ngôi đền Hát Môn cổ kính với nhiều hàng cây cổ thụ, khung cảnh trang nghiêm yên tĩnh quanh năm.
Ngoài chính sử, cuộc đời và sự nghiệp của Hai Bà Trưng được phản ánh trong rất nhiều ngọc phả và thần phả. Vì sự thiếu thống nhất giữa các nguồn tài liệu, nhiều sử gia đã dùng nguồn thần phả, ngọc phả bổ sung cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, nguồn ngọc phả đều mang tính hư cấu rất cao.
Khởi nghĩa :
Cuộc nổi dậy của Trưng Trắc theo Hán thư cùng Việt sử ghi lại, chỉ gói gọn trong lý do vì Thái thú khi ấy Tô Định dùng biện pháp khắc chế, nên Trưng Trắc cùng phẫn mà nổi dậy. Hán thư không đưa ra lý do Thi Sách bị giết, trong khi Việt sử thì chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư ghi lý do này, Đại Việt sử lược trước đó thì không.
Theo một số học giả như Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng,...do chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời[11][12], các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại nhà Hán. Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách.
Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Giang nay là xã Hát Môn huyện Phúc Thọ Hà Nội[13]. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ[14][15]. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Tô Định phải chạy về Nam Hải (Trung Quốc).
Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, hay còn gọi Trưng Vương.
mik học bài này rồi, mik lớ p 5
học tốt
2 bà Trưng sinh ra ở 1 gia đình trên đất nc ta
- Hai Bà Trưng sinh ra trong một gia đình nghèo yêu nước , cha mất sớm .
Một số thông tin khác về Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa .
Trưng Nữ vương 徵女王 | |
---|---|
Lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, năm 1961. | |
Nữ vương Mê Linh | |
Tại vị | 40 - 43 |
Thông tin chung | |
Tên đầy đủ | Trưng Trắc (徵側) |
Thụy hiệu | Trưng Thánh vương[1] (徵聖王) Linh Trinh Nhị phu nhân[2] (靈貞二夫人) Kính Thắng phu nhân[3] (敬勝夫人) Kính Thắng Bảo Thuận phu nhân[4] (敬勝保順夫人) |
Hai Bà Trưng (chữ Nôm: 𠄩婆徵) là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Trong sử sách, hai bà được biết đến như những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai bà xen giữa Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương (徵女王).
Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết, địa danh Hát Môn - Hát Giang là nơi thánh tích Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược và cũng là nơi Hai Bà hóa thân vào cõi bất diệt. Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại QĐ số 2383/QĐ-TTg ngày 9 tháng 12 năm 2013, ngôi đền Hát Môn cổ kính với nhiều hàng cây cổ thụ, khung cảnh trang nghiêm yên tĩnh quanh năm.
Ngoài chính sử, cuộc đời và sự nghiệp của Hai Bà Trưng được phản ánh trong rất nhiều ngọc phả và thần phả. Vì sự thiếu thống nhất giữa các nguồn tài liệu, nhiều sử gia đã dùng nguồn thần phả, ngọc phả bổ sung cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, nguồn ngọc phả đều mang tính hư cấu rất cao.
Mục lục
1Xuất thân và tên gọi1.1Hán thư1.2Việt sử1.3Nguồn khác2Khởi nghĩa3Cai trị3.1Hành chính3.1.1Quận Giao Chỉ3.1.2Quận Cửu Chân3.1.3Quận Nhật Nam3.1.4Quận Hợp Phố3.1.5Quận Thương Ngô3.1.6Quận Uất Lâm3.1.7Quận Nam Hải3.2Những mặt khác4Thất bại5Hậu duệ6Đánh giá7Di sản8Tướng lĩnh của Hai Bà Trưng9Xem thêm10Tham khảo11Chú thích12Liên kết ngoàiXuất thân và tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]
Loạt bài Lịch sử Việt Nam | ||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Hán thư[sửa | sửa mã nguồn]
Nguồn sử liệu đầu tiên đề cập đến chị em Hai Bà Trưng là cuốn Hậu Hán Thư viết vào thế kỷ thứ 5 (sau Công nguyên) bởi học giả Phạm Diệp, cuốn sách nói về lịch sử nhà Hán từ năm 6 đến 189 AD. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đề cập đến 2 chị em Bà Trưng khá ngắn gọn, được tìm thấy trong 2 chương của Hậu Hán Thư mô tả về cuộc khởi nghĩa của 2 bà thời kỳ nhà Tây Hán.
Ở quyển 86 của Hậu Hán Thư, phần Tây Nam di liệt truyện có viết:
Vào năm Kiến Vũ thứ 16 thời Hán Quang Vũ Đế (40), ở quận Giao Chỉ có hai người đàn bà là Trưng Trắc và Trưng Nhị đã nổi loạn và tấn công thủ phủ của quận. Trưng Trắc là con gái của Lạc Tướng huyện Mê Linh, bà là vợ của Thi Sách. Bà ta là 1 chiến binh tàn bạo. Tô Định Thái Thú của quân Giao Chỉ đã dùng luật pháp để kiềm chế bà ta. Nhưng bà ta lại càng hung dữ và chống đối hơn. Những tộc trưởng Man Di ở quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố gia nhập với bà ta, và bà ta đã đoạt được 65 thành trì và trở thành Nữ vương. Chính quyền của quận Giao Chỉ và các quận khác chỉ có thể phòng thủ để tự bảo vệ mình. Hán Vũ Đế vì vậy đã ra lệnh cho quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu chuẩn bị xe kéo, thuyền bè phục vụ cho xây dựng cầu đường, để mở lối đi qua núi nhằm cải thiện công tác vận lương.
Năm thứ 18 (42), Vũ Đế sai Phục Ba tướng quân Mã Viện và Phù Lạc hầu Lưu Long dẫn hơn 1 vạn quân từ quận Trường Sa, Quý Dương, Nam Ninh, Thương Ngô. Vào mùa hè năm 43, Mã Viện tái chiếm Giao Chỉ và diệt Trưng Trắc, Trưng Nhị, và những kẻ khác ở những vùng rải rác. Khu vực biên giới đó vì vậy đã được bình định
Việt sử[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ sử cổ nhất của Việt Nam đề cập đến Hai Bà Trưng là Đại Việt sử lược. Theo sách này, thời Việt Nam còn là Giao Chỉ, Trưng Trắc là con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh, lấy chồng là Thi Sách ở huyện Chu Diên.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hai Bà Trưng vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Chồng bà Thi Sách cũng là con Lạc tướng, con hai nhà tướng kết hôn với nhau. Khi lên ngôi, Hai Bà mới đổi sang họ Trưng[5].
Nguồn khác[sửa | sửa mã nguồn]
Truyền thuyết xác nhận quê nội Hai Bà ở làng Hạ Lôi và quê ngoại hai Bà ở làng Nam Nguyễn thuộc Ba Vì, Hà Nội[6]. Mẹ Hai Bà là Man Thiện, người được biết đến qua thần phả, còn được ghi với tên gọi Trần Thị Đoan.
Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Tên Trần Thị Đoan của mẹ hai Bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả tên Man Thiện nghĩa là người Man tốt, có thể do người Hán gọi[6]. Theo một số dẫn chứng biện giải không rõ luận cứ và nguồn gốc cho rằng, tên của Hai bà có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị[7][8]. Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau[8]. Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên hai bà thành Trắc và Nhị với nghĩa “phản trắc” và “nhị tâm”[9]. Tuy nhiên, những luận điểm trên hoàn toàn thiếu nguồn gốc và sự chứng minh một cách khoa học, mà thiên về tự biện giải của tác giả.
Tên của ông Thi Sách, theo Thủy kinh chú của Trung Quốc xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi[10].
Khởi nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Cuộc nổi dậy của Trưng Trắc theo Hán thư cùng Việt sử ghi lại, chỉ gói gọn trong lý do vì Thái thú khi ấy Tô Định dùng biện pháp khắc chế, nên Trưng Trắc cùng phẫn mà nổi dậy. Hán thư không đưa ra lý do Thi Sách bị giết, trong khi Việt sử thì chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư ghi lý do này, Đại Việt sử lược trước đó thì không.
Theo một số học giả như Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng,...do chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời[11][12], các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại nhà Hán. Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách.
Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Giang nay là xã Hát Môn huyện Phúc Thọ Hà Nội[13]. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ[14][15]. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Tô Định phải chạy về Nam Hải (Trung Quốc).
Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, hay còn gọi Trưng Vương.
Cai trị[sửa | sửa mã nguồn]
Hai Bà Trưng cai trị lãnh thổ vùng Lĩnh Nam của người Việt, tương đương với Bộ Giao Chỉ của nhà Hán trong 3 năm. Thời gian cai trị ngắn ngủi và phải toan tính chuẩn bị chống lại cuộc chiến của nhà Hán khiến Hai Bà Trưng không có hoạt động gì đáng kể trong việc xây dựng lãnh thổ mà mình cai quản.
Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng
Do thời gian cai trị của Hai Bà Trưng không dài và không còn tài liệu để khôi phục lại hệ thống tổ chức bộ máy thời Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, các sử gia căn cứ trên các sử liệu liên quan đến sự cai trị của nhà Hán trước và sau thời Hai Bà Trưng cho rằng, về cơ bản Hai Bà Trưng vẫn duy trì hệ thống quản lý của nhà Hán trước đó, do người Việt nắm giữ[16].
Các quận, huyện do nhà Hán lập ra trên đất Nam Việt cũ. Sử sách xác nhận Hai Bà đóng đô ở huyện Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ[5]. Dưới đây là danh tính 56 huyện thành mà Hai Bà Trưng giành được:
Quận Giao Chỉ[sửa | sửa mã nguồn]
Quận Giao Chỉ được xác định vị trí là đất Bắc Bộ Việt Nam và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) hiện nay (từ sông Uất hay Tây Giang về phía nam), trừ đi những phần đất sau:
Góc miền núi tây bắc ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán.Góc tây nam Ninh Bình thuộc về huyện Vô Công, quận Cửu ChânVùng duyên hải từ tỉnh Thái Bình đến huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình khi đó chưa được bồi đắp thành đất liền (vẫn là biển)[17].Quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện (縣) như sau[18]:
Liên Lâu (羸婁 hoặc 羸𨻻 hoặc 𨏩𨻻): tương đương phần lớn tỉnh Bắc Ninh. Địa danh này hay bị dịch lầm là "Luy Lâu" hoặc "Liên Lâu".An Định (安定): tương đương miền Hải Dương và Hưng Yên, ở giữa sông Thái Bình và sông Hồng.Câu Lậu (苟漏 hoặc 笱屚 hoặc 句屚): tương đương tỉnh Nam Định và Ninh Bình, không kể vùng đông nam Nam Định và phía nam Ninh Bình lúc đó vẫn là biển, chưa được bồi đắp.Mê Linh (麊泠 hoặc 麋泠): gồm khu vực tây bắc tỉnh Vĩnh Phúc, tây bắc tỉnh Hà Tây cũ và tỉnh Yên Bái.Khúc Dương (曲昜): tương đương huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, huyện Đông Triều và Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh trải lên phía bắc tới vùng Khâm châu thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.Bắc Đái (北帶): tương đương huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang và huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.Kê Từ (稽徐): tương đương huyện Lạng Giang và huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.Tây Vu (西于): tương đương tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, phía bắc Hà Tây cũ và Hòa Bình.Long Uyên (龍淵): Tức Long Biên (龍編) về sau, tới thời thuộc Đường kiêng húy Đường Cao Tổ là Lý Uyên (李淵) mới đổi là Long Biên. Địa bàn tương đương gồm trung tâm Hà Nội và các huyện Hoài Đức, Thường Tín (Hà Nội), Khoái Châu (Hưng Yên), huyện Thuận Thành, huyện Quế Võ và Yên Phong tỉnh Bắc Ninhtrở lên phía bắc, bao gồm cả các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đây là huyện lớn nhất mà các đời sau còn chia tách để lập ra các quận, huyện khác.Chu Diên (朱鳶): tương đương phía nam tỉnh Hà Tây cũ, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Nam.Quận Cửu Chân[sửa | sửa mã nguồn]
Quận Cửu Chân thời Hán được xác định vị trí từ góc tây nam tỉnh Ninh Bình đến tỉnh Hà Tĩnh hiện nay[19].
Quận trị Cửu Chân được xác định ở huyện Tư Phố. Cửu Chân gồm có bảy huyện như sau[20]:
Vô Thiết (無切): tương đương với Nho Quan, Yên Khánh tỉnh Ninh Bình hiện nay.Vô Biên (無編): tương đương huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành tỉnh Thanh HóaTư Phố (胥浦): địa bàn tương đương huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa và bắc Diễn Châu tỉnh Nghệ AnCư Phong (居風): tương đương phía tây nam tỉnh Thanh HóaDư Phát (餘發): tương đương các huyện Nga Sơn và Hậu Lộc tỉnh Thanh HóaĐô Lung (都龐): tương đương vùng thượng lưu sông MãHàm Hoan (咸驩 hoặc 咸懽 hoặc 鹹驩): tương đương Nghệ An và Hà Tĩnh, là huyện lớn nhất ở cực nam Cửu Chân.Quận Nhật Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí Nhật Nam được xác định là từ Quảng Bình tới địa giới Bình Định, Phú Yên hiện nay[21].
Nhật Nam gồm có 5 huyện như sau[22]:
Tây Quyển (西卷): vùng sông Gianh, bắc Quảng Bình.Chu Ngô (硃吾): khoảng sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.Lô Dung (盧容): miền Thừa Thiên, lưu vực sông Hương và sông Bồ.Ty Ảnh (比景): nam Quảng Bình, khoảng từ sông Nhật Lệ đến sông Bến Hải.Tượng Lâm (像林): từ đèo Hải Vân đến mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên).Quận Hợp Phố[sửa | sửa mã nguồn]
Quận Hợp Phố gồm 5 huyện: Hợp Phố (合浦), Từ Văn (徐聞), Cao Lương (高涼), Lâm Nguyên (臨元), Chu Nhai (朱崖).
Hợp Phố được xác định vị trí là vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ tỉnh Quảng Tây và địa cấp thị Trạm Giang tỉnh Quảng Đông.
Quận Thương Ngô[sửa | sửa mã nguồn]
Quận Thương Ngô gồm có 10 huyện: Quảng Tín (廣信), Tạ Mộc (謝沐), Cao Yếu (高要), Phong Dương (封陽), Lâm Hạ (臨賀), Đoan Khê (端谿), Phùng Thừa (馮乘), Phú Xuyên (富川), Lệ Phổ (荔浦), Mãnh Lăng (猛陵).
Thương Ngô thời Hán được xác định vị trí tương đương với khu vực dãy núi Đô Bàng tỉnh Quảng Tây, phía đông núi Đại Dao, địa cấp thị Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông, phía tây huyện cấp thị La Định, huyện Giang Vĩnh tỉnh Hồ Nam, phía nam huyện Giang Hoa, huyện Đằng tỉnh Quảng Tây, phía bắc thị xã Tín Nghi tỉnh Quảng Đông.
Quận Uất Lâm[sửa | sửa mã nguồn]
Quận Uất Lâm thời Hán gồm có 12 huyện: Bố Sơn (布山), An Quảng (安廣), Hà Lâm (河林), Quảng Đô (廣都), Trung Lưu (中留), Quế Lâm (桂林), Đàm Trung (譚中), Lâm Trần (臨塵), Định Chu (定周), Lĩnh Phương (領方), Tăng Thực (增食), Ung Kê (雍雞).
Uất Lâm được xác định vị trí là từ các địa cấp thị Nam Ninh, Bách Sắc đến đại bộ phận Liễu Châu, phía bắc Ngọc Lâm, phía đông và phía nam Hà Trì đều thuộc Quảng Tây.
Quận Nam Hải[sửa | sửa mã nguồn]
Quận Nam Hải gồm có 6 huyện: Phiên Ngung (番禺), Trung Túc (中宿), Bác La (博羅), Long Xuyên (龍川), Tứ Hội (四會), Yết Dương (揭陽).
Nam Hải được xác định vị trí bao trùm tỉnh Quảng Đông và phần đất phía đông nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay.
Như vậy tổng số huyện thành đương thời chỉ có 54 huyện. Ngô Sĩ Liên dẫn thêm 2 huyện mới đặt trong quận Giao Chỉ là Vọng Hải và Phong Khê do Mã Viện mới tách đặt sau thời Hai Bà Trưng, được chép gộp vào danh sách các huyện thuộc Giao Chỉ lúc đó, tổng cộng là 56 huyện thành[23].
Những mặt khác[sửa | sửa mã nguồn]
Theo Viện Sử học, đội ngũ các cánh quân mới tập hợp của các Lạc hầu, Lạc tướng, thủ lĩnh địa phương chưa có điều kiện tổ chức theo kiểu chính quy thành các đơn vị, quân thứ kiểu hệ thống, cấp bậc quy củ như các triều đại sau này. Thành phần họ gồm bình dân trong kẻ, chạ… gia nô, nô tỳ thuộc quyền quản lý của các thủ lĩnh vùng. Các sử gia nhìn nhận lực lượng mới họp này chưa được tổ chức chặt chẽ nên có những yếu điểm bộc lộ trong cuộc chiến chống Mã Viện sau này[24].
Sử sách không ghi lại bất cứ hoạt động chính trị nào khác thời kì này. Ngoại trừ Viện Sử học ghi lại một sự kiện duy nhất liên quan tới kinh tế thời Hai Bà Trưng là Trưng vương cho xá thuế trong 2 năm cho dân chúng. Luật pháp chưa có văn bản chính thức. Các sử gia xác định luật thời Hai Bà Trưng là một thứ “tập quán pháp”, “luật tục” của nhiều đời trước được khôi phục và sử dụng điều hành xã hội[25][26].
Sách Hậu Hán thư của Phạm Diệp dẫn lời tâu báo của Mã Viện lên Hán Quang Vũ Đế rằng luật Việt khác với luật nhà Hán đến hơn 10 điều[27][28].
Thất bại[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Chiến tranh Hán-Việt, 42-43
Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy Trưng Trắc xưng Vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang xâm lược.
Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành)[29]đánh nhau với vua. Quân Nam bấy giờ ô hợp, rất nhiều thủ lĩnh không phục hai vua là đàn bà, lớp tan rã, lớp tự ly khai. Hai bà thấy thế giặc mạnh lắm, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê).
Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán ở Cấm Khê, thế cô bị thua, đều tử trận[30].
Tướng Đô Dương tiếp tục cầm quân chống lại quân Hán đến cuối năm 43. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong, cuối cùng lực lượng này cũng bị dẹp. Ngoài các cừ súy bị giết, hơn 300 cừ súy người Việt bị bắt và đày sang Linh Lăng (Hồ Nam). Mã Viện thu gom, phá hủy nhiều trống đồng và đúc rồi dựng cột đồng (tương truyền ở trên động Cổ Lâu châu Khâm)[31] làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán, và khắc lên đó dòng chữ thề: "Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt" (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt)[32].
Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán, bắt đầu thời Bắc thuộc lần 2. Thời kỳ Hai Bà Trưng chỉ kéo dài được hơn 3 năm.
Sau khi Hai Bà Trưng thất bại, chế độ giao quyền cai quản cấp huyện ở Bộ Giao Chỉ cho các Lạc tướng không còn, quyền lực của các Lạc tướng, Lạc hầu bị thủ tiêu. Theo như cách gọi của sử gia Madrolle thì chế độ bảo hộ chấm dứt, bắt đầu chế độ cai trị trực tiếp. Nhà Hán đặt quan lại cai trị đến cấp huyện[33].
Hậu duệ[sửa | sửa mã nguồn]
Theo các nhà khoa học, năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc đã di chuyển về phương Nam và lên thuyền ra biển. Khi đến Eo biển Malacca, họ đã định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra của Indonesia và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay[34][35].
Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]
Sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư[5]:
Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi ! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy
Theo sử gia Nguyễn Nghiễm thời Lê trung hưng[36]:
Trưng Vương là dòng dõi bậc thần minh, nhân lòng dân oán hận, nổi giận, khích lệ người cùng chung mối thù. Nghĩa binh đi đến đâu gần xa đều hưởng ứng, 65 thành ngoài miền Ngũ Lĩnh một buổi sớm đều thu phục được, người dân chịu khổ từ lâu, không khác gì đã ra khỏi vực thẳm được thấy mặt trời. Bà quả là bậc anh hùng khí khái hơn người. Tuy rằng quân mới tập hợp, bị tan rã khi đã thành công, cũng làm hả được lòng căm phẫn của thần dân một chút... Khi đất nước bị chìm đắm, thì hầu như lại được khôi phục do một nữ chúa ở Mê Linh. Lúc đó bậc con trai mày râu phải cúi đầu ngoan ngoãn tuân theo không dám làm gì, chẳng đáng thẹn lắm sao?
Vua Tự Đức viết trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục[37]:
Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm !
Hai Bà Trưng và hàng chục, hàng trăm nữ tướng tham gia phong trào kháng Hán, được ngưởi Việt Nam hiện đại xem là một biểu tượng đáng tuyên dương và tôn sùng. Theo quan điểm này, việc khởi nghĩa này đã góp phần tạo nên truyền thống anh hùng bất khuất cho giới nữ và cho cả dân tộc Việt Nam. Nguyên lý Mẹ và sắc thái bình quyền trai gái in đậm nét trong nền văn hóa dân tộc - dân gian Việt Nam đến nỗi nhiều học giả cho rằng đấy là điểm vượt trội không còn phải bàn cãi gì nữa của Việt Nam so với Trung Quốc và phương Tây[38]
“ | ... trong khoảng năm thứ 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt Nam là Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa chống ngoại xâm, thức tỉnh tinh thần độc lập. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Việt Nam đứng lên vì nền độc lập cũng như niềm tự hào của mình | ” |
— Donald Trump[39] |
Di sản[sửa | sửa mã nguồn]
Voi diễn hành nhân ngày Lễ Hai Bà Trưng 7 tháng 3 năm 1957 tại Sài Gòn
Hai Bà Trưng được coi là anh hùng dân tộc của Việt Nam, và được thờ cúng tại nhiều đền thờ, trong đó lớn nhất là Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng tại Xã Hát Môn, ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội và Đền Hai Bà Trưng ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đền Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc nay là Mê Linh, Hà Nội - quê hương của hai bà. Theo ghi nhận của sử gia Ngô Thì Sĩ, từ nhiều thế kỷ trước khi đền thờ Hai Bà được lập ra, vì Hai Bà chết do binh đao nên đền thờ kiêng màu đỏ là màu máu: hương án đều sơn màu đen, không có màu đỏ; người dân địa phương cũng không dám mặc áo đỏ, kể cả người đến viếng thăm nếu mặc áo đỏ phải cởi bỏ để bên ngoài theo lệ cấm[40].Ngoài ra, tại tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) hiện nay vẫn còn miếu thờ Trưng Vương (miếu này đã được kiểm chứng bởi hai nhà nho đi sứ đó là Nguyễn Thực và Ngô Thì Nhậm) do những cừ súy bị bắt về đất Hán sau khi khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại lập ra để tưởng nhớ về quê hương và cũng là thể hiện tinh thần bất khuất của người Việt thời Hai Bà Trưng[41].Các danh xưng của hai bà (Trưng Trắc, Trưng Nhị, Trưng Vương, Hai Bà Trưng) còn được đặt cho nhiều trường học, đường phố, phường, xã, quận... ở Việt Nam.Các câu chuyện về Hai Bà Trưng, Bà Triệu, và các nữ tướng khác được một số sử gia trích dẫn để làm bằng chứng cho luận điểm rằng xã hội Việt Nam trước khi bị Hán hóa là một xã hội mẫu hệ (hay còn gọi là chế độ mẫu hệ), trong đó phụ nữ có thể giữ vai trò lãnh đạo mà không gặp trở ngại.Nhiều tác phẩm, sách, kịch, nhạc,... viết hoặc dựa vào hai bà làm nhân vật chính. Vở cải lương Tiếng trống Mê Linh về cuộc khởi nghĩa của hai bà là một vở cải lương kinh điển tại Việt Nam.Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.
Hàng năm, vào ngày 6 tháng 3 âm lịch, là ngày giỗ hay là lễ hội tưởng nhớ Hai Bà (cũng là Ngày Phụ nữ Việt Nam tại miền Nam trước kia) được tổ chức tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và hiện nay tại nhiều nơi trong nước Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt tại nước ngoài.
Tướng lĩnh của Hai Bà Trưng[sửa | sửa mã nguồn]
Theo một số nguồn dã sử, cuộc khởi nghĩa Trưng vương có đến hơn 70 tướng lĩnh, trong đó có nhiều thủ lĩnh các nghĩa quân địa phương, hiện còn nhiều đền thờ lập Thành hoàng làng ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Đặc biệt, trong số này có nhiều nữ tướng lĩnh[42].
Thánh Thiên - Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Yên Dũng, Bắc Đái - Bắc Giang. Tài kiêm văn võ, được Trưng Vương phong làm Thánh Thiên công chúa, giữ chức Bình Ngô đại tướng quân, thống lĩnh binh mã trấn thủ vùng Nam Hải (Hải Nam). Hiện có đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng, Bắc Ninh (Việt Nam) và ở cả hai tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc.Lê Chân - Nữ tướng miền biển: Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng, được Trưng Vương phong làm Đông Triều công chúa, giữ chức Trấn Đông đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nam Hải. Hiện có đền Nghè ở An Biên, Hải Phòng thờ bà.Vũ Thị Thục: Khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình), được Trưng Vương phong làm Bát Nạn đại tướng, Uy Viễn đại tướng quân, Trinh Thục công chúa. Hiện có đền thờ ở Phượng Lâu (Phù Ninh, Phú Thọ) và Tiên La (Hưng Hà, Thái Bình).Vương Thị Tiên: được Trưng Vương phong làm Ngọc Quang công chúa, được thờ ở đền Sầy và miếu thờ ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Tương truyền, bà có công giúp Hai Bà Trưng đánh giặc và gieo mình tự vẫn tại xã Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, Nam Định. Sau này đến đời vua Lý Thái Tông có năm hạn hán lớn, nhà vua lập đàn cầu mưa, bà còn hiển linh giúp dân chống hạn. Nhà vua giáng chỉ cho dân địa phương thờ phụng theo nghi lễ đầy đủ hơn và tặng thêm hai chữ trong duệ hiệu, thành: Ngọc Quang Thiên Hương công chúa.[43]Ba vị tướng Đào Chiêu Hiển, Đào Đô Thống và Đào Tam Lang của Hai Bà Trưng: Hi sinh trong trận Bồ Lăng, đánh với quân Hán tại khu vực nay là ngã ba sông Trường Giang và Ô Giang, thuộc địa phận thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Hiện ở đây có miếu thờ. Để tưởng nhớ công ơn của ba anh em họ Đào, nhân dân Đa Tốn đã lập miếu thờ (Đào Đô Thống thờ ở miếu Sén Tóc, thôn Ngọc Động. Đào Chiêu Hiển thờ ở Nghè Ông Hai, thôn Lê Xá và Đào Tam Lang thờ ở nghè cũ sau chuyển về nghè Lê Xá). Về sau, từ thế kỷ XVII trở đi, dân làng Ngọc Động và Lê Xá đã thờ ba ông làm thành hoàng làng [44].Nàng Nội - Nữ tướng vùng Bạch Hạc: Khởi nghĩa ở xã Bạch Hạc (thành phố Việt Trì, Phú Thọ ngày nay), được Trưng Vương phong làm Nhập Nội Bạch Hạc Thủy công chúa. Hiện thành phố Việt Trì có đền thờ bà.Lê Thị Hoa - Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Nga Sơn (Thanh Hóa), được Trưng Vương phong làm Nga Sơn công chúa, giữ chức Bình Nam đại tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Cửu Chân. Hiện có đền thờ ở Nga Sơn.Hồ Đề - Phó nguyên soái: Khởi nghĩa ở động Lão Mai (Thái Nguyên), được Trưng Vương phong làm Đề Nương công chúa, giữ chức Phó nguyên soái, Trấn Viễn đại tướng quân. Đình Đông Cao, Yên Lập (Phú Thọ) thờ Hồ Đề.Xuân Nương, chồng là Thi Bằng - em trai Thi Sách, trưởng quản quân cơ: Khởi nghĩa ở Tam Nông (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa, giữ chức Nhập Nội trưởng quản quân cơ nội các. Hiện có đền thờ ở Hưng Nha (Tam Nông), Phú Thọ.Nàng Quỳnh và Nàng Quế - Tiên Phong phó tướng: Khởi nghĩa ở châu Đại Man (Tuyên Quang), được Trưng Vương phong làm Nghi Hòa công chúa, giữ chức Hổ Oai đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Nhật Nam trấn thủ vùng bắc Nam Hải. Hiện ở Tuyên Quang còn miếu thờ hai vị nữ anh hùng.Đàm Ngọc Nga - Tiền Đạo tả tướng: Khởi nghĩa ở Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Nguyệt Điện Tế Thế công chúa, giữ chức Tiền Đạo tả tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Nam Hải. Hiện có đền thờ ở Khúc Giang (nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).Trần Thị Phương Châu: Tuẫn tiết ở Khúc Giang (nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) năm 39 sau Công nguyên, được Trưng Vương phong làm Nam Hải công chúa. Hiện có đền thờ ở Khúc Giang. Sử cũ có chép vào năm 1288, vua Trần Nhân Tông đã sai Đại thần Đoàn Nhữ Hải qua Khúc Giang trùng tu đền thờ bà.Đinh Bạch Nương và Đinh Tĩnh Nương: Quê ở động Hoa Lư (Ninh Bình), theo Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, được thờ ở đình Đông Ba thuộc thôn Đông Ba, xã Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.Thiều Hoa - Tiên Phong nữ tướng: Khởi nghĩa ở Tam Thanh, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Đông Cung công chúa, giữ chức Tiên Phong hữu tướng. Hiện ở xã Hiền Quan, Tam Nông, Phú Thọ có miếu thờ bà.Quách A - Tiên Phong tả tướng: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Khâu Ni công chúa, giữ chức Tiên Phong tả tướng, tổng trấn Luy Lâu. Hiện có đền thờ ở trang Nhật Chiêu (Phú Thọ).Vĩnh Huy - Nội Thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Tiên Nha (Phú Thọ), được Trưng Vương phong làm Vĩnh Hoa công chúa, giữ chức Nội Thị tướng quân. Bà có trận đánh thần kỳ dẹp tan quân của đại tướng nhà Hán là Ngô Hán ở các vùng Độ Khẩu (nay thuộc Vân Nam), Khúc Giang (nay thuộc Quảng Đông) và đảo Hải Namcủa Trung Quốc ngày nay. Đình Nghênh Tiên, xã Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc thờ Vĩnh Huy.Lê Ngọc Trinh - Đại tướng: Khởi nghĩa ở Lũng Ngòi, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, được Trưng Vương phong làm Ngọc Phượng công chúa, giữ chức Chinh Thảo đại tướng quân, phó thống lĩnh đạo quân Quế Lâm. Hiện có miếu thờ ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc.Lê Thị Lan - Tướng quân: Khởi nghĩa ở Đường Lâm, Sơn Tây, được Trưng Vương phong làm Nhu Mẫn công chúa, giữ chức Trấn Tây tướng quân, phó thống lĩnh đạo binh Hán Trung. Hiện ở Hạ Hoà, Vĩnh Phúc có miếu thờ bà.Phật Nguyệt - Tả tướng thuỷ quân: Khởi nghĩa ở Thanh Ba, Phú Thọ, được Trưng Vương phong làm Phật Nguyệt công chúa, giữ chức Thao Giang Thượng tả tướng thuỷ quân, Chinh Bắc đại tướng quân, tổng trấn khu hồ Động Đình - Trường Sa. Bà hình như không được ghi vào sử Việt Nam mà lại được ghi vào sử Trung Quốc. Bà có trận đánh kinh hồn chiến thắng Mã Viện, Lưu Long và Đoàn Chí ở hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Hiện di tích về bà còn rất nhiều: tại chùa Kiến Quốc thuộc thành phố Trường Sa (thủ phủ tỉnh Hồ Nam), tại ngôi chùa trên núi Thiên Đài trong hệ thống dãy núi Ngũ Lĩnh. Bà là nữ tướng gây kinh hoàng cho nhà Hán nhất.Trần Thiếu Lan: Hiện có miếu thờ tại cửa Thẩm Giang chảy vào hồ Động Đình (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc). Cả ngàn năm qua, mỗi lần sứ thần của Việt Nam đi ngang qua đều vào tế lễ bà. Hiện nay cũng còn một ngôi mộ mang tên bà.Phương Dung: Khởi nghĩa ở Lang Tài (Bắc Ninh), được Trưng Vương phong làm Đăng Châu công chúa, giữ chức Trấn Nam đại tướng quân, thống lĩnh đạo binh Giao Chỉ.Trần Năng - Trưởng lĩnh trung quân: Khởi nghĩa ở Thượng Hồng (Hải Dương), được Trưng Vương phong làm Hoàng công chúa, Vũ Kỵ đại tướng quân, giữ chức Trưởng lĩnh trung quân. Hiện ở Yên Lãng, Vĩnh Phúc có đền thờ bà.Trần Quốc hay nàng Quốc - Trung Dũng đại tướng quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm, Hà Nội, được Trưng Vương phong làm Gia Hưng công chúa, Trung Dũng đại tướng quân, giữ chức Đô đốc, trưởng quản thủy quân trấn bắc Nam Hải. Bà có trận thuỷ chiến lẫy lừng ở quận Uất Lâm (nay thuộc tỉnh Quảng Tây). Hiện ở Hoàng Xá, Kiêu Kỵ, Gia Lâm (Việt Nam) và cả dọc bờ biển các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam của Trung Quốc có nhiều đền thờ nàng Quốc. Dân ở các vùng này đã tôn bà là Giao Long tiên nữ giáng trần vì bà rất hiển linh.Tam Nương - Tả Đạo tướng quân: Ba chị em Đạm Nương, Hồng Nương và Thanh Nương. Trưng Vương phong Hồng Nương làm An Bình công chúa, Thanh Nương làm Bình Xuyên công chúa, Đạm Nương làm Quất Lưu công chúa, giao cho chức Kỵ binh Lĩnh Nam. Đình Quất Lưu, Vĩnh Phúc thờ Tam Nương.Quý Lan - Nội Thị tướng quân: Khởi nghĩa ở Lũng Động, Chí Linh (Hải Dương), được Trưng Vương phong làm An Bình công chúa, giữ chức Nội Thị tướng quân (Lễ bộ Thượng thư). Hiện ở Liễu Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc có đền thờ Quý Lan.Bà Chúa Bầu: Khởi nghĩa ở vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Hiện ở Lập Thạch, Sơn Dương có đền thờ tưởng nhớ công lao của bà.Sa Giang: quê Trường Sa, người Hán, sang giúp Lĩnh Nam, được Trưng Vương phong làm Lĩnh Nam công chúa. Bà là một nhân vật lịch sử. Hiện ở ngoại ô huyện Phong Đô tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) có đền thờ bà.Đô Thiên: người Hán, ứng nghĩa theo Lĩnh Nam, được Trưng Vương phong làm Động Đình công, giữ chức Trung Nghĩa đại tướng quân, thống lĩnh đạo quân Hán Trung, tổng trấn Trường Sa. Hiện vùng Lưỡng Quảng của Trung Quốc có rất nhiều miếu, đền thờ ông.Phùng Thị Chính: Tuấn Xuyên, Vạn Thắng, Ba Vì, được Trưng Vương Phong làm "Trưởng nội thị tướng quân", nổi tiếng với trận đánh ở Lãng Bạc, sinh con giữa trận chiến, một tay ôm con, một tay giết giặc. Có đền thờ bà tại thôn Tuấn Xuyên, xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, TP. Hà NộiNgoài ra còn có các thủ lĩnh người Tày, Nùng và Choang (Quảng Tây) lãnh đạo nhân dân tham gia cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.Xem thêm
Trưng Nữ vương 徵女王 | |
---|---|
Lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, năm 1961. | |
Nữ vương Mê Linh | |
Tại vị | 40 - 43 |
Thông tin chung | |
Tên đầy đủ | Trưng Trắc (徵側) |
Thụy hiệu | Trưng Thánh vương[1] (徵聖王) Linh Trinh Nhị phu nhân[2] (靈貞二夫人) Kính Thắng phu nhân[3] (敬勝夫人) Kính Thắng Bảo Thuận phu nhân[4] (敬勝保順夫人) |
Hai Bà Trưng (chữ Nôm: 𠄩婆徵) là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Trong sử sách, hai bà được biết đến như những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai bà xen giữa Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương (徵女王).
Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết, địa danh Hát Môn - Hát Giang là nơi thánh tích Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược và cũng là nơi Hai Bà hóa thân vào cõi bất diệt. Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại QĐ số 2383/QĐ-TTg ngày 9 tháng 12 năm 2013, ngôi đền Hát Môn cổ kính với nhiều hàng cây cổ thụ, khung cảnh trang nghiêm yên tĩnh quanh năm.
Ngoài chính sử, cuộc đời và sự nghiệp của Hai Bà Trưng được phản ánh trong rất nhiều ngọc phả và thần phả. Vì sự thiếu thống nhất giữa các nguồn tài liệu, nhiều sử gia đã dùng nguồn thần phả, ngọc phả bổ sung cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, nguồn ngọc phả đều mang tính hư cấu rất cao.
Mục lục
1Xuất thân và tên gọi1.1Hán thư1.2Việt sử1.3Nguồn khác2Khởi nghĩa3Cai trị3.1Hành chính3.1.1Quận Giao Chỉ3.1.2Quận Cửu Chân3.1.3Quận Nhật Nam3.1.4Quận Hợp Phố3.1.5Quận Thương Ngô3.1.6Quận Uất Lâm3.1.7Quận Nam Hải3.2Những mặt khác4Thất bại5Hậu duệ6Đánh giá7Di sản8Tướng lĩnh của Hai Bà Trưng9Xem thêm10Tham khảo11Chú thích12Liên kết ngoàiXuất thân và tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]
Loạt bài Lịch sử Việt Nam | ||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Hán thư[sửa | sửa mã nguồn]
Nguồn sử liệu đầu tiên đề cập đến chị em Hai Bà Trưng là cuốn Hậu Hán Thư viết vào thế kỷ thứ 5 (sau Công nguyên) bởi học giả Phạm Diệp, cuốn sách nói về lịch sử nhà Hán từ năm 6 đến 189 AD. Các tài liệu cổ của Trung Quốc đề cập đến 2 chị em Bà Trưng khá ngắn gọn, được tìm thấy trong 2 chương của Hậu Hán Thư mô tả về cuộc khởi nghĩa của 2 bà thời kỳ nhà Tây Hán.
Ở quyển 86 của Hậu Hán Thư, phần Tây Nam di liệt truyện có viết:
Vào năm Kiến Vũ thứ 16 thời Hán Quang Vũ Đế (40), ở quận Giao Chỉ có hai người đàn bà là Trưng Trắc và Trưng Nhị đã nổi loạn và tấn công thủ phủ của quận. Trưng Trắc là con gái của Lạc Tướng huyện Mê Linh, bà là vợ của Thi Sách. Bà ta là 1 chiến binh tàn bạo. Tô Định Thái Thú của quân Giao Chỉ đã dùng luật pháp để kiềm chế bà ta. Nhưng bà ta lại càng hung dữ và chống đối hơn. Những tộc trưởng Man Di ở quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố gia nhập với bà ta, và bà ta đã đoạt được 65 thành trì và trở thành Nữ vương. Chính quyền của quận Giao Chỉ và các quận khác chỉ có thể phòng thủ để tự bảo vệ mình. Hán Vũ Đế vì vậy đã ra lệnh cho quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu chuẩn bị xe kéo, thuyền bè phục vụ cho xây dựng cầu đường, để mở lối đi qua núi nhằm cải thiện công tác vận lương.
Năm thứ 18 (42), Vũ Đế sai Phục Ba tướng quân Mã Viện và Phù Lạc hầu Lưu Long dẫn hơn 1 vạn quân từ quận Trường Sa, Quý Dương, Nam Ninh, Thương Ngô. Vào mùa hè năm 43, Mã Viện tái chiếm Giao Chỉ và diệt Trưng Trắc, Trưng Nhị, và những kẻ khác ở những vùng rải rác. Khu vực biên giới đó vì vậy đã được bình định
Việt sử[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ sử cổ nhất của Việt Nam đề cập đến Hai Bà Trưng là Đại Việt sử lược. Theo sách này, thời Việt Nam còn là Giao Chỉ, Trưng Trắc là con gái Lạc tướng ở huyện Mê Linh, lấy chồng là Thi Sách ở huyện Chu Diên.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hai Bà Trưng vốn họ Lạc, là dòng dõi Lạc tướng ở Mê Linh. Chồng bà Thi Sách cũng là con Lạc tướng, con hai nhà tướng kết hôn với nhau. Khi lên ngôi, Hai Bà mới đổi sang họ Trưng[5].
Nguồn khác[sửa | sửa mã nguồn]
Truyền thuyết xác nhận quê nội Hai Bà ở làng Hạ Lôi và quê ngoại hai Bà ở làng Nam Nguyễn thuộc Ba Vì, Hà Nội[6]. Mẹ Hai Bà là Man Thiện, người được biết đến qua thần phả, còn được ghi với tên gọi Trần Thị Đoan.
Tuy nhiên, theo các sử gia hiện đại, thời đầu công nguyên, người Việt chưa có họ. Tên Trần Thị Đoan của mẹ hai Bà chỉ là tên thần phả đặt sau này, khoảng thế kỷ 17, 18. Cả tên Man Thiện nghĩa là người Man tốt, có thể do người Hán gọi[6]. Theo một số dẫn chứng biện giải không rõ luận cứ và nguồn gốc cho rằng, tên của Hai bà có nguồn gốc từ nghề dệt lụa truyền thống của Việt Nam, tương tự như cách đặt tên theo các loài cá của các vua nhà Trần sau này vốn xuất thân từ nghề chài lưới. Xưa kia nuôi tằm, tổ kén tốt gọi là kén chắc, tổ kén kém hơn gọi là kén nhì; trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém hơn gọi là trứng nhì. Do đó, theo Nguyễn Khắc Thuần, tên hai bà vốn rất giản dị là Trứng Chắc và Trứng Nhì, phiên theo tiếng Hán gọi là Trưng Trắc và Trưng Nhị[7][8]. Khi chữ Hán chưa được truyền bá hoặc chưa có điều kiện thấm sâu vào nhận thức xã hội thì xu hướng đặt tên người rất giản dị và mộc mạc, thể hiện sự gắn bó với cuộc sống đời thường và xu hướng này còn tiếp tục trong các thế hệ sau[8]. Sau này các sử gia phương Bắc viết chệch tên hai bà thành Trắc và Nhị với nghĩa “phản trắc” và “nhị tâm”[9]. Tuy nhiên, những luận điểm trên hoàn toàn thiếu nguồn gốc và sự chứng minh một cách khoa học, mà thiên về tự biện giải của tác giả.
Tên của ông Thi Sách, theo Thủy kinh chú của Trung Quốc xác định: chồng bà Trưng Trắc tên là Thi[10].
Khởi nghĩa[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Cuộc nổi dậy của Trưng Trắc theo Hán thư cùng Việt sử ghi lại, chỉ gói gọn trong lý do vì Thái thú khi ấy Tô Định dùng biện pháp khắc chế, nên Trưng Trắc cùng phẫn mà nổi dậy. Hán thư không đưa ra lý do Thi Sách bị giết, trong khi Việt sử thì chỉ có Đại Việt sử ký toàn thư ghi lý do này, Đại Việt sử lược trước đó thì không.
Theo một số học giả như Đào Duy Anh, Trần Quốc Vượng,...do chính sách đồng hóa gắt gao và bóc lột hà khắc của nhà Đông Hán đối với người Việt tại Giao Chỉ đương thời[11][12], các Lạc tướng người Việt liên kết với nhau để chống lại nhà Hán. Trưng Trắc kết hôn với con trai Lạc tướng ở Chu Diên là Thi Sách, hai nhà cùng có chí hướng chống Hán. Khoảng năm 39-40, nhằm trấn áp người Việt chống lại, Thái thú Tô Định giết Thi Sách.
Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Giang nay là xã Hát Môn huyện Phúc Thọ Hà Nội[13]. Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ[14][15]. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Tô Định phải chạy về Nam Hải (Trung Quốc).
Các quận Nam Hải, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Hai bà lấy được 65 thành ở Lĩnh Nam. Trưng Trắc tự lập làm vua, xưng là Trưng Nữ Vương, hay còn gọi Trưng Vương.
Cai trị[sửa | sửa mã nguồn]
Hai Bà Trưng cai trị lãnh thổ vùng Lĩnh Nam của người Việt, tương đương với Bộ Giao Chỉ của nhà Hán trong 3 năm. Thời gian cai trị ngắn ngủi và phải toan tính chuẩn bị chống lại cuộc chiến của nhà Hán khiến Hai Bà Trưng không có hoạt động gì đáng kể trong việc xây dựng lãnh thổ mà mình cai quản.
Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng
Do thời gian cai trị của Hai Bà Trưng không dài và không còn tài liệu để khôi phục lại hệ thống tổ chức bộ máy thời Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, các sử gia căn cứ trên các sử liệu liên quan đến sự cai trị của nhà Hán trước và sau thời Hai Bà Trưng cho rằng, về cơ bản Hai Bà Trưng vẫn duy trì hệ thống quản lý của nhà Hán trước đó, do người Việt nắm giữ[16].
Các quận, huyện do nhà Hán lập ra trên đất Nam Việt cũ. Sử sách xác nhận Hai Bà đóng đô ở huyện Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ[5]. Dưới đây là danh tính 56 huyện thành mà Hai Bà Trưng giành được:
Quận Giao Chỉ[sửa | sửa mã nguồn]
Quận Giao Chỉ được xác định vị trí là đất Bắc Bộ Việt Nam và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) hiện nay (từ sông Uất hay Tây Giang về phía nam), trừ đi những phần đất sau:
Góc miền núi tây bắc ngoài phạm vi thống trị của nhà Hán.Góc tây nam Ninh Bình thuộc về huyện Vô Công, quận Cửu ChânVùng duyên hải từ tỉnh Thái Bình đến huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình khi đó chưa được bồi đắp thành đất liền (vẫn là biển)[17].Quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện (縣) như sau[18]:
Liên Lâu (羸婁 hoặc 羸𨻻 hoặc 𨏩𨻻): tương đương phần lớn tỉnh Bắc Ninh. Địa danh này hay bị dịch lầm là "Luy Lâu" hoặc "Liên Lâu".An Định (安定): tương đương miền Hải Dương và Hưng Yên, ở giữa sông Thái Bình và sông Hồng.Câu Lậu (苟漏 hoặc 笱屚 hoặc 句屚): tương đương tỉnh Nam Định và Ninh Bình, không kể vùng đông nam Nam Định và phía nam Ninh Bình lúc đó vẫn là biển, chưa được bồi đắp.Mê Linh (麊泠 hoặc 麋泠): gồm khu vực tây bắc tỉnh Vĩnh Phúc, tây bắc tỉnh Hà Tây cũ và tỉnh Yên Bái.Khúc Dương (曲昜): tương đương huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, huyện Đông Triều và Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh trải lên phía bắc tới vùng Khâm châu thuộc Quảng Tây, Trung Quốc.Bắc Đái (北帶): tương đương huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang và huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương.Kê Từ (稽徐): tương đương huyện Lạng Giang và huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.Tây Vu (西于): tương đương tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, phía bắc Hà Tây cũ và Hòa Bình.Long Uyên (龍淵): Tức Long Biên (龍編) về sau, tới thời thuộc Đường kiêng húy Đường Cao Tổ là Lý Uyên (李淵) mới đổi là Long Biên. Địa bàn tương đương gồm trung tâm Hà Nội và các huyện Hoài Đức, Thường Tín (Hà Nội), Khoái Châu (Hưng Yên), huyện Thuận Thành, huyện Quế Võ và Yên Phong tỉnh Bắc Ninhtrở lên phía bắc, bao gồm cả các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng và một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Đây là huyện lớn nhất mà các đời sau còn chia tách để lập ra các quận, huyện khác.Chu Diên (朱鳶): tương đương phía nam tỉnh Hà Tây cũ, huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Nam.Quận Cửu Chân[sửa | sửa mã nguồn]
Quận Cửu Chân thời Hán được xác định vị trí từ góc tây nam tỉnh Ninh Bình đến tỉnh Hà Tĩnh hiện nay[19].
Quận trị Cửu Chân được xác định ở huyện Tư Phố. Cửu Chân gồm có bảy huyện như sau[20]:
Vô Thiết (無切): tương đương với Nho Quan, Yên Khánh tỉnh Ninh Bình hiện nay.Vô Biên (無編): tương đương huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành tỉnh Thanh HóaTư Phố (胥浦): địa bàn tương đương huyện Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa và bắc Diễn Châu tỉnh Nghệ AnCư Phong (居風): tương đương phía tây nam tỉnh Thanh HóaDư Phát (餘發): tương đương các huyện Nga Sơn và Hậu Lộc tỉnh Thanh HóaĐô Lung (都龐): tương đương vùng thượng lưu sông MãHàm Hoan (咸驩 hoặc 咸懽 hoặc 鹹驩): tương đương Nghệ An và Hà Tĩnh, là huyện lớn nhất ở cực nam Cửu Chân.Quận Nhật Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Vị trí Nhật Nam được xác định là từ Quảng Bình tới địa giới Bình Định, Phú Yên hiện nay[21].
Nhật Nam gồm có 5 huyện như sau[22]:
Tây Quyển (西卷): vùng sông Gianh, bắc Quảng Bình.Chu Ngô (硃吾): khoảng sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.Lô Dung (盧容): miền Thừa Thiên, lưu vực sông Hương và sông Bồ.Ty Ảnh (比景): nam Quảng Bình, khoảng từ sông Nhật Lệ đến sông Bến Hải.Tượng Lâm (像林): từ đèo Hải Vân đến mũi Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên).Quận Hợp Phố[sửa | sửa mã nguồn]
Quận Hợp Phố gồm 5 huyện: Hợp Phố (合浦), Từ Văn (徐聞), Cao Lương (高涼), Lâm Nguyên (臨元), Chu Nhai (朱崖).
Hợp Phố được xác định vị trí là vùng duyên hải vịnh Bắc Bộ tỉnh Quảng Tây và địa cấp thị Trạm Giang tỉnh Quảng Đông.
Quận Thương Ngô[sửa | sửa mã nguồn]
Quận Thương Ngô gồm có 10 huyện: Quảng Tín (廣信), Tạ Mộc (謝沐), Cao Yếu (高要), Phong Dương (封陽), Lâm Hạ (臨賀), Đoan Khê (端谿), Phùng Thừa (馮乘), Phú Xuyên (富川), Lệ Phổ (荔浦), Mãnh Lăng (猛陵).
Thương Ngô thời Hán được xác định vị trí tương đương với khu vực dãy núi Đô Bàng tỉnh Quảng Tây, phía đông núi Đại Dao, địa cấp thị Triệu Khánh tỉnh Quảng Đông, phía tây huyện cấp thị La Định, huyện Giang Vĩnh tỉnh Hồ Nam, phía nam huyện Giang Hoa, huyện Đằng tỉnh Quảng Tây, phía bắc thị xã Tín Nghi tỉnh Quảng Đông.
Quận Uất Lâm[sửa | sửa mã nguồn]
Quận Uất Lâm thời Hán gồm có 12 huyện: Bố Sơn (布山), An Quảng (安廣), Hà Lâm (河林), Quảng Đô (廣都), Trung Lưu (中留), Quế Lâm (桂林), Đàm Trung (譚中), Lâm Trần (臨塵), Định Chu (定周), Lĩnh Phương (領方), Tăng Thực (增食), Ung Kê (雍雞).
Uất Lâm được xác định vị trí là từ các địa cấp thị Nam Ninh, Bách Sắc đến đại bộ phận Liễu Châu, phía bắc Ngọc Lâm, phía đông và phía nam Hà Trì đều thuộc Quảng Tây.
Quận Nam Hải[sửa | sửa mã nguồn]
Quận Nam Hải gồm có 6 huyện: Phiên Ngung (番禺), Trung Túc (中宿), Bác La (博羅), Long Xuyên (龍川), Tứ Hội (四會), Yết Dương (揭陽).
Nam Hải được xác định vị trí bao trùm tỉnh Quảng Đông và phần đất phía đông nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay.
Như vậy tổng số huyện thành đương thời chỉ có 54 huyện. Ngô Sĩ Liên dẫn thêm 2 huyện mới đặt trong quận Giao Chỉ là Vọng Hải và Phong Khê do Mã Viện mới tách đặt sau thời Hai Bà Trưng, được chép gộp vào danh sách các huyện thuộc Giao Chỉ lúc đó, tổng cộng là 56 huyện thành[23].
Những mặt khác[sửa | sửa mã nguồn]
Theo Viện Sử học, đội ngũ các cánh quân mới tập hợp của các Lạc hầu, Lạc tướng, thủ lĩnh địa phương chưa có điều kiện tổ chức theo kiểu chính quy thành các đơn vị, quân thứ kiểu hệ thống, cấp bậc quy củ như các triều đại sau này. Thành phần họ gồm bình dân trong kẻ, chạ… gia nô, nô tỳ thuộc quyền quản lý của các thủ lĩnh vùng. Các sử gia nhìn nhận lực lượng mới họp này chưa được tổ chức chặt chẽ nên có những yếu điểm bộc lộ trong cuộc chiến chống Mã Viện sau này[24].
Sử sách không ghi lại bất cứ hoạt động chính trị nào khác thời kì này. Ngoại trừ Viện Sử học ghi lại một sự kiện duy nhất liên quan tới kinh tế thời Hai Bà Trưng là Trưng vương cho xá thuế trong 2 năm cho dân chúng. Luật pháp chưa có văn bản chính thức. Các sử gia xác định luật thời Hai Bà Trưng là một thứ “tập quán pháp”, “luật tục” của nhiều đời trước được khôi phục và sử dụng điều hành xã hội[25][26].
Sách Hậu Hán thư của Phạm Diệp dẫn lời tâu báo của Mã Viện lên Hán Quang Vũ Đế rằng luật Việt khác với luật nhà Hán đến hơn 10 điều[27][28].
Thất bại[sửa | sửa mã nguồn]
Bài chi tiết: Chiến tranh Hán-Việt, 42-43
Ngày 30 tháng 1 năm Tân Sửu (41), nhà Hán thấy Trưng Trắc xưng Vương dấy quân đánh lấy các thành ấp, nên hạ lệnh cho các quận Trường Sa, Hợp Phố và Giao Châu sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, thông các núi khe, chứa thóc lương, cho Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Phù Lạc hầu Lưu Long làm phó tướng sang xâm lược.
Cánh quân bộ tiến vào vùng Đông Bắc Mã Viện tiến theo đường ven biển, san núi làm đường hơn nghìn dặm, đến Lãng Bạc (ở phía tây Tây Nhai của La Thành)[29]đánh nhau với vua. Quân Nam bấy giờ ô hợp, rất nhiều thủ lĩnh không phục hai vua là đàn bà, lớp tan rã, lớp tự ly khai. Hai bà thấy thế giặc mạnh lắm, không chống nổi, bèn lui quân về giữ Cấm Khê (sử chép là Kim Khê).
Năm Quý Mão (43), Hai Bà Trưng chống cự lại với quân nhà Hán ở Cấm Khê, thế cô bị thua, đều tử trận[30].
Tướng Đô Dương tiếp tục cầm quân chống lại quân Hán đến cuối năm 43. Mã Viện đuổi theo đánh quân còn sót lại huyện Cư Phong, cuối cùng lực lượng này cũng bị dẹp. Ngoài các cừ súy bị giết, hơn 300 cừ súy người Việt bị bắt và đày sang Linh Lăng (Hồ Nam). Mã Viện thu gom, phá hủy nhiều trống đồng và đúc rồi dựng cột đồng (tương truyền ở trên động Cổ Lâu châu Khâm)[31] làm giới hạn cuối cùng của nhà Hán, và khắc lên đó dòng chữ thề: "Cột đồng gãy thì Giao Chỉ diệt" (Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt)[32].
Từ đây, nước Việt lại thuộc quyền kiểm soát của nhà Hán, bắt đầu thời Bắc thuộc lần 2. Thời kỳ Hai Bà Trưng chỉ kéo dài được hơn 3 năm.
Sau khi Hai Bà Trưng thất bại, chế độ giao quyền cai quản cấp huyện ở Bộ Giao Chỉ cho các Lạc tướng không còn, quyền lực của các Lạc tướng, Lạc hầu bị thủ tiêu. Theo như cách gọi của sử gia Madrolle thì chế độ bảo hộ chấm dứt, bắt đầu chế độ cai trị trực tiếp. Nhà Hán đặt quan lại cai trị đến cấp huyện[33].
Hậu duệ[sửa | sửa mã nguồn]
Theo các nhà khoa học, năm 43, một số tướng lĩnh của Hai Bà Trưng cùng những người không chịu khuất phục giặc phương Bắc đã di chuyển về phương Nam và lên thuyền ra biển. Khi đến Eo biển Malacca, họ đã định cư tại khu vực phía Tây đảo Sumatra của Indonesia và trở thành dân tộc Minangkabau ngày nay[34][35].
Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]
Sử gia Lê Văn Hưu viết trong Đại Việt sử ký toàn thư[5]:
Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương. Tiếc rằng nối sau họ Triệu cho đến trước họ Ngô, trong khoảng hơn nghìn năm, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay, làm tôi tớ cho người phương Bắc, há chẳng xấu hổ với hai chị em họ Trưng là đàn bà hay sao? Ôi ! Có thể gọi là tự vứt bỏ mình vậy
Theo sử gia Nguyễn Nghiễm thời Lê trung hưng[36]:
Trưng Vương là dòng dõi bậc thần minh, nhân lòng dân oán hận, nổi giận, khích lệ người cùng chung mối thù. Nghĩa binh đi đến đâu gần xa đều hưởng ứng, 65 thành ngoài miền Ngũ Lĩnh một buổi sớm đều thu phục được, người dân chịu khổ từ lâu, không khác gì đã ra khỏi vực thẳm được thấy mặt trời. Bà quả là bậc anh hùng khí khái hơn người. Tuy rằng quân mới tập hợp, bị tan rã khi đã thành công, cũng làm hả được lòng căm phẫn của thần dân một chút... Khi đất nước bị chìm đắm, thì hầu như lại được khôi phục do một nữ chúa ở Mê Linh. Lúc đó bậc con trai mày râu phải cúi đầu ngoan ngoãn tuân theo không dám làm gì, chẳng đáng thẹn lắm sao?
Vua Tự Đức viết trong Khâm định Việt sử Thông giám cương mục[37]:
Hai Bà Trưng thuộc phái quần thoa, thế mà hăng hái quyết tâm khởi nghĩa, làm chấn động cả triều đình Hán. Dẫu rằng thế lực cô đơn, không gặp thời thế, nhưng cũng đủ làm phấn khởi lòng người, lưu danh sử sách. Kìa những bọn nam tử râu mày mà chịu khép nép làm tôi tớ người khác, chẳng những mặt dày thẹn chết lắm !
Hai Bà Trưng và hàng chục, hàng trăm nữ tướng tham gia phong trào kháng Hán, được ngưởi Việt Nam hiện đại xem là một biểu tượng đáng tuyên dương và tôn sùng. Theo quan điểm này, việc khởi nghĩa này đã góp phần tạo nên truyền thống anh hùng bất khuất cho giới nữ và cho cả dân tộc Việt Nam. Nguyên lý Mẹ và sắc thái bình quyền trai gái in đậm nét trong nền văn hóa dân tộc - dân gian Việt Nam đến nỗi nhiều học giả cho rằng đấy là điểm vượt trội không còn phải bàn cãi gì nữa của Việt Nam so với Trung Quốc và phương Tây[38]
“ | ... trong khoảng năm thứ 40 sau Công nguyên, hai chị em người Việt Nam là Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa chống ngoại xâm, thức tỉnh tinh thần độc lập. Đó là lần đầu tiên trong lịch sử mà người dân Việt Nam đứng lên vì nền độc lập cũng như niềm tự hào của mình | ” |