Tham khảo:
Văn học dân gian là nguồn cảm hứng sáng tác hoặc chất liệu thường được các nhà văn, nhà thơ sau này sử dụng trong các tác phẩm của mình. Góp phần giữ gìn và phát huy, sáng tạo các giá trị văn học Việt Nam.
- Ví dụ trong bài thơ Thương vợ của Tú Xương có sử dụng chất liệu văn học từ dân gian là các câu thành ngữ:
Một duyên hai nợ âu đành chịu
Năm nắng mười mưa dám quản công
- Hoặc trong thơ của Nguyễn Trãi, trong dân gian có câu thành ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, Nguyễn Trãi đã sáng tạo ngôn ngữ dân tộc lại:
Ở đáng thấp thì nên đáng thấp
Đen gần mực, đỏ gần son”
(Báo kính cảnh giới -21)
- Hoặc câu thành ngữ “Tay làm ham nhai, tay quai miệng trễ” và “Miệng ăn núi lở” , được tác giả gọt giũa, cách điệu hóa và nâng lên diễn đạt thành câu thơ như một lời khuyên răng về việc lao động:
Tay ai thì lại làm nuôi miệng
Làm biếng ngồi ăn lở núi non
(Báo kính cảnh giới - 22)