Sau khi Ngô Quyền mất, triều đình lục đục và tranh giành nhau ngôi vàng. Trong khi đó, quân cát cứ ở địa phương nổi dậy, chia đất nước thàng 12 vùng, lập chính quyền riêng. Đất nước chia cắt, ruộng đồng, làng mạc bị tàn phá. Bên ngoài, quân thù đang lăm le xâm lược bờ cõi nước ta
Năm 938, Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán tại cửa sông Bạch Đằng, lập nên triều đại nhà Ngô, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho đất nước ta. Sau hơn năm 06 nhiếp chính, năm 1944, Ngô Quyền mất, ngai vàng bị bỏ ngỏ. Lúc này, do hai con trai của ông là Ngô Xương Văn và Ngô Xương Ngập còn quá trẻ tuổi, chưa thể cai trị và giữ vững vương quyền, triều đình trở nên lục đục, đấu đá, tranh giành ngai vàng. Lúc này, viên quan Dương Tam Kha đã thừa cơ đoạt quyền, xưng là Bình Vương. Đất nước chìm vào rối ren, các phe phái trong triều giương cờ nổi loạn khắp nơi.
Đến năm 950, sau khi nhận được sự ủng hộ của nhiều tướng sĩ, Ngô Xương Văn đem quân lật đổ Dương Tam Kha, lên ngôi vua và mời Ngô Xương Ngập về cùng cai quản đất nước. Tuy đất nước đã có vua nhưng ngọn lửa tranh quyền, đoạt vị giữa các phe phái vẫn cháy âm ỉ. Ngay sau khi Ngô Xương Văn mất (năm 965), ngọn tranh giành chính quyền bùng lên nhanh chóng, đất nước rơi vào tình trạng cát cứ, loạn lạc, hỗn chiến giữa các phe phái xảy ra triền miên. Ruộng đồng, làng mạc bị tàn phá nặng nề, đời sống nhân dân khổ cực; các nước láng giềng đang lăm le xâm lược.