Đề cương ôn tập văn 7 học kì II

H24

- Giải thk câu tục ngữ : '' Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn ''

P/s : Hồi chiều vừa mới thi mà không bt làm có hay không nữa !!! Sad story :<<<

#J

TP
9 tháng 5 2019 lúc 17:30

I. Mở bài:
-
Giới thiệu về vai trò của ca dao trong đời sống tình cảm của người dân Việt Nam
- Khái quát mảng ca dao nói về tình cảm gia đình, tình cảm dân tộc.
- Trích dẫn câu ca dao:
"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Nghĩa đen: Bầu, bí là loại cây leo khác nhau về hình dáng, màu sắc nhưng cùng là loại thân mềm, tuy khác nhau về giống nhưng cùng chung điều kiện sống, cùng chung một số phận ( cùng trên một dàn).
- Nghĩa bóng: Sống ở trên đời không ai giống ai, mỗi người một số phận, nhưng không nên vì vậy mà chia rẽ, mọi người hãy biết đùm bọc, nhường nhịn, chia sẻ, yêu thương nhau.
2. Nêu nguyên nhân của lời khuyên.
- Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam:
+ "Nhiếu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
"
+ "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
+ "Lá lành đùm lá rách"
- Thực tiễn chứng minh nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
+ Xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh.
+ Góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống.
+ Tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.
3. Cách thức để thực hiện lời khuyên đó.
- Tự nguyện, chân thành, kịp thời, không tính toán vụ lợi.
- Giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
4. Chứng minh tính chất đúng đắn của lời khuyên đó.
- Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương...)

- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.

III. Kết bài:
-
Khái quát lại nội dung câu ca dao và khẳng định lại giá trị của nó: luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi dân tộc và thời đại.

Bình luận (0)
MN
8 tháng 5 2019 lúc 21:43

Từ xa xưa, ông cha ta đã đúc kết ra biết bao bài học hay và sâu sắc như bài học về lòng hiếu thảo, sự kiên trì, lòng dũng cảm,..và một trong số đó chính là tinh thần đoàn kết, sẻ chia. Có thể nói, dân tộc ta là một dân tộc giàu truyền thống thương thân, thương ái, lịch sử hàng nghìn năm qua đã chứng minh cho câu tục ngữ của thế hệ trước “Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Có lẽ, mỗi chúng ta, ai cũng đã từng nghe đến hai loại quả “bầu” và “bí” , đó là hai thứ khá quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Cả hai loại quả này đều thuộc dạng cây leo, sống trên giàn. Ở đây, ‘chung một giàn” tức là chúng được người nông dân đem trồng chung trên một giàn cây. Vượt ra khỏi tầng nghĩa ấy, “bầu” và “bí” có thể hiểu là những con người với những hoàn cảnh khác nhau, đến từ những nơi khác nhau, không cùng chung nòi giống, dòng máu,..Hai câu ca dao ngắn gọn nhưng giống như một lời đề nghị tha thiết, chân thành của những người bạn gắn bó sâu sắc, “tuy rằng khác giống” tuy không cùng bản sắc nhưng “chung một giàn” tức là cùng sống trong một tập thể, một xã hội thì hãy “thương” lấy nhau hay chính là giúp đỡ, sẻ chia, đùm bọc nhau cùng vượt qua khó khăn, thử thách, cùng tận hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc.

Khi ta sống trong một tập thể, một gia đình, một đất nước,..thì mọi con người trong tập thể ấy đều phải có cùng chí hướng, cùng lý tưởng để đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu. Muốn vậy thì bất cứ ai bên cạnh việc ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình thì cũng phải ý thức được một điều quan trọng không kém, đó chính là tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ, sẻ chia lẫn nhau. Nó chính là chiếc chìa khóa để ta có thể vượt qua bất kỳ khó khăn, gian nan, thử thách nào. Có thể thấy rất rõ, mỗi khi Tổ Quốc lâm vào hoàn cảnh gian nan, tinh thần ấy lại sôi sục, cuộn trào lên mạnh mẽ. Trong thời chiến, nhân dân ta đã góp gạo, xây dựng chiến lũy , đồng lòng cùng chiến sĩ đánh giặc, bảo vệ đất nước. Ngày nay, trước mỗi hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, nhân dân ta lại cùng nhau tổ chức các chương trình, xây dựng quỹ từ thiện để giúp đỡ một phần hoàn cảnh những mảnh đời bất hạnh.

Một con người không thể tự mình vượt qua bao khó khăn, thử thách mà cuộc đời đặt ra, trong hoàn cảnh ấy, bất cứ ai cũng sẽ cần một bàn tay nắm lấy mình, cùng mình vượt qua. Khi ta nhận được sự giúp đỡ, sẻ chia, ta sẽ như có thêm sức mạnh để thực hiện được mục đích của mình, ta có thêm sự tự tin để thể hiện bản thân. Chắc hẳn, sẽ khó có ai mà quên được kỳ tích U23 Châu Á vừa qua, những chàng “dũng sĩ” đã đem lại niềm vui, làm dạng ranh dân tộc. Để làm nên kỳ tích ấy, bên cạnh sự quyết tâm, tin tưởng, dũng cảm chiến đấu hết mình, thì không thể không kể đến tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, vượt qua những giờ phút gian nan, khắc nghiệt để đi đến thành công. Sẽ chẳng có một ngôi sao nào tỏa sáng trên đất Thường Châu ngày ấy nếu không có những ngôi sao khác cùng nhau thắp lên, cùng nhau hỗ trợ cho ngôi sao ấy sáng rực rỡ. Đúng hư câu nói “Đoàn kết là sức mạnh”, mỗi một ngọn lửa sức mạnh nhỏ kết lại với nhau sẽ thành một ngọn đuốc rực cháy với sức mạnh phi thường, và chính lịch sử dân tộc từ xưa đến nay đã cho thấy điều đó.

Ngoài ra, hơn tất cả, cuộc sống này vẫn còn rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn cần đến sự giúp đỡ, sẻ chia. Có những người sinh ra đã thiệt thòi, không được may mắn như những người khác, vậy nên, một tấm lòng, một tình yêu thương, một sự giúp đỡ sẽ là ngọn lửa để họ sưởi ấm, lấp đầy trái tim lạnh giá, thiếu thốn này. Hãy cho đi và ta sẽ nhận lại xứng đáng. Thế hệ chúng ta hôm nay, cần giữ gìn và phát huy tinh thần thương thân thương ái, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau bằng cách luôn mở lòng, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên, cũng cần tỉnh táo để phân biệt được cái đúng cái sai, cái thật cái giả. Tránh ngông cuồng, cổ xúy cho những hiện tượng mà đi ngược lại với quy luật đất nước, không nên sống vô cảm, thờ ơ, ích kỷ. Những con người như vậy sẽ vĩnh viễn chẳng thể nào có được tình yêu thương, sự sẻ chia từ những người xung quanh.

Cây có một chiếc lá thì không thể gọi là cây, nhưng nhiều chiếc lá thì có thể sẽ thay đổi được kết quả. Dù những chiếc là gặp gỡ nhau có là lá lành hay lá rách, thì khi tụ chung lại, chúng vẫn cùng ở trên một chiếc cây, cùng mang lại màu xanh, mang lại sức sống cho cây. Vậy thì bạn sẽ chọn là chiếc lá duy nhất hay sẽ chọn là một chiếc lá bất kì trong vô vàn chiếc lá khác?

Bình luận (0)
TV
8 tháng 5 2019 lúc 21:49
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống tương thân tương ái, luôn giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày cả những khi khỏe mạnh đến khi đau ốm. Đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta gìn giữ qua hàng ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể tìm thấy nhiều câu ca dao tục ngữ viết về được các cụ truyền lại để tìm thấy được những lời khuyên hữu ích cho mình. Và một trong số những câu tục ngữ thể hiện rõ nét nhất chính là câu ca dao:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Qua câu tục ngữ trên ta có thể thấy rằng ông cha ta đã sử dụng những loại rau rất gần gũi với người Việt là “bầu” và “bí” để gửi gắm những lời khuyên sâu sắc đến thế hệ mai sau. Về nghĩa đen bầu với với bí đều là những loại thân leo thường được người nông dân trồng phổ biến ở những bờ ao, góc vườn, góc sân , do đặc tính cây là thân leo nên hai loại cây thường trồng người Việt trồng chung với nhau trên một giàn. Có lẽ vì vậy, hình ảnh bầu, bí gần gúi thân thiết bên những góc nhỏ trong nhà đã trở thành hình ảnh quen thuộc của người nông dân.
Cùng chung điều kiện sống, cùng chia nhau những khó khăn của thời tiết con người nên chăm sóc nên chẳng có cớ gì phải ganh ghét nhau. Hai loài cây tường như vô tri vô giác ấy mà lại quấn quýt yêu thương, khiến con người phải ngưỡi mộ. Bí không vì quả mình dài, mà ganh ghét tị nanh với bầu tròn mà cũng chẳng vì sắc hoa của bí vàng rực rỡ mà chê màu trắng của bầu xấu xí thua hơn.
Tại sao lại như vậy? Là bởi vì dù khác giống nhưng hai loại cây vẫn chung một họ, vẫn chung nhau vui buồn số phận với nhau. Nếu mưa thuận gió hòa thì cùng nhau chung hưởng, nếu khô hạn mưa dầm thì cùng nhau vượt qua giông bão.
Bằng việc sử dụng những hình ảnh gần gũi thân quen trong cuộc sống đời thường cha ông ta đã để lại cho thế hệ mai sau một lời khuyên giản dị nhưng vô cùng thiết tha. Là hãy yêu thương nhau, vì cũng là con cháu một dân tộc. Chúng ta có chung nhau một quê hương, một nguồn cội vinh nhục của những người khác cũng là vinh nhục của chính ta.
Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là hãy yêu thương những người anh em ruột thịt họ hành thân thiết của chúng ta. Chúng ta có chung nhau ông bà, bố mẹ dù biết rằng mỗi người một tính không thể lúc nào cũng vui vẻ hòa hợp nhưng “Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” . Vì vậy, đã là anh em trong gia đình là phải biết yêu thương nhau, che trở giúp đỡ nhau.
Không chỉ có anh em, họ hàng thân thiết mà còn có cả những người hàng xóm láng giếng. Họ chính là “bí” khác giống với “bầu” nhưng đã cùng nhau chung hoàn cảnh sống, là những người ngay sát cạnh ta để đỡ đần, cứu giúp ta những lúc nguy khốn. Chúng ta “tắt lửa tối đèn” có nhau vì vậy, phải đoàn kết, yêu thương nhau thì “giàn” của chúng ta mới vững mạnh và ngày càng phát triển. Vì vậy, để nói rõ hơn về tầm quan trọng của những người làng xóm tuy không chung dòng máu nhưng lại vô cùng thân thiết ông bà ta khuyên “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” là vì thế.
Suy rộng ra của công ca dao trên có nghĩa là toàn thể dân tộc Việt Nam đều có chung một nguồn cội đó chính là con “con rồng, cháu tiên” . Chúng ta cùng nhau sống trên một lãnh thổ . Vì vậy, dù trên đất nước ta có 54 dân tộc nhưng đó là 54 danh tộc anh em, là người trong một nhà. Phải biết yêu thương, giúp đỡ nhau những lúc khó khăn: “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng.”
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng là trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ khi cả dân tộc ta nắm tay nhau quyết hi sinh tất cả để giành độc lập và bảo vệ non sông nước nhà chúng ta đã chiến thắng mọi thế lực hùng mạnh nhất. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa nhưng những mất mát do chiến tranh và thiên nhiên để lại vẫn luôn luôn cần được mọi người giúp đỡ. Thật vậy, khi cả dân tộc ta hướng về miền Trung, về miền núi hay hải đảo xa xôi thì có rất nhiều những mạnh thường quân, những con người đã không tiếc tiền bạc công sức của mình để chung tay cùng nhau vượt qua khó khăn
Và trong thời đại ngày nay, khi xã hội toàn cầu hóa chúng ta có thể hiểu nghĩa rộng hơn của câu ca dao trên là cũng là loài người sống trên trái đất chúng ta phải biết yêu thương nhau, chia sẻ với nhau để chiến tranh không còn và xã hội ngày càng phát triển. Câu ca dao là lời dạy ấm áp tình người, khuyên chúng ta biết bỏ đi cái vị kỷ cá nhân để mở rộng tấm lòng yêu thương.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TP
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CD
Xem chi tiết
NG
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
AY
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết