Giữa một vùng đá sỏi khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Hình ảnh ấy tạo một cảm giác cô đơn, lạc long, thậm chí là bị đày đọa nhưng bông hoa nhỏ ấy vẫn kiên cường, hiên ngang. Nó chống chọi với những điều đó với tất cả sức lực nhỏ bé mà bền bỉ, như cánh chim bé nhỏ chao lượn giữa cơn giông bão tìm đường về tổ và cuối cùng nó đã chiến thắng. Chiến thắng tất cả những khó khăn, gian khổ ấy mà trở thành một đóa hoa đẹp, bừng cháy sức sống, nó vượt lên những sỏi đá khô cằn, giữa nắng gắt để trở thành một điểm chấm phá trên bức tranh hoang mạc nóng bỏng và khắc nghiệt. Đó thực sự là phép màu của Chúa, là một trong rất nhiều những điều kì diệu của cuộc sống này, như một câu chuyện cổ tích. Và hơn nữa, đó còn là một trong những bài học giản dị, sâu sắc và cũng tuyệt vời nhất mà cuộc sống đã dành tặng cho chúng ta.
Trong đời, ai chẳng đôi lần gục ngã trước những khó khăn, thách thức. Tất cả như đám mây đen khổng lồ, che lấp những tia sáng của tương lai, làm cho chúng ta kiệt quệ, mỏi mệt, mất ý chí chiến đấu, muốn buông xuôi. Và đây cũng là lúc chúng ta đối mặt với chính mình, là thời khắc mà những quyết định sẽ ảnh hưởng đến quãng đời còn lại của chúng ta. Lòng dũng cảm, bản lĩnh, sự quyết đoán… tất cả sẽ được thể hiện một cách rõ nhất.
Kì diệu thay, có những người khi gặp khó khăn, trắc trở thì họ trở nên cứng rắn, mạnh mẽ hơn cho dù họ vẫn có thể thất bại nhưng họ đã cố gắng đến giây phút cuối cùng. Họ nhận thức được rằng, một khi họ buông xuôi, họ sẽ mất tất cả. Công sức học hành bấy lâu, tiền bạc thời gian…những thứ đó sẽ tan biến cùng với đám mây đen đang vần vũ trên bầu trời. Họ đã được Thượng đế ban cho một món quà mà không phải ai cũng có, đó chính là nghị lực. Với món quà này, họ đã biến những nỗi tủi nhục, đắng cay thành một thứ vũ khí sắc bén mà không có một loại khí tài nào trên Trái đất này có thể sánh được. Họ đã vượt qua chông gai để xua tan đám mây đen ấy. Và ánh sáng đã trở lại, tâm hồn họ có thể bị chai sạn, vùi dập nhưng nó đã trở nên mạnh mẽ và thiêng liêng hơn bao giờ hết.
Họ biết rằng dù con đường có đẹp đến mức nào cũng phải trả giá bằng những mũi gai đau đớn, bằng máu và nước mắt… “ chặng đường nào trải bước trên hoa hồng. Bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang đi qua muôn ngàn sóng gió. Lời hứa ghi trong tim mình. Vẫn bước đi hiên ngang đầu ngẩng cao…” ( trích bài hát “ Đường đến ngày vinh quang”). Nhưng cuộc sống đâu phải chỉ có những điều tuyệt vời như thế, bên cạnh đó vẫn có những kẻ hèn nhát, yếu đuối, dễ dàng từ bỏ những ước mơ của mình. Họ sẵn sàng vứt bỏ tất cả hoài bão để sống một cuộc đời vô vị, tẻ nhạt thậm chí là tàn tạ, vật vờ. Họ như một chiếc bóng lẻ loi, đơn chiếc cứ đi đi về về trong cái xã hội nhộn nhịp, năng động này. Suốt đời lẩn tránh, sống ủ rũ và khi về già, chắc chắn họ sẽ nuối tiếc những tháng ngày lãng phí vì đã không sống hết mình, hối tiếc vì đã chấp nhận làm một bông hoa úa tàn, khô héo, không tô điểm cho đời.
Vâng , chúng ta sẽ vượt qua tất cả khó khăn, trắc trở. Cho dù con đường hoa hồng có nhiều gai đi thế nào chăng nữa thì nó vẫn là con đường của vinh quang, của thành công và theo một câu nói khá nổi tiếng thì trên con đường này “ không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Thân xác có thể tả tơi, mỏi mệt nhưng ý chí ta vẫn luôn tồn tại một hạt giống của khát vọng và hoài bão. Hạt giống ấy rồi sẽ đâm chồi nảy lộc, sẽ trở thành một đóa hoa dại đẹp đẽ tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta vượt qua những ghềnh thác cheo leo, đi đến bến bờ của những giấc mơ. Đau đớn, tủi nhục, nước mắt sẽ tan biến khi chúng ta đi hết con đường và chạm tay vào đỉnh vinh quang. Mặt trời sẽ chiếu sáng, vầng dương sẽ cài lên vai chúng ta vinh quang của những người chiến thắng, ta sẽ ngẩng cao đầu và tự hào vì chúng ta đã đấu tranh không mệt mỏi với những phút giây yếu mềm của bản thân và những gian nan chồng chất. Những bông hoa dại sau khi vượt qua những điều khắc nghiệt của thiên nhiên đã nở. “ Ngày đó, ngày đó sẽ không xa xôi và chúng ta là người chiến thắng. Đường đến những ngày vinh quang không còn xa”.
Cuộc đời vẫn trôi đi, những khó khăn khác lại đến và chúng ta phải chiến đấu một cách ngoan cường. Hãy sống và đấu tranh cho đến lúc nào sức tàn lực kiệt, ta không phải nuối tiếc về những tháng ngày tuổi trẻ bị hoài phí. Những gian truân vất vả sẽ trở thành những chiến công bất diệt trong trái tim của mỗi con người. Vì loài hoa dại kia sẽ úa tàn và chúng ta cũng không sống mãi, nhưng những dấu chân mà chúng ta đã in trên đường đời, những thành công trong cuộc sống sẽ tô thắm cho bức tranh cuộc sống muôn màu kia, như loài hoa dại ấy đã gợi lên sức sống cho vùng sỏi đá khô cằn.
DÀN BÀI (Gợi ý)
Mở bài:
- Câu nói miêu tả hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi nhiều suy tưởng đẹp.
- Là biểu tượng của nghị lực, và ý chí vươn lên của con người trong những hoàn cảnh khốc liệt, khó khăn.
Thân bài:
1. Giải thích:
- Hình ảnh “vùng sỏi đá khô cằn” gợi liên tưởng, suy nghĩ về điều kiện sống khắc nghiệt, đầy khó khăn. Nói cách khác là nơi sự sống khó sinh sôi, phát triển.
- Hình ảnh “cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”: cây hoa dại sống giữa tự nhiên lặng lẽ mà kiên cường, nó tự thích nghi với hoàn cảnh, vượt lên điều kiện khắc nghiệt để sống và nở hoa.
- Câu nói mượn hiện tượng thiên nhiên mà gợi suy nghĩ về thái độ sống của con người: cho dù hoàn cảnh có khắc nghiệt đến đâu, sự sống vẫn hiện hữu, cái đẹp vẫn tồn tại. Con người phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
2. Phân tích, chứng minh:
- Trong thế giới tự nhiên, cây cối, cỏ hoa luôn ẩn chứa sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, sẵn sàng thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt.
· Nơi sa mạc nóng bỏng, cây xương rồng vẫn mọc lên, vẫn nở hoa, những bông hoa nép mình xù xì gai nhọn.
· Ở cánh đồng băng Nam Cực, các nhà khoa học sững sờ khi thấy dưới lớp băng dày vẫn lấm tấm những đám địa y…
- Với con người, những thử thách, khó khăn của thực tế đời sống luôn đặt ra. Nên con người phải có cách nhìn, thái độ sống tích cực, không đầu hàng nghịch cảnh, không buông xuôi phó thác cho số phận.
· Nhà văn Nga vĩ đại M.Go-rơ-ki – một cuộc đời sớm chịu những nỗi đắng cay, nghiệt ngã, đã không ngừng học tập, tự học để vươn lên khẳng định tài năng và đi đến thành công.
· “Hiệp sĩ công nghệ” Nguyễn Công Hoàng sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã: không thể tự mình di chuyển, khả năng ngôn ngữ hạn chế. Vậy mà người thanh niên đó đã sống bằng nghị lực, quyết tâm học tập và nghiên cứu phần mềm tin học, cuối cùng anh đã thành công.
3. Bình luận:
- Khẳng định sự sâu sắc của một bài học về thái độ sống tích cực.
- Phê phán một bộ phận người trong xã hội chỉ vì không vượt qua được hoàn cảnh khó khăn mà tự đánh mất mình.
4. Liên hệ bản thân:
- Bài học rất có ý nghĩa với người trẻ tuổi, nhắc nhở quan niệm sống không đầu hàng số phận, hãy sống như loài hoa kia vượt lên sỏi đá để tồn tại.
- Nhìn tấm gương của những bạn học sinh cùng kiệt vượt khó tự soi lại chính mình.
Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa của hiện tượng trên.
Không phải dĩ nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lí tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống – một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt, rừng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người.
Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến môi trường sống của con người?
Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Hãy thử tưởng tượng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm, nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ tác động đến cuộc sống của người dân. Nói cách khác, không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt. Cuộc sống con người không chỉ được quyết định bởi yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khách quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vừng đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống của con người. Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió, ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão phá hoại mùa màng, làng xóm. Không chi thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và làm phân xanh.. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
Rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quí hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao. Ở mỗi tầng là một môi trường, hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim… đó là những loài động vật quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của chúng chính là rừng – thiên nhiên hoang dã.
Trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu,… rồi các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng,…
Bên cạnh đó, rừng còn là môi trường sinh thái trong lành, một địa điểm du lịch lí thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn. Ảnh hưởng lớn và có tinh chất quyết định đến sự sống con người, rừng còn rất có ích với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, dụ lịch, dịch vụ… Hiểu rõ được những lợi ích và ảnh hưởng của rừng, ta mới thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó như thế nào.
Đất nước ta ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi – một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quán trọng của rừng, rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi, nhất là những người dân thiếu hiểu biết “đốt nương làm rẫy”, khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng, hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai thác rừng trái phép để kiếm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác rtìtag bừa bãi, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được. Rừng U Minh rộng lớn, phong phú là thế, nhưng chỉ vì những con người thiếu ý thức, công tác quản lí kém mà hàng trăm, hắng nghìn hécta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và thiệt hại hàng trăm tỉ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia, những cánh rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây không còn nên những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra, nào là hạn hán, nào lũ lụt, nào sạt lở đất,..: làm thiệt hại bao tiền của và tính mạng của những người dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc? Những tai hại to lớn và khủng khiếp ấy đều chỉ vì sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.
Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người bị tàn phá, hủy hoại. Những loài động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị tuyệt chủng. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.
Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.
Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có những biện pháp thích hợp và quản lí chặt chẽ trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai thác hợp lí kết hợp với việc tái tạo rừng, nhiều khu rừng đã được phục hồi. Tác động của con người tới tái sinh tự nhiên là rất lớn bởi trong sự tái sinh tự nhiên thường gặp hoàn cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của cây con. Để khắc phục, người trồng rừng phải chủ động tạo hoàn cảnh sống thích hợp bằng cách chặt phá những cây, cành mọc quá rậm, phát bớt bụi để hạt tiếp xúc nảy mầm dễ và xới đất tơi xung quanh gốc.
Là học sinh, sinh viên chúng ta cổ thể góp sức nhỏ của mình trong công cuộc cải tạo rừng bằng cách tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng, hậu quả của việc khai thác rừng trái phép và có thể trồng cây quanh nhà để góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống trong xóm làng.
Hãy yêu quý và bảo vệ rừng để trái đất của chúng ta mãi mãi là “hành tinh xanh”. “Tổ quốc Việt Nam yêu dấu có sạch đẹp mãi được không, điều đó còn tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi”.
“Giữa một vùng sỏi đá khô cằn có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp”.Đây là một hiện tượng nhỏ nhoi không hiếm gặp mà ít khi con người để ý tới và cũng không ngờ rằng nó hàm ẩn một bài học giá trị và hết sức quí báu đối với cuộc sống của chúng ta
[T]rong thế giới rộng lớn này không phải nơi nào cũng mang một màu xanh tươi mát. Bên cạnh đó luôn tồn tại những gam màu tàn tro, xám xịt của những vùng đất không được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho sự màu mỡ và khí hậu ôn hòa. Ở nơi đó chỉ có đá sỏi khô cằn, thời tiết khắc nghiệt tưởng chừng như chỉ bắt gặp sự hoang vu trong cái nền tàn lụi và chết chóc.Nhưng điều không tưởng làm ta ngạc nhiên rằng trong những khe đá hẹp, trên mảnh đất chai sạn và trong cái nắng gay gắt ấy vẫn có những loài cây nhỏ bé mọc lên mạnh mẽ và nở những chùm hoa thật đẹp. Tuy hoang dại là thế, tuy có vẻ mỏng manh nhưng tiềm ẩn sâu bên trong là một sức sống ràn đầy sinh lực luôn luôn đấu tranh, chống lại với nắng cháy, gió bão, với đá sỏi để sinh tồn mạnh mẽ và tạo ra thành quả là những chùm hoa rực rỡ mang vẻ đẹp tuyệt vời.
[H]iện tượng ấy khiến ta không thể nào không liên tưởng tới thế giới con người. Thế giới mà chúng ta đang sống, biển đời mà chúng ta đang vượt qua không phải lúc nào cũng sóng yên biển lặng. Những sóng gió, giông bão có thể ập tới bất thường. Phản ứng của ta trước khó khăn ấy nhất thiết phải bình tĩnh đối mặt, gạt bỏ mọi hoang mang, lo âu để chống chọi với bão đời bằng tất cả nỗ lực và niềm tin thì ắt ta sẽ tạo ra những kì tích phi thường.
[T]rong cuộc sống, có những hoàn cảnh, tình huống đôi khi quá khó khăn, nghiệt ngã để chấp nhận nhưng nếu chúng ta dám dũng cảm đối mặt để vượt qua, không bị hoàn cảnh xô đẩy, vùi dập mình mà vượt lên để làm chủ và điều khiển cuộc đời dù chỉ một lần ta sẽ trưởng thành hơn qua những nghịch cảnh, thử thách đó. Những thăng trầm cuộc sống đến nhanh và đi cũng nhanh nhưng hậu quả của nó thì lại tồn tại và ảnh hưởng đến hết cả đời người.Đôi khi, vấp ngã và thất bại là những điều không thể tránh khỏi, nó sẽ là vực thẳm của sự kết thúc đối với những người không có nghị lực và niềm tin nhưng sẽ là khởi đầu mới cho sự cố gắng tốt đẹp hơn đối với những người dám chấp nhận và đứng lên từ thất bại ấy.Vì vậy khi vượt qua được tất cả những thử thách ấy ta sẽ nhận được thành quả tương xứng với nỗ lực của chính mình và có thể hoàn toàn yên tâm tin vào tương lai tươi sáng.
[C]âu chuyện “Robinson Crusoe” của nhà văn “Daniel Defoe” hẳn cho ta thấy một ý chí, nghị lực hết sức phi thường của một con người rất đỗi bình thường
Chàng trai trẻ Robinson trong chuyến hám hiểm trên con tàu tới những vùng đất mới đã bất ngờ gặp nạn nhưng may mắn thay chàng thoát chết và bị trôi dạt vào một hòn đảo hoang không người. Không có sự cứu giúp, cuộc sống với chàng bắt đầu từng ngày cùng rất nhiều những khó khăn và nguy hiểm. Từ cái ăn, cái mặc, chỗ ở luôn là nỗi lo thường trực của một kẻ bất hạnh giữa chốn hoang vu hiểm trở. Ngày qua ngày chàng dần chấp nhận hiện thực và tìm cách thay đổi nó, chàng dựng lều, săn bắn kiếm ăn, trồng lúa mạch và ngô, nuôi được dê lấy thịt và da, làm những nồi đất để đựng nước, đóng thuyền độc mộc, xây tường rào kiên cố chống thú dữ và tự làm những vật dụng cần thiết cho sinh hoạt của mình. Sau 28 năm sống trên hòn đảo hoang với sự kiên trì, chờ đợi, Robinson đã được cứu thoát và trở về thế giới loài người. Chính nghị lực và lòng dũng cảm đã tạo nên sức mạnh giúp chàng chiến thắng thiên nhiên và sinh tồn giữa nghịch cảnh một cách mạnh mẽ.
[H]ay một tấm gương khác phản chiếu hết sức rõ ràng đó là bậc thầy Đô-xtôi-ép-xki, tinh hoa trong những trang tiểu thuyết và lí tưởng thẩm mĩ do nhà tiểu thuyết thiên tài người Nga Đô-xtôi-ép-xki đề xướng lại được nung nấu, rèn giũa và sáng tạo ra trong cuộc đời đầy tối tăm, bần cùng và bệnh tật dày vò trong nỗi thống khổ, tuyệt vọng lên tới đỉnh điểm của một số phận cay đắng, nghiệt ngã và bất hạnh. Tuy thế ông vẫn vươn tới đỉnh vinh quang khiến cho cả nước Nga và toàn thế giới phải thán phục. Đó không chỉ nhờ tài năng bẩm sinh mà là nhờ nghị lực phi thường và tâm huyết đối với nghề.
Hay còn rất nhiều những vận động viên Paragame đều là những người biết tìm sức mạnh trong chính sự khiếm khuyết của mình.
[T]uyệt nhiên, không phải loài cây nào cũng tiềm ẩn bản năng sinh tồn mãnh liệt như thế. Vẫn có những loài cây được nuôi dưỡng trong môi trường tốt đẹp, được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết nhưng không thể đơm hoa kết trái hay không thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống để rồi khô héo và chết dần chết mòn. Xã hội loài người tồn tại không ít những con người như vậy, mặc dù điều kiện và hoàn cảnh của họ khá thuận lợi và may mắn thế nhưng họ vẫn tụt dốc và rơi vào tình trạng thảm hại điển hình như một bộ phận không nhỏ thế hệ thanh niên trong đó có cả những người được sống trong nhung lụa, vật chất đầy đủ và cả những người có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn không lo học hành lại đua đòi, ăn chơi sa đọa gây ra nhiều tệ nạn xã hội lãng phí tuổi trẻ, hao tốn tiền của, làm khổ người thân thậm chí còn có kẻ “vào tù ra tội”. Những người như vậy rất đáng trách và đáng bị phê phán.
Bức tranh thiên nhiên rộng lớn và đa dạng, ở một góc nào đó thấp thoáng hình ảnh loài cây nhỏ bé với chùm hoa rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời nơi vùng đá sỏi khô cằn thật khiến con người ta không khỏi băn khoăn, suy nghĩ. Chỉ là loài cây vô tri, vô giác thôi vậy mà ẩn sâu trong vẻ ngoài ấy luôn tràn đầy niềm khao khát được sống, được sinh sôi nảy nở. Đó cũng chính là bài học quí giá cho chính con người chúng ta cần sống hết mình, có niềm tin vào cuộc đời để vượt qua mọi thử thách vươn tới một tương lai tươi sáng hơn.