Mẹ hiền dạy con

TA

Giải nghĩa của các câu sau:

a, Mẹ già như chuối ba hương/ Như xôi nếp một, như đường mía lau.

b, Mẹ già sa đâu nằm đấy.

c, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa / Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương.

H24
11 tháng 4 2019 lúc 19:31

a.

Tuy nhiên, lại tồn tại một cách hiểu khác nữa. Quan điểm này cho rằng, muốn hiểu kỹ, ta phải xem xét toàn bộ ba cấu trúc so sánh trong hai câu ca dao trên: mẹ già như: 1) chuối ba hương, 2) như cơm nếp một, và 3) như đường mía lau. Ta sẽ lần lượt xem xét từng trường hợp. Cả ba cấu trúc đều có chung một vế so sánh, đó là "mẹ già". Vế sau (cái được đem ra so sánh) là: chuối ba hương, xôi nếp một, đường mía lau. Vậy ta thử tìm hiểu ba vật dụng này xem sao.

Chuối ba hương (còn gọi chuối bà hương) cùng loại với chuối bà lùn nhưng cây nhỏ và thấp hơn, được trồng nhiều ở miền Trung, xứ Huế. Chuối ba hương thích hợp với đất phù sa triền bãi. Quả của nó không to, vỏ dày vừa phải, khi chín có lấm tấm như trứng cuốc và là loại chuối ngon nhất trong họ chuối tiêu.

Lúa nếp một (một loại nếp cái) thuộc dòng lúa nếp truyền thống. Đó là giống lúa nếp ngon nhất trong số hàng chục loại lúa nếp được trồng ở nước ta (nên được xếp vào loại 1 - một). Thân cây lúa nếp này cao, cứng, lá to, hạt trắng tròn, dài, là loại lúa dài ngày (tới 5 - 6 tháng mới thu hoạch). “Xôi nếp một” trắng, dẻo, thơm, ngon nổi tiếng. Cây lúa nếp một được khắc vào đỉnh đồng (Nhân đỉnh) thời vua Minh Mạng (1791-1841, vị vua thứ hai triều Nguyễn).

Còn đường mía lau là đường sản xuất từ một loại mía (có hình dạng giống cây lau). Dân gian có câu: Mía lau vừa ngọt vừa mềm/ Không dao mà tiện, không tiền mà mua. Đây là một trong bảy loại cây thảo dược (bọ mắm, cỏ tranh, mã đề, mía lau, râu bắp, lá dứa, lẻ bạn) dùng nấu nước uống, giúp lọc gan, thanh mát cơ thể...

Như thế, ta thấy ba cấu trúc vừa xét có cấu trúc ngữ nghĩa đồng hướng, đều khẳng định giá trị tốt đẹp của chuối ba hương, xôi nếp một và đường mía lau. Đó cũng chính là hướng mà thông điệp hướng tới, muốn khẳng định vai trò, giá trị không thể thay thế của Người Mẹ. Người mẹ là người hội đủ những phẩm chất quý giá nhất. Chúng ta, ai cũng có một người mẹ, một quê hương (Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi - Đỗ Trung Quân). Vậy với Người Me, chúng ta phải biết yêu thương, trân trọng, nâng niu và phụng dưỡng cho mẹ được vui sống đến trọn đời.

Qua tham khảo (cả sách báo và các diễn đàn trao đổi), chúng tôi thấy nhiều người đồng tình với cách giải thích thứ hai, và thực tế cách giải thích này cũng có nhiều cơ sở hợp lý hơn.

c.

Những kỷ niệm đẹp của tuổi thơ về người mẹ trong mỗi một chúng ta là nguồn sống, là nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách và là những giá trị nhân văn giúp cho cái chân, thiện, mỹ trong mỗi con người phát triển. Đó cũng là nguồn cội khơi dậy những tình cảm sâu lắng đối với con người, gia đình và quê hương. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy là một bài thơ như vậy và là bài thơ dành được rất nhiều tình cảm của người đọc.

Nguyễn Duy được đánh giá cao trong thể thơ lục bát - một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,... Bài thơ Tre Việt Nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông còn bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưaai đọc lên cũng có cảm giác như Nguyễn Duy đang viết về mẹ của mình và những tình cảm của mình đối với mẹ.

Bài thơ bắt đầu bằng không gian bảng lảng khói trầm, phảng phất mùi hương huệ trong đêm khuya thanh vắng - “Bần thần hương huệ thơm đêm/ khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn”. Hương huệ, khói nhang trong không gian yên tĩnh, trầm mặc ấy đã cho Nguyễn Duy cảm giác “bần thần” nửa thực nửa mơ. Và, trạng thái nửa thực, nửa mơ ấy đã khơi nguồn cảm xúc về hình bóng người mẹ “trần gian thuở nào” rất đỗi yêu thương - “Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào” với biết bao kỷ niệm buồn vui như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua, hôm kia thôi - trong leo lẻo những vui buồn xa xôi. Trong mạch nguồn cảm xúc ấy, hình ảnh người mẹ nghèo khó, lam lũ, vất vả, nhọc nhằn, suốt ngày luôn tay luôn chân với công việc cứ hiện về rõ mồn một - Nón mê thay nón quai thao đội đầu/Rối ren tay bí tay bầu/Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.

Cũng như bất kỳ ai của thời lam lũ, Nguyễn Duy lớn lên từ lời ru mượt mà, yêu thương của mẹ; chứa đựng, gửi gắm nhiều nỗi niềm tâm sự sâu lắng của mẹ - “Bầu ơi thương lấy bí cùng”... hoặc là “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo nuôi chồng, tiếng khóc nỉ non”... - và những kỷ niệm đẹp về mẹ qua những đêm hè trăng sáng, mẹ trải chiếu cùng các con ngắm trăng, đếm sao; vừa chơi các trò chơi dân gian vừa hát các bài đồng dao; tìm các chòm sao hay nghe mẹ kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng nơi “Bờ ao đom đóm chập chờn”. Nghèo đến thế, lam lũ đến thế nhưng mẹ vẫn là hiện hữu của bà mẹ Việt Nam có một nhân cách đẹp tuyệt trần; là kho ca dao tục ngữ, là cuốn sách dày về đạo lý để làm hành trang cho Nguyễn Duy bước vào đời. Và, một thời thơ ấu bên mẹ tuy còn nhiều khó khăn vất vả nhưng rất đỗi vô tư, trong sáng cùng với “cái lẽ ở đời” được mẹ bày dạy đã đi cùng Nguyễn Duy theo năm tháng cuộc đời.

Mà có lẽ không chỉ để vui chơi! Đúng hơn, có lẽ mẹ đang truyền dạy cho các con kinh nghiệm qua hàng ngàn đời của ông cha về dự báo thời tiết để làm mùa qua việc xem hình dạng, ánh sáng tỏ hay mờ của các chòm sao như Sao Thần nông, Chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh, của Mặt trăng... Nguyễn Duy không nói về điều này nhưng ngày xưa - khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển, điều kiện chưa cho phép - người nông dân vẫn thường dựa vào những kinh nghiệm dân gian như nhìn trăng, sao, ráng mây để dự đoán thời tiết mà cày cấy, gieo trồng - ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. Truyền dạy kinh nghiệm dân gian về làm ăn hay giảng giải về lẽ sống, nếp nhà cho con qua những lời ru, câu hát ví, hát dặm thương, những bài đồng dao... cũng là một thiên chức của người mẹ; bởi qua những câu hát ru, hát ví chắt lọc từ trái tim tràn đầy yêu thương ấy mà người mẹ truyền lại cho con những tình cảm, đạo lý biết yêu thương con người, gia đình, làng xóm và quê hương với mong muốn con sống đẹp hơn, người hơn; con lớn lên, phát triển toàn diện hơn bởi những lời ru chất chứa yêu thương cùng với những tình cảm và đạo lý ở đời - mẹ ru cái lẽ ở đời/sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn.

Nhớ mẹ, hồi tưởng về những vui buồn tuổi thơ khi còn mẹ mà Nguyễn Duy cảm thấy ngậm ngùi, với nỗi lòng tê tái, buốt giá: “lòng ta - chỗ ướt mẹ nằm đêm mưa”. Nhớ thương mẹ đến tột cùng; không khỏi rưng rưng, ứa lệ khi nhớ về những đêm đông mưa rét, con lỡ đái dầm, thương ***** dành nằm phần ướt, nhường chỗ khô cho con.

Với cảm xúc trào dâng, Nguyễn Duy đã để cho giọng thơ cứ ngậm ngùi, gieo vào lòng người những nỗi niềm bâng khuâng đến da diết; ý thơ toát lên nỗi niềm suy tư, chiêm nghiệm, trở trăn, lo toan

Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

hay là

Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn
Bà ru mẹ... mẹ ru con
Liệu mai sau các con còn nhớ chăng.

Dường như có tiếng thở dài đang bị nén lại, dường như có chút gì đó ân hận, có chút gì áy náy còn day dứt trong lòng con - những lời mẹ dặn dò, chỉ bảo thì đến nay, mặc dù con đã “đi trọn kiếp người” nhưng “vẫn không đi hết mấy lời mẹ ru” bởi cái lẽ ở đời mà mẹ từng ru dài rộng lắm, sâu sắc lắm; bởi bao nhiêu “lẽ đời” là bấy nhiêu tâm sự mà thế hệ những người bà, người mẹ gửi gắm trong lời ru. Có thể, đó cũng là niềm tâm sự, những lo toan mà Nguyễn Duy nói hộ tất cả những người đang làm con như chúng ta?! Và, sự băn khoăn, lo lắng ấy hẳn là không phải không có lý do!

Bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa của Nguyễn Duy với âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha là những cảm xúc yêu thương nồng hậu mà cháy bỏng và cụ thể của người con đối với mẹ. Bài thơ đã đi vào lòng biết bao người yêu thơ và chắc hẳn sẽ có không ít người cảm thấy rưng rưng, bởi những kỷ niệm ấy không chỉ riêng của nhà thơ Nguyễn Duy mà còn là kỷ niệm của bao nhiêu người khác nữa.

Bình luận (0)
TP
11 tháng 4 2019 lúc 21:55

a)

1) Chuối với hương : đem đến vị ngọt ngào , hương thơm

2) Xôi nếp một : đem đến sự dẻo thơm

3) Đường múa lau : đem đến vị ngọt ngào

=> Hình ảnh mẹ được so sánh như vậy giúp ta cảm nhận được ở mẹ hiện lên với nhiều những phẩm chất đáng quý , đáng trân trọng

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
YD
Xem chi tiết
YD
Xem chi tiết
QM
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết