Câu 1:
1)
- Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyề thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật được lịch sử kể.
- Kể tên các truyền thuyết:
+ Con Rồng cháu Tiên.
+ Bánh chưng, bánh giầy.
+ Thánh Gióng.
+ Sơn Tinh, Thủy Tinh.
+ Sự tích Hồ Gươm.
Câu 1:
2)
Truyệ cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
- Nhân vật bất hạnh (như: người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí,...)
- Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ.
- Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.'
- Nhân vật là động vật(con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người).
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân vật về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
Kể tên các truyện cổ tích:
+ Sọ Dừa
+ Thạch Sanh
+ Em bé thông minh
3)
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyệ con người, nhăm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
Kể tên các chuyện ngụ ngôn:
+ Ếch ngồi đáy giếng
+ Thầy bói xem voi
+ Đeo nhác cho mèo
+ Chân, tay, tai, mắt, miệng