LK

               Gặp lá cơm nếp 

        Xa nhà đã mấy năm

        Thèm bát xôi mùa gặt

         Khói bay ngang tầm mắt

        Mùi xôi sao lạ lùng.

 

        Mẹ ở đâu, chiều nay

        Nhặt lá về đun bếp

        Phải me thổi cơm nếp

        Mà thơm suốt đường con

         

        Ôi mùi vị quê hương

        Con quyên làm sao được

         Mẹ già và đất nước

         Chia đều nỗi nhơ thương

 

          Cây nhỏ rừng Trường Sơn

           Hiểu lòng lên thơm mãi ....

 

 

CÂU HỎI 

Câu 1 số tiềng rong 1 dòng ,cach gieo vần ,ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác với bài thơ Đồng giao mùa xuân?

Câu 2  hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con , hình ảnh mẹ hiện  nên như thế nào 

Câu 3  trong khổ thơ thứ 3 ,người con thể hiện những tình cảm ,cảm xúc gì ? Vì sao những tình cảm , cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi Gặp lá cơm nếp 

Câu 4  em cảm nhận như thế nà về hình ảnh người con trong bài thơ ?

Câu 5  Theo em , thể thơ 5 chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ

NV
20 tháng 10 2022 lúc 22:34

Câu hỏi 1: Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác với bài thơ Đồng dao mùa xuân?

- Số tiếng trong một dòng: 5 (khác với Đồng dao mùa xuân: 4).

- Cách gieo vần: vần lưng.

- Ngắt nhịp: 2/3, 3/2 (khác với Đồng dao mùa xuân: 2/2).

- Cách chia khổ: dựa vào nội dung (so với bài thơ Đồng dao mùa xuân - khổ đầu có ít dòng thơ hơn các khổ sau thì bài thơ Gặp lá cơm nếp lại ngược lại).      

Câu hỏi 2: Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?            - Hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: xa nhà đã mấy năm, đi hành quân buổi chiều. Buổi chiều tà là lúc người người, nhà nhà chuẩn bị bữa tối, là lúc con người ta dễ đói, người đi xa dễ nhớ nhà, nhớ người và nhớ những cảnh vật thân thương. 

- Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên với những sinh hoạt giản dị, đời thường: nhặt lá về đun bếp, thổi cơm nếp.  

Câu hỏi 3: Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp"?

- Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc nhớ thương quê hương, mẹ già, đất nước. Nỗi nhớ ấy da diết, khắc khoải: "ôi", "làm sao quên được", "nỗi nhớ thương".

- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi "gặp lá cơm nếp" vì lá cơm nếp gợi nhắc đến bát xôi mùa gặt, gợi nhắc đến hình ảnh người mẹ nhặt lá đun bếp buổi chiều, gợi nhắc đến không gian làng quê Việt Nam bình dị, gần gũi, thân thương.

Câu hỏi 4: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?

Người con trong bài thơ là một người lính Trường Sơn, là người đang ngày ngày hành quân. Người con ấy có mẹ già, có quê hương, đất nước. Khi "xa nhà mấy năm", chắc chắn người con ấy sẽ phải nhớ đến những gì quen thuộc, gần gũi, những gì như điểm nhấn của kí ức. Đó là bát xôi mùa gặt, là hình ảnh mẹ nhặt lá về đun bếp chiều, là cả một không gian quê hương. Người con - chiến sĩ ấy cũng có những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của một con người, một thi nhân.

Câu hỏi 5: Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?

Thể thơ năm chữ đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ trọn vẹn, thành công. Bởi thể thơ năm chữ ở đây có cách ngắt nhịp linh hoạt, phù hợp với tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong bài thơ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
KK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
CL
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết